Vẩy nến có lây không?
Bệnh vẩy nến biểu hiện lâm sàng là các mảng đỏ có giới hạn rõ ràng, đóng vẩy trắng đục, khi cạo ra như sáp nến, trường hợp nặng sẽ lan rộng toàn thân. Những mảng vẩy trên da khiến bệnh nhân luôn tự ti, mặc cảm. Đặc biệt, mọi người xung quanh thường có tâm lý lo lắng về khả năng lây nhiễm.
Vẩy nến trên lưng và tay
Anh Bùi Anh Tuấn (Hải Dương) mắc vẩy nến từ vài năm nay ở nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là những vùng tỳ đè như: khuỷu tay, đầu gối, bụng… Các vẩy trắng bong ra khi gãi và để lại một lớp dưới màu hồng, đôi khi có rớm máu. Căn bệnh này làm anh Tuấn luôn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp vì lo ngại vẩy nến sẽ lây sang những người xung quanh.
Theo các chuyên gia y tế, vẩy nến không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây lan. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch, một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus… thì lại tác động lên chính biểu bì, khiến các tế bào này nhanh chóng chết đi. Ngoài ra, vẩy nến còn liên quan đến yếu tố di truyền. Một số nguyên nhân khác như: stress, chấn thương, nhiễm khuẩn… cũng làm bệnh tái phát hoặc trầm trọng thêm.
Tuy không lây lan và ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vẩy nến khó điều trị vì hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, mà chủ yếu giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Trong khi đó, các thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ, đặc biệt là nhóm thuốc corticoid. Một số loại thuốc như: methotrexate, cyclosporin, retinoids có nhiều độc tính nên bệnh nhân cần được sự chỉ định của thầy thuốc. Quang hóa trị liệu cũng là một biện pháp thường được áp dụng đối với vẩy nến thể nặng, nhưng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư da.
Hiện nay, để tăng cường hiệu quả điều trị vẩy nến, các sản phẩm thiên nhiên dạng kem bôi ngoài da rất được ưa chuộng, dùng kết hợp với dòng sản phẩm đường uống. Sản phẩm được nhiều bác sĩ khuyên dùng là kem dược liệu thiên nhiên Explaq, với ưu điểm tác động trực tiếp đến vùng da tổn thương, chống viêm, kháng khuẩn tại vị trí bong vẩy, bảo vệ da tránh một số yếu tố có hại từ môi trường như: tia tử ngoại, ánh nắng mặt trời, bụi bẩn… Explaq có thành phần chính là chitosan, được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,… giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, giúp tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, kết hợp cùng nhiều dược liệu khác như: cao phá cố chỉ, cao lá sòi, cao ba chạc… Explaq giúp giảm viêm ngứa, bong vẩy, điều trị vẩy nến hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Kem dược liệu thiên nhiên Explaq là sản phẩm của Công ty Mỹ phẩm Spaphar. Sản phẩm này đã được ra mắt tại Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia đầu ngành da liễu và thu hút được sự quan tâm, kỳ vọng của rất nhiều người trong việc giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ làn da luôn mịn màng, sạch vẩy.
Để tăng cường hiệu quả điều trị vẩy nến, bên cạnh việc duy trì sử dụng Explaq, người bệnh có thể kết hợp với các sản phẩm dạng viên uống như Kim Miễn Khang. Đồng thời, bệnh nhân không nên tự ti, lo lắng vì vẩy nến hoàn toàn không lây nhiễm.
Bí quyết chăm sóc bệnh vẩy da đúng cách:
Video đang HOT
-Tắm hàng ngày, vệ sinh thân thể sạch sẽ để loại bỏ vẩy bám trên da. Nên dùng nước ấm, tránh sử dụng xà phòng có tính kiềm quá mạnh, lau da nhẹ nhàng.
-Ngay sau khi tắm, lau khô da bằng khăn mềm, thoa kem thảo dược Explaq để trị vẩy, làm ẩm da. Mùa lạnh, khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
-Chỉ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da nhẹ, dịu.
-Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
-Tránh làm thương tổn da, không bóc, cạy các thương tổn, tránh để côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và virus, đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
-Kiêng rượu bia và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
-Nên mặc trang phục với chất liệu sợi tự nhiên như cotton.
-Nên giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm.
