Vay hàng trăm tỉ đồng rồi làm giả giấy tờ, biến chủ nợ thành con nợ
Luật vay của bà Kiên hơn 239 tỉ đồng và gần 8.700 USD. Tuy nhiên, sau đó Luật làm giả biên nhận thể hiện đã cho bà Kiên vay 82 tỉ đồng, gần 3.900 lượng vàng SJC và kiện bà ra tòa để đòi.
Bị cáo Luật tại tòa.
Ngày 24/6, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Huỳnh Tấn Luật (sinh năm 1973, ngụ quận 11, TPHCM) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Luật nguyên cán bộ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ( Vietinbank) chi nhánh 1 TPHCM.
Theo cáo trạng, mẹ của bị cáo Luật có mối quan hệ thân thiết với bà Kiên (ngụ quận 11). Biết bà Kiên có nhiều khoản tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng nên mẹ Luật nhờ bà Kiên gửi tiền vào các phòng giao dịch Vietinbank do Luật phụ trách để giúp bị cáo tăng doanh số huy động vốn. Bà Kiên đồng ý và bắt đầu gửi tiền từ tháng 7/2010. Vì lượng tiền gửi của bà Kiên lớn nên từ tháng 10/2011, Vietinbank chi nhánh 1 đồng ý cho Luật được thực hiện các giao dịch tại nhà bà Kiên…
Cũng trong thời gian từ tháng 10/2010 đến 11/2012, khi tạo được sự tin tưởng, Luật vay hơn 239 tỉ đồng và gần 8.700 USD của bà Kiên để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Theo đó, lãi suất Luật trả cho bà Kiên cao hơn lãi suất ngân hàng.
Video đang HOT
Năm 2014, khi bị bà Kiên liên tục đòi nợ, Luật không còn khả năng trả nợ nên đã chiếm đoạt số tiền đã vay của bà Kiên bằng thủ đoạn soạn thảo, in ghép thêm nội dung vào 9 tờ giấy thể hiện đã trả hết nợ cho bà Kiên, đồng thời Luật còn làm giả biên nhận chính bản thân cho bà Kiên vay 82 tỉ đồng, gần 3.900 lượng vàng SJC. Sau khi hoàn thành các giấy tờ trên, Luật gọi điện, nhắn tin cho bà Kiên đòi nợ.
Sau khi không đòi được tiền từ bà Kiên, tháng 8/2014, Luật làm đơn tố cáo bà Kiên chiếm đoạt của mình 82 tỉ đồng và gần 3.900 lượng vàng SJC. Tháng 9/2014, Luật khởi kiện ra tòa án để đòi nợ nhưng khi bà Kiên có đơn tố cáo lại Luật có hành vi gian dối, chiếm đoạt tài sản thì Luật rút đơn khởi kiện.
Tiến hành điều tra, Viện khoa học hình sự Bộ Công an giám định, kết luận chữ ký trên 9 tờ giấy liên quan Luật dùng để chiếm đoạt tiền của bà Kiên là do Luật và một người khác ký. Tuy nhiên, quá trình điều tra xác định Luật thực hiện hành vi phạm tội một mình, không bàn bạc với ai nên không đủ cơ sở xử lý những đối tượng khác.
Dự kiến phiên tòa kéo dài đến 25/6.
Theo Dân trí
Cựu chủ tịch MHB mong tòa không gây oan sai
Tại phiên tòa sơ thẩm, các luật sư đưa ra nhiều điểm cho rằng căn cứ buộc tội yếu ớt nhưng VKS và tòa không đồng tình.
Dự kiến ngày 23-5 tới, TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ xử phúc thẩm vụ thất thoát hơn 349 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB). Vụ này bị cáo Huỳnh Nam Dũng (cựu chủ tịch HĐQT MHB, cựu chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán MHB (MHBS), bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ) kháng cáo kêu oan.
Trước đó, ngày 22-11-2018, TAND TP.HCM đã tuyên án bị cáo Dũng và 15 người khác. Tại phần tranh luận, các luật sư (LS) của bị cáo Dũng cho rằng cáo trạng cáo buộc ông vụ lợi 460 triệu đồng và số cổ phiếu mà chị ông đứng tên là không có căn cứ. Số tiền thiệt hại hơn 349 tỉ đồng là không đúng, VKS nhận định ông Dũng có "mục đích cá nhân khác" là mơ hồ.
