Vay vốn mua nhà ở xã hội: Bộ ngành bất đồng, quy định nằm trên giấy
Đã hơn 1 năm kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực (1.7.2015), nhưng đến nay, các bộ, ngành vẫn còn bất đồng trong việc bố trí nguồn vốn để cho vay phát triển nhà ở xã hội (NOXH).
Các dự án nhà ở đang mọc lên, rất cần vốn.
Nan giải bố trí nguồn vốn
Điều 74 của Luật Nhà ở 2014 quy định: “Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp và thời hạn cho vay dài hạn, thông qua việc cấp vốn từ ngân sách cho Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), để thực hiện các chương trình mục tiêu về nhà ở và xây dựng NOXH.
Ngân hàng CSXH được huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua, thuê mua NOXH để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi sau một thời gian gửi tiết kiệm nhất định”.
Đã hơn 1 năm trôi qua kể từ khi Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực, đến nay, việc vay vốn của các đối tượng chính sách (tạm gọi người nghèo) vẫn còn nằm trên giấy. Quá sốt ruột với sự chậm chạp này, chỉ trong vòng chưa đến nửa tháng kể từ đầu tháng 6.2016, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã liên tiếp ra 2 văn bản kiến nghị về vấn đề vốn cho vay mua NOXH.
Theo nhận định của HoREA: “Việc thực hiện chính sách NOXH theo Luật Nhà ở 2014 đang bị ách tắc do có những ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành, hiệp hội; vướng mắc lớn nhất là vấn đề bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chính sách NOXH”.
Cũng theo HoREA, Luật Nhà ở 2014 đã xác định khung chính sách và cơ chế về nhà ở xã hội; Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20.10.2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 25/2015/TT-NHNN ngày 9.12.2015 hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách NOXH; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1013/QĐ-TTg ngày 6.6.2016 về lãi suất cho vay ưu đãi NOXH tại Ngân hàng CSXH được áp dụng lãi suất 4,8%/năm kể từ ngày 6.6.2016 đến hết ngày 31.12.2016…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 3923/BKHĐT-KCHTĐT ngày 23.05.2016 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng CSXH và các cơ quan có liên quan huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách Nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ NOXH (do ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư phát triển còn khó khăn, nhu cầu chi thường xuyên lớn…).
Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1138/BXD-QLN ngày 13.6.2016 gửi Văn phòng Chính phủ nêu ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay chương trình NOXH là không hợp lý, vì đã được quy định trong Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 100/2015/NĐ-CP…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng CSXH và các cơ quan liên quan huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ NOXH là không phù hợp với các quy định tại khoản 4 Điều 70 và khoản 1 Điều 74 của Luật Nhà ở năm 2014.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng có văn bản nêu quan điểm rất rõ ràng về nguồn vốn thực hiện chương trình NOXH sau khi các bộ, ngành có ý kiến về nguồn vốn: “Việc huy động nguồn vốn khác ngoài ngân sách cho NOXH là không khả thi, do lãi suất cao, thời hạn cho vay vốn ngắn, trong khi các đối tượng hưởng lợi là hộ nghèo, hộ cận nghèo và người có thu nhập thấp…”.
Bất đồng của các bộ, ngành không chỉ xoay quanh vấn đề bố trí nguồn vốn mà còn ở vấn đề ngân hàng nào được tham gia cho vay vốn mua NOXH. Luật Nhà ở quy định, ngân sách cấp vốn thông qua Ngân hàng CSXH cho vay để thực hiện các chương trình mục tiêu về nhà ở và xây dựng NOXH.
Mặc dù Luật Nhà ở đã có hiệu lực nhưng Bộ Tài chính không đồng ý với quy định này nên đã có văn bản đề nghị bỏ quy định Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay chương trình NOXH… HoREA đồng tình với đề nghị của Bộ Tài chính về việc có nhiều ngân hàng được tham gia chương trình NOXH.
Video đang HOT
Bởi, theo HoREA, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ định Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank thực hiện cho vay ưu đãi NOXH theo Luật Nhà ở 2014…
Cán bộ công chức thành phố ký hợp đồng mua nhà ở xã hội trên địa bàn quận 10.
Bao giờ vốn đến tay người nghèo?
Sự chậm trễ trong việc đưa các quy định của Luật Nhà ở 2014 vào cuộc sống đã tạo ra một khoảng trống chính sách trong việc hỗ trợ người nghèo mua nhà. Năm 2015, gói 30.000 tỉ đồng đã tạo ra hiệu quả vô cùng to lớn trong việc hỗ trợ người nghèo mua nhà.
