“Vây hãm trên không” – Bộ phim có hơi hướng tàn khốc, nghẹt thở và đầy kịch tính
Với mục đích tái hiện cho khán giả những gì chân thật nhất về vụ không tặc gây chấn động Hàn Quốc năm 1971, đạo diễn Kim Sung-han đã mang đến một “ Vây hãm trên không” (Tựa gốc: Hijack 1971) đầy kịch tính, nghẹt thở và cảm xúc.
Bộ phim hồi hộp căng thẳng đến từng phút
“Vây hãm trên không” mở đầu bằng một vụ không tặc có thật khác diễn ra vào năm 1969 khi một máy bay chở khách của Hàn Quốc vượt qua biên giới đến Triều Tiên. Tae-in (Ha Jung-woo) chính là phi công quân đội từ chối bắn hạ chiếc máy bay trên. Hành động này khiến anh bị buộc phải giải ngũ và chịu giằng xé nội tâm, không rõ mình đã làm đúng hay sai.
Các diễn biến của “Vây hãm trên không” đều khó đoán và giật gân đến mức ngộp thở.
Hai năm sau, Tae-in giờ đã trở thành cơ phó và cùng cơ trưởng Gyu-sik (Sung Dong-il) lái chiếc máy bay thương mại chở 60 hành khách từ Sokcho đi Seoul. Khi đang ở trên không, tên khủng bố Yong-dae (Yeo Jin-goo) bất ngờ kích nổ một quả bom tự chế rồi đe dọa tính mạng hành khách, ép các phi công phải đổi hướng sang Triều Tiên.
Một lần nữa, Tae-in rơi vào tình huống tương tự nhưng anh giờ đây là người đứng trong buồng lái, chịu trách nhiệm cho sinh mạng của 60 hành khách và trực tiếp đối mặt với kẻ khủng bố. Mọi thứ bỗng chốc trở nên căng thẳng khi khán giả đều biết những gì sẽ xảy ra nếu máy bay bay gần đến biên giới. Tất cả đều như đang đứng trên bờ vực của sự sống và cái chết.
Phim là cuộc chiến căng thẳng cả trong và ngoài buồng lái.
Mọi quyết định, mọi lựa chọn của các nhân vật trong giờ khắc sinh tử được thể hiện một cách rõ nét. Từng hành động đều có thể dẫn đến hậu quả kinh hoàng. Các tình huống phim được xây dựng vô cùng khó đoán khi lần lượt từng sự phản kháng đều phải trả cái giá rất đắt. Máy bay càng gần biên giới cũng là lúc kịch tính được đẩy lên cao trào đến nghẹt thở khi bên trong buồng lái là tên khủng bố máu lạnh, bên ngoài là sự truy đuổi gắt gao của các máy bay chiến đấu.
Video đang HOT
Tái hiện không gian buồng lái chật hẹp và ngột ngạt
Do dựa trên một sự kiện lịch sử có thật, tính chân thật được đạo diễn Kim Sung-han chăm chút kỹ lưỡng. Anh khẳng định: “Tôi muốn nắm bắt một cách chân thực những cảm xúc và năng lượng của sự kiện có thật”. Anh đã sử dụng thân máy bay chở khách F-27 thật và xin ý kiến chuyên gia cũng như nghiên cứu mọi chuyển động để tạo ra phần bối cảnh rõ nét nhất.
Không gian hẹp khiến mọi cảnh phim đều căng thẳng.
Ở không gian nhỏ bé và bức bối ấy, một vụ nổ nhỏ do bom tự chế của Yong-dae cũng có thể khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn. Cuộc đấu trí giữa Tae-in và tên khủng bố càng thêm hấp dẫn khi mọi hành động của họ đều có thể dễ dàng bị gã phát hiện. Những gì diễn ra trong chiếc máy bay mang lại cảm giác bí bách và ngột ngạt, khó thở.
Những cảnh hành động cũng được dàn dựng một cách khéo léo để phù hợp với bối cảnh và tăng thêm phần hồi hộp. Bởi lẽ, khi có bất kỳ chuyện gì xảy ra thì tất cả hành khách đều chịu chung một số phận bi thảm. Những mảnh vỡ nhỏ của quả bom hay một viên đạn vô tình bay qua cũng có thể gây ra thảm họa. Kim Sung-han đã làm cho người xem cảm giác như chính mình đang ngồi trong máy bay, đối mặt với tên khủng bố với tính mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Yếu tố cảm xúc ấn tượng
Bên cạnh phần hành động và cốt truyện hấp dẫn, “Vây hãm trên không” còn lồng ghép thêm nhiều phần cảm xúc. Tâm lý, quá khứ của cả Tae-in lẫn Yong-dae đều được khai thác rõ nét. Cả hai đều có góc khuất trong quá khứ dẫn đến những gì họ đang làm ở thời điểm hiện tại. Với Tae-in là sự giằng xé giữa lý trí và tình cảm, trách nhiệm với hành khách. Với Yong-dae là nỗi buồn và oán hận vì bị phân biệt đối xử.