Lý do là tiền gửi tại MHBS là để đảm bảo thanh khoản nên khoản thiệt hại 26 tỉ đồng do chênh lệch lãi suất là không có. Khoản 48 tỉ đồng là do việc mua bán trái phiếu độc lập trên thị trường của MHBS. Khoản nợ gốc 272 tỉ đồng có nguồn gốc từ trước năm 2011 và đã trích dự phòng rồi, tức là khi sáp nhập, bàn giao cho BIDV không còn khoản nợ này. Ngoài ra, khi nói về khả năng trả nợ phải xem xét giá trị tài sản của công ty, MHBS đủ khả năng thanh toán khoản nợ 272 tỉ đồng còn lại cho MHB. Nguồn tiền từ MHB thì phải trả cho MHB chứ không thể nói là tài sản của cổ đông.
Cũng theo các LS, kết luận điều tra bổ sung không thu được tài liệu nào khác về việc ông Dũng phổ biến, triển khai chuyển tiền cấp vốn cho MHBS sử dụng để đảo nợ, tạo doanh thu cho MHBS. Biên bản họp hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có của MHB (Hội đồng ALCO) không có nội dung thể hiện ông Dũng ký phê duyệt chủ trương cho MHBS chờ đầu tư mua trái phiếu chính phủ (TPCP) hay chỉ đạo MHB chuyển vốn cho MHBS sử dụng. Việc chuyển tiền cho MHBS để chờ mua TPCP được thực hiện theo ý của giám đốc sàn giao dịch và phê duyệt của tổng giám đốc MHB.
Theo điều lệ và các quy định, quy chế quản lý nội bộ của MHB và MHBS thì cá nhân ông Dũng không có quyền hạn để chỉ đạo, điều hành các hoạt động của MHB và MHBS. Mọi quyết định của ALCO hay HĐQT đều phải thực hiện bằng văn bản và phải được sự nhất trí, thống nhất của đa số thành viên. Biên bản các cuộc họp, nghị quyết của Hội đồng ALCO từ năm 2010 đến 2014 đã được cơ quan điều tra thu thập không ghi nhận chủ trương cho phép sở giao dịch MHB chuyển tiền cho MHBS với hợp tác đầu tư TPCP...
Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng thiệt hại hơn 26 tỉ đồng tiền lãi, MHB đã chuyển tiền xuống cho MHBS để chờ mua TPCP. Nhưng MHBS lại dùng để gửi có kỳ hạn tại các chi nhánh MHB để hưởng lãi là trái luật. MHBS hưởng lãi bao nhiêu là thiệt hại cho MHB bấy nhiêu, nên coi đây là thiệt hại là có căn cứ.
Theo VKS, các LS cho rằng qua các lời khai có nhiều mâu thuẫn giữa các bị cáo thì chưa chứng minh được ông Dũng phạm tội. Nhưng VKS luận tội căn cứ trên toàn bộ hồ sơ vụ án chứ không riêng gì các lời khai như LS viện dẫn. Những gì các bị cáo trình bày và những gì VKS đưa ra sẽ được HĐXX xem xét. Về động cơ vụ lợi ở đây được hiểu là ông Dũng vì động cơ muốn cứu MHBS nên thực hiện việc chuyển tiền. Cuối cùng, HĐXX cho rằng không có căn cứ chấp nhận quan điểm của các LS...
Mới đây ông Dũng đã có bản kiến nghị dài 13 trang gửi VKSND và TAND Cấp cao tại TP.HCM mong được xem xét khách quan toàn diện vụ án trên cơ sở đánh giá đúng người, đúng tội, tránh oan sai.
Nội dung vụ án
Theo hồ sơ, ông Dũng được bổ nhiệm chủ tịch HĐQT MHB, ông Nguyễn Phước Hòa là tổng giám đốc. Cuối năm 2006, ông Dũng giữ thêm chức chủ tịch HĐQT MHBS. Từ năm 2011 đến 2014, ông Dũng góp vốn 13,8 tỉ đồng tại MHBS (chiếm 8,12% vốn điều lệ), ông Hòa góp 2,7 tỉ đồng. Hai ông này đã thông qua việc họp Hội đồng ALCO cho phép sở giao dịch MHB chuyển gần 5.000 tỉ đồng cho MHBS với nội dung hợp tác đầu tư TPCP. Nhưng thực chất là chuyển vốn cho MHBS gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại các chi nhánh MHB và mua bán TPCP của chính MHB khiến MHB thiệt hại hơn 349 tỉ đồng. Xử sơ thẩm tòa đã tuyên phạt ông Dũng 13 năm tù, ông Hòa 10 năm tù và phạt tù các bị cáo khác.
VŨ MẾN
Theo PLO
Vụ Eximbank và đại gia Chu Thị Bình: Sáng nay xét xử phúc thẩm Trước đó, tòa sơ thẩm TAND TP.HCM đã tuyên phạt 6 bị cáo nguyên cán bộ nhân viên Ngân hàng Eximbank - Chi nhánh TP.HCM vì tội Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; buộc trả cho bà Chu Thị Bình 245 tỷ đồng tiền gốc và hơn 100 tỷ đồng tiền...