Chỉ tính riêng tại TP.HCM, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng cam kết cho vay 7.850 tỉ đồng (chiếm 22,5%) cho 10.671 khách hàng (có 10.663 khách hàng cá nhân được vay 6.307 tỉ đồng; và 8 doanh nghiệp được vay 1.543 tỉ đồng), trong đó, nhiều người đã được thuê mua, mua NOXH. Chỉ với chưa đầy 8.000 tỉ đồng đã tạo ra cơ hội an cư cho hơn 6.000 hộ gia đình.
Trên bình diện quốc gia, theo số liệu của Bộ Xây dựng, đến nay đã có 145 dự án, với quy mô 58.500 căn hộ hoàn thành. 174 dự án, với quy mô 139.300 căn hộ, tổng mức đầu tư 56.800 tỉ đồng đang triển khai.
Cũng theo Bộ Xây dựng, đối với những dự án đã hoàn thành, hầu hết đối tượng mua nhà được hưởng chính sách hỗ trợ từ gói tín dụng 30.000 tỉ đồng, có lãi suất ưu đãi, đã ký hợp đồng cam kết trước ngày 31.3.2016.
Cũng liên quan đến các dự án NOXH, tổng quỹ nhà đang triển khai gần 140.000 căn đang sắp bước vào giai đoạn cần hỗ trợ về vốn. Các đối tượng được hưởng hỗ trợ vay vốn mua NOXH và doanh nghiệp đầu tư xây dựng NOXH đang trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ mới (lãi suất 4,8%/năm – PV) theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển NOXH.
Bộ Xây dựng nhận định: “Nếu không có nguồn vốn để triển khai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chính sách an sinh xã hội. Mặt khác, các dự án dở dang khó triển khai tiếp; người thu nhập thấp khó có khả năng tiếp cận với nhà…”.
Cũng trên tinh thần trông chờ nguồn vốn hỗ trợ người nghèo mua nhà, trong kiến nghị mới nhất (ngày 14.7.2016), HoREA đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách để Ngân hàng Nhà nước có căn cứ cấp bù lãi suất nhằm thực hiện sớm chính sách nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014.
Theo_PLO
Hoàng Anh Gia Lai nhận tin không vui vì thuế bất động sản Myanma
Gần đây, Myanmar đã ban hành sắc thuế mới đánh vào các giao dịch mua bán bất động sản, có hiệu lực từ tháng 4 năm nay. Đối với các dự án nước ngoài có quy mô lớn như Myanmar Center của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), chính sách thuế này là tin không vui.
Thông tin trên báo Nhịp cầu Đầu tư, chính sách mới của Myanmar dường như đang gây ra một chút lo âu cho các nhà kinh doanh bất động sản tại nước này. Gần đây, Myanmar đã ban hành sắc thuế mới đánh vào các giao dịch mua bán bất động sản, có hiệu lực từ tháng 4 năm nay.
Theo đó, đối với giao dịch có giá từ 30 triệu kyat trở xuống sẽ chịu mức thuế 15%, từ hơn 30 triệu cho đến 100 triệu kyat sẽ chịu mức 20%, và các giao dịch trên 100 triệu kyat sẽ bị đánh thuế 30%.
Như vậy, sắc thuế mới đã cao hơn gấp 5 lần so với cuối năm 2015, và điều này đang gây áp lực lớn cho các nhà kinh doanh bất động sản tại Myanmar.
Không chỉ riêng bất động sản, một số lĩnh vực liên quan như xây dựng cũng bị ảnh hưởng.
Vì sắc thuế mới chỉ áp dụng được 3 tháng nên chưa có thống kê cụ thể về tác động của nó. Tuy nhiên, U Kyaw Kyaw Soe, Phó thư ký Hiệp hội Xây dựng Myanmar, phát biểu trên Tạp chí Property Report rằng: "Việc tăng thuế đã tác động đến lĩnh vực xây dựng".
Còn đối với địa ốc, sắc thuế mới sẽ khiến giá nhà cao hơn nữa, dù trước đó Myanmar đã nằm trong số những quốc gia có giá bất động sản cao nhất thế giới. Thậm chí có nơi như Yangon, giá thuê văn phòng còn cao hơn cả khu vực kinh doanh sầm uất Manhattan của Mỹ.