Theo TPO
6 điều mẹ cần biết để bé luôn khỏe khi giao mùa
Vào thời điểm giao mùa, rất nhiều loại dịch bệnh phát triển, hãy lưu ý những điểm sau để giúp trẻ luôn khỏe mạnh.
Các mẹ nên chú ý những điều quan trọng sau đây để bé yêu luôn khỏe mạnh nhé.
1. Giữ ấm cơ thể
Vào thời điểm thay đổi mùa, nhiệt độ một ngày thường chuyển biến nhanh, bạn cần để ý đến theo dõi để chuẩn bị quần áo phù hợp cho trẻ. Nếu trẻ ra nhiều mồ hôi thì cần phải điều chỉnh lại. Bởi buổi sáng và ban đêm , thời tiết lạnh hơn, nhiều cha mẹ lo về đêm con sẽ lạnh nên mặc hoặc đắp chăn quá nóng, đó có thể là nguyên nhân vã mồ hôi ở trẻ.
Cơ thể của trẻ khác người lớn, nóng trước khi người lớn nóng, lạnh trước khi người lớn lạnh, dao động nhiệt độ kém hơn người lớn chúng ta.
Bạn không nên lấy cảm giác nóng lạnh của bản thân để áp đặt với trẻ, chỉ nên để ý và điều chỉnh nhiệt độ khéo léo, giúp trẻ thấy thoải mái.
2. Tránh dị ứng
Những bệnh dị ứng thường phát triển khi giao mùa. Có nhiều loại bệnh phổ biến như bệnh ngoài da, viêm da cơ địa,... hoặc cơ thể phản ứng lại vết côn trùng cắn. Nếu trẻ ngứa ít, có thể mua một số loại thuốc làm dịu da bán ở các quầy thuốc tây gần nhà. Nếu trẻ bị nặng hơn, bạn cần sự tư vấn của bác sĩ để điều trị thích hợp.
Tránh để trẻ gãi chỗ ngữa bởi có thể gây xây xước, tổn thương da. Bạn nên lưu ý giữ gìn mỗi trường xung quanh trẻ, xịt thuốc xịt phòng, dọn phòng thường xuyên, bao gồm cả thay rèm cửa, ga đệm,... sạch sẽ hàng tuần.
Ngoài ra mẹ cũng cần nên lưu ý các thực phẩm dễ dị ứng với cơ địa của bé như dị ứng hải sản, lạc, sữa...nếu không trẻ có thể bị sốc phản vệ rất nguy hiểm.
3. Uống thuốc đúng cách
Việc uống đúng và đủ thuốc là yêu cầu đầu tiên để giúp bé nhanh khỏi bệnh. Bạn cần phải biết liều lượng thuốc dành cho trẻ. Ví dụ viên thuốc có vạch ở giữa để giúp phân liều, bạn có thể bẻ đôi, bẻ tư cho trẻ uống tùy lứa tuổi. Tuy nhiên với các loại thuốc bột, thuốc gói thì tuyệt đối tránh chia liều.
Mặc dù tính đúng liều lượng thì vẫn có thể cho trẻ dùng, tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến tư vấn của dược sĩ, bác sĩ để đảm bảo đúng liều cho trẻ nhỏ.
4. Uống nước thường xuyên
Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các bộ phận cơ thể được khỏe mạnh. Trong thời điểm giao mùa muốn cho cơ thể luôn có sức đề kháng tốt, không thể vắng mặt thành phần của nước. Lượng nước cơ thể cần bổ sung mỗi ngày trung bình cần khoảng 8 ly, nhưng con số này có thể dao động phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, thói quen luyện tập... của bé.
5. Bổ sung vitamin C để ngăn ngừa cảm cúm
Vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh vân vân.
6. Chọn những môn thể thao phù hợp
Nếu trẻ có xu hướng thừa cân, nên chọn bơi lội, đá cầu, cầu lông... Tuy nhiên, những bé yếu ớt thì không nên chọn những môn đòi hỏi mất nhiều năng lượng, bé sẽ mệt, thậm chí suy kiệt cơ thể sau những buổi tập luyện quá sức.
Theo Phununews
Các bệnh không nên ăn gừng Đối với một số người thì không nên ăn gừng cũng như làm gia vị bởi nó sẽ có tác hại đối với cơ thể. Ảnh minh họa: Internet Thức ăn và nước uống có pha chút gừng sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng và giúp cải thiện tâm trạng. Các vị thuốc dân gian cũng như hiện đại pha gừng có...