“Vay họ” – biến tướng của tín dụng đen
Thời gian qua, để “ lách luật”, một số đối tượng cung cấp dịch vụ cho vay nặng lãi, tạo dựng “ tín dụng đen” trên địa bàn TP Hà Nội đã tìm đủ mọi cách núp bóng, “ngụy trang” dưới nhiều hình thức kinh doanh khác nhau như: dịch vụ cầm đồ, công ty du lịch, công ty cho thuê ôtô, kinh doanh điện thoại di động… để tổ chức hoạt động cho “vay họ”, “bốc họ” – một hình thức biến tướng của “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi.
Theo Hoàng, 30 tuổi, nhân viên một cửa hàng cầm đồ nằm trên đường Láng Thượng (quận Đống Đa – Hà Nội), nơi tập trung nhiều cửa hàng cầm đồ cho biết, thời gian qua, để kiếm thêm thu nhập, cửa hàng cầm đồ của anh đã kiêm thêm dịch vụ cho “vay họ”.
Với loại hình này, thay vì mang tài sản ra thế chấp, ký kết hợp đồng cầm cố, người có nhu cầu chỉ cần “alo” cho chủ nợ hay còn gọi là chủ “họ” (chủ có tiền cho vay), để chủ “họ” định ra: “tiền phế” (tiền bị mất ngay sau khi nhận tiền “vay họ” – PV), lãi suất tính theo ngày… là người có nhu cầu sẽ được cầm ngay một khoản tiền mà mình đang cần cho dù số tiền đó có lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trong 8 tháng đầu năm 2011, Công an TP Hà Nội đã làm rõ 93 vụ đối tượng dùng áp lực, đe dọa; 69 vụ đối tượng đổ chất bẩn vào nhà người khác; 16 vụ nhắn tin, gọi điện thoại đe dọa; 12 vụ đặt vòng hoa trước cửa nhà v.v… Nguyên nhân của các vụ việc chiếm một phần không nhỏ bắt nguồn từ việc con nợ vay nợ nhưng đến kỳ hạn không trả được hết lãi suất cũng như nợ gốc.
Video đang HOT
Một gia đình bị “khủng bố” tinh thần bằng dầu luyn do không kịp trả nợ ở huyện Từ Liêm (Hà Nội).
Trao đổi với đại diện Công an quận Ba Đình, một trong những địa bàn có nhiều cửa hàng cầm đồ tọa lạc, Trung tá Phạm Văn Chiên – Đội trưởng Đội Cảnh sát QLHC cho biết, hiện trên địa bàn quận có 85 cơ sở cầm đồ lớn nhỏ. Thời gian qua, dưới sự vào cuộc tích cực của lực lượng chức năng, hoạt động cầm cố tài sản thuộc khu vực quận Ba Đình đã có sự chuyển biến cơ bản. Hằng tháng, đơn vị đều cắt cử tổ công tác thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các cơ sở kinh doanh có điều kiện dạng này nhằm ngăn ngừa tệ nạn phát sinh…
Cũng theo đại diện Đội Cảnh sát QLHC – Công an quận Ba Đình, việc tìm đến dịch vụ “vay họ”, người dân luôn là người gánh chịu hệ lụy, bởi đây thực chất là một hình thức “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi. Mặt khác, để ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng núp bóng cửa hàng cầm đồ, cũng như một số lĩnh vực kinh doanh không có điều kiện khác, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương cần phải có những biện pháp cụ thể, quyết liệt
Theo CAND
Siêu lừa tín dụng đen, xù nợ 260 tỷ đồng bị bắt
Nguyễn Thị Ngừng khai với việc vay lãi suất cao tới 12% một tháng, cô ta đã huy động được trên 260 tỷ đồng - nhiều hơn con số các chủ nợ trình báo (200 tỷ đồng).
Ngày 23/12, Công an huyện Thường Tín, Hà Nội đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Ngừng (34 tuổi, xã Dũng Tiến) để điều tra hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong nhà của Ngừng hiện không còn tài sản gì có giá trị. Ảnh: Hà Anh
Tại cơ quan điều tra, cô ta khai từ đầu năm đã lợi dụng các mối quen biết để vay tiền của nhiều người, hứa hẹn trả lãi suất cao 6-12% tháng.
Theo nghi can này, mục đích vay tiền ban đầu để kinh doanh tơ lụa và cho vay lại nhằm ăn chênh lệch. Do làm ăn thất bát, Ngừng tiếp tục nhờ nhiều người thân đi mượn sổ đỏ để đem cầm cố, vay tiền của người này trả người kia.
Ngừng khai đã vay hàng chục người với số tiền hơn 260 tỷ đồng. Người nhiều nhất 70 tỷ đồng, thấp nhất 500 triệu đồng.
Giữa tháng 12, nhiều người đến cơ quan công an tố cáo Ngừng bỏ trốn để quỵt khoản nợ chừng 200 tỷ đồng đã vay của họ. Sau vài ngày bặt tăm khỏi địa phương, Ngừng đã ra trình diện cảnh sát.
Theo VNExpress
Thêm nhiều nạn nhân của "tín dụng đen" Sau khi CAQ Hoàng Mai, Hà Nội khám phá vụ vỡ nợ "tín dụng đen", bắt khẩn cấp đối tượng Vương Thị Chất, đã có thêm 6 người bị hại đến CAQ Hoàng Mai trình báo, tố giác hành vi phạm tội của Chất. Vương Thị Chất khai nhận hành vi phạm tội tại cơ quan Công an Như tin ANTĐ đã đưa...