Hành động này của chính phủ mới Myanmar khiến giới đầu tư lo lắng sẽ làm giảm tính hấp dẫn của thị trường nơi đây so với các quốc gia khác trong khu vực. Có thể thấy mức thuế Việt Nam đang áp dụng chỉ 2%, thấp hơn nhiều so với Myanmar.
Đối với các dự án nước ngoài có quy mô lớn như Myanmar Center của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), chính sách thuế này là tin không vui. Dự án hiện vẫn chưa hạch toán vào doanh thu và lợi nhuận cho tập đoàn, dù giai đoạn 1 - gồm phân khu trung tâm thương mại và văn phòng - đã được hoàn thành năm ngoái.
Đối với các dự án nước ngoài có quy mô lớn như Myanmar Center của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), chính sách thuế này là tin không vui. (Ảnh minh họa).
Điểm cốt lõi trong giai đoạn 2 của dự án là hơn 1.100 căn hộ dịch vụ, mới được khởi công vào tháng 3 vừa qua. Nhiều khả năng chính sách thuế mới sẽ khiến cho tốc độ bán hàng của HAGL Myanmar Center bị chậm lại đáng kể.
Khả năng chuyển nhượng dự án cũng sẽ bị ảnh hưởng, bởi thuế thu nhập hiện rất cao, lên tới 40%. Còn nhớ năm 2015, Tập đoàn đã hủy thương vụ bán lại 50% cổ phần trong công ty phát triển dự án HAGL Myanmar Center cho tập đoàn bất động sản Rowsley với lý do thuế cao.
Mối đe dọa còn đến từ các đối thủ mới. Theo ghi nhận của Công ty Chứng khoán VPBank, khá nhiều dự án đang đe dọa đến vị thế của HAGL Myanmar Center, như Marga Landmark Dragon City 1 đang được xây dựng ở gần đó, và có quy mô tương đương.
"Nhu cầu căn hộ, văn phòng đang tăng dần lên tại Myanmar nhưng có vẻ tính đến hiện tại, cung đang tăng nhanh hơn cầu và khả năng sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các chủ phát triển bất động sản tại Myanmar", Công ty Chứng khoán VPBank đánh giá.
Tuy bất động sản chưa mang lại nhiều tin vui, nhưng ông Đoàn Nguyên Đức, ông chủ HAGL, có chút an ủi vì mới đây, Bộ Tài chính đã đồng ý cho lượng đường sản xuất từ Lào của tập đoàn được hưởng thuế suất ưu đãi 0% khi nhập về bán tại Việt Nam. Điều khoản này dựa trên nội dung của Hiệp định Thương mại biên giới Lào - Việt Nam được ký vào năm 2015.
Trong quý I/2016, mảng mía đường đã mang về cho Tập đoàn 246 tỷ đồng, đứng thứ 2 sau mảng bò thịt với giá trị 1.233 tỷ đồng. Nhưng nếu dự án tại Myanmar không thu được dòng tiền như dự kiến, đó sẽ là cú sốc lớn cho bầu Đức trong năm nay, và sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của tập đoàn này.
Tổng nợ tính đến quý I/2016 đã lên đến hơn 34.000 tỷ đồng, cao gần 2 lần so với vốn chủ sở hữu.
Trải qua một năm 2015 đầy sóng gió và con đường chông gai năm 2016, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đã có "tâm thư" gửi những cổ đông, nhà đầu tư gắn bó với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG) ở những thời điểm khó khăn nhất. Đây cũng là lần đầu tiên ông bầu tâm huyết với ngành bóng đá công khai nói về những khó khăn và cám ơn cổ đông, nhà đầu tư vì đã đồng hành cùng Hoàng Anh Gia Lai ở những thời điểm cùng cực.
"Chung toi thạt sư cân co đu thơi gian va cân sư kien nhân cua cô đong, nha đâu tu. Chung toi cam kêt se nô lưc hêt sưc đê vuơt qua kho khan, duy tri va phat triên khôi tai san to lơn ma chung toi đang quan ly đê mang lai gia tri cao nhât", Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức bày tỏ.
Theo đó, Hoàng Anh Gia Lai mong nhạn đuơc sư cam thong cua cô đong, nha đâu tu và cám ơn khách hàng cùng nhân viên của tập đoàn đã cống hiến, đồng hành cùng tập đoàn trong những thời điểm khó khăn nhất.
Năm 2016, tập đoàn đã gặp nhiều khó khăn bởi khoản vay nợ vượt 28.000 tỷ đồng. Ông Đức thẳng thắn xác nhận: "Hiện tập đoàn đang gạp kho khan vê dong tiên, tuy nhien kho khan nay chi la tam thơi vi cac dư an đâu tu đêu co nhiêu tai san gia tri, co kha nang tao ra dong tiên đê tra nơ nêu đuơc tiêp tuc đâu tu, cham soc va tang cuơng quan ly hon nưa. Vơi viẹc thưc hiẹn tai co câu nơ thi chung toi tư tin se vuơt qua kho khan va tiêp tuc phat triên".
Thông tin trên báo Đầu tư, nhìn lại năm 2015 đầy sóng gió, một bên là tập đoàn khó khăn, bên kia là những tin đồn vỡ nợ, Bầu Đức thừa nhận Hoàng Anh Gia Lai đã có mọt nam đây kho khan va thư thach. "Xet vê tông thê, nam 2015 la nam kho khan đôi với tập đoàn khi hâu hêt cac chi tieu kê hoach, đạc biẹt la chi tieu lơi nhuạn đêu khong đat đuơc", ông nói.
Sư sut giam qua sau cua gia cao su tư mưc đinh 5.750 USD một tấn trong thang 2/2011 xuông con khoang 1.000 USD, giá dầu cọ thô giảm mạnh va hiẹn tuơng El Nino đã tác động xấu đến hoạt động đầu tư và kinh doanh của công ty.
Năm 2016, tập đoàn của bầu Đức đã gặp nhiều khó khăn bởi khoản vay nợ vượt 28.000 tỷ đồng.
Chi phi san xuât trung binh môi tân mu cao su cua tập đoàn trong nam 2015 khoang 35 triẹu đông một tấn, đạt mưc trung binh nganh. Tuy nhien, vơi mưc gia giam sau cua cao su thi ngay ca nhưng nong truơng co chi phi thâp nhât va nang suât cao cung kho co thê hoa vôn. Vi vạy, Hoàng Anh Gia Lai đa chu đọng han chê mơ rọng diẹn tích cao mu, chơ gia cao su phuc hôi.
Lĩnh vực chăn nuôi bò cũng gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt dẫn đến doanh thu và lợi nhuận không như kỳ vọng. Năm 2015, Hoàng Anh Gia Lai tiêu thụ được 66.337 con bo đem về 2.541 ty đông, chiêm 41% tông doanh thu.
Đôi vơi dư an khu phưc hơp bât đọng san tai Myanmar thi viẹc đua vao vạn hanh kinh doanh khôi van phong cho thue va khach san 5 sao chạm hon kê hoach do bi tac đọng bơi cac yêu tô kho khan vê nguôn nhan cong va vạt tu nhạp khâu vao Myanmar đê thưc hiẹn khau hoan thiẹn. Điêm sang duy nhât la nganh san xuât mia đuơng vân duy tri đuơc nang suât va san luơng, đat doanh thu nhu kê hoach.
Về hoạt động đầu tư, Bầu Đức cho biết, trong năm tập đoàn khong trông them cao su nao va duy tri diẹn tích cao su la 38.428 ha, diẹn tích co dâu la 28.626 ha, diẹn tích mia đuơng la 6.000 ha và cay trông khac.
Dù trải qua sóng gió, nhưng Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức vẫn khẳng định quyết tâm vực dậy tập đoàn, phát triển bền vững. Hoàng Anh Gia Lai đang có nhiều dự án quy mô lớn tai Viẹt Nam, Lao, Campuchia va Myanmar đa tao điêu kiẹn va lưc đây manh me phat triên kinh tê vung dư an đâu tu thong qua viẹc tao cong an viẹc lam cho hang nghìn nguơi.
"Viẹc đâu tu manh tai Lao va Campuchia, vơi nhưng thanh cong to lơn buơc đâu trong hoat đọng kinh doanh đa nhạn đuơc sư cong nhạn tư Chinh phu cac nuơc, gop phân thăt chạt môi quan hẹ hưu nghi vơi cac nuơc ban, thuc đây giao luu thuong mai giưa cac nuơc, tư đo gop phân đây manh sư phat triên kinh tê trong khu vưc", thông điệp của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
"Cú hích" cắt giảm thuế cho hàng hóa vào EU Ông Remco Gaanderse - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại - Công nghiệp châu Âu (EuroCham), Trưởng đại diện văn phòng ING Bank tại Hà Nội cho biết, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ mang lại mức cắt giảm thuế đáng kể trong các lĩnh vực máy móc và thiết bị ứng dụng, dược phẩm, ngành công...