Phim để lại nhiều cảm xúc cho người xem sau khi rời khỏi rạp.
Từ đó mà phim còn cho thấy nỗi đau của thế hệ người dân Hàn Quốc khi chứng kiến đất nước bị chia cắt và sự ám ảnh anh em trong nhà đánh lẫn nhau. Diễn xuất của Ha Jung-woo, Yeo Jin-goo, Sung Dong-il, Chae Soo-bin cùng dàn diễn viên phụ đều vô cùng ấn tượng, mang lại rất nhiều cảm xúc.
Không chỉ đậm tính giải trí, “Vây hãm trên không” còn là một trải nghiệm điện ảnh hội tụ đủ sự kịch tính, hồi hộp và mãn nhãn mà khán giả khó có thể bỏ qua cuối tuần này.
'Vây hãm trên không' liệu có xuất sắc như lời đồn?
Có thể nói Hàn Quốc là quốc gia hàng đầu thế giới trong việc xây dựng cảm xúc trong mỗi tác phẩm. Nhất là ở thể loại phim thảm họa khi mối quan hệ giữa con người với nhau và sự quả cảm, hy sinh trong nghịch cảnh được nhấn mạnh. Vây hãm trên không (Tựa gốc: Hijack 1971) là một bộ phim như thế khi các nhân vật bị đẩy vào tình huống tuyệt vọng bởi một tên khủng bố ở độ cao hàng nghìn mét.
Mọi chuyện bắt đầu trên chuyến bay định mệnh đầu năm 1971. Trong lúc cơ phó Tae-in (Ha Jung-woo) và cơ trưởng Gyu-sik (Sung Dong-il) đang điều khiển máy bay từ Sokcho tới Seoul thì một quả bom bất ngờ phát nổ khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn. Tên khủng bố Yong-dae (Yeo Jin-goo) dùng lựu đạn khống chế buồng lái và ép hai phi công bay về phía Triều Tiên. Một cuộc đối đầu căng thẳng nổ ra bởi lẽ một khi đến biên giới, các hành khách có thể không bao giờ trở về.
Cuộc chiến tâm lý căng thẳng và đầy tình người
Ngay trước khi cuộc khủng bố diễn ra, Vây hãm trên không đã tiết lộ quá khứ của Tae-in. Anh từng là phi công chiến đấu và cãi lệnh cấp trên khi không bắn tên lửa vào chuyến bay bị không tặc hai năm trước đó. Anh biết rõ hậu quả sẽ ra sao khi máy bay sang đến Triều Tiên. Giờ đây, chính Tae-in lại rơi vào tình cảnh năm xưa và một lần nữa buộc phải lựa chọn giữa tính mạng của hành khách hay sự bình yên của hai quốc gia.
Trong khi đó, Yong-dae cũng là một kẻ có quá khứ bi thương và hành động khủng bố là lựa chọn cuối cùng để tìm lại chút hy vọng sống. Bộ phim như sự kết hợp giữa nhiều lựa chọn khác nhau của các nhân vật trong hoàn cảnh hiểm nghèo. Phim đã khắc họa rõ nét bản chất của con người trước tình huống "ngàn cân treo sợi tóc" thông qua tính cách và câu chuyện của mỗi nhân vật.
Những hành khách trên máy bay có xuất thân khác nhau, tầng lớp cũng không hề tương đồng. Khi vụ cướp nổ ra, có kẻ sợ hãi ngồi im và mong đợi phép màu, có người phản kháng tìm đường sống. Thế nhưng khi mọi thứ ngày càng leo thang cũng là lúc họ càng đồng lòng với nhau. Có những người không sợ nguy hiểm hay thậm chí tiếc sinh mạng để bảo vệ nhau.
Khán giả không khỏi cảm động với hình ảnh người mẹ già bị câm khẳng định sẽ luôn bảo vệ cậu con trai công tố viên dù có đến bất cứ đâu. Người chồng trước đó hèn nhát đã dũng cảm gỡ trói cho nhân viên an ninh. Tay doanh nhân keo kiệt và hống hách đứng lên cùng mọi người chiến đấu. Cuối cùng là cơ phó Tae-in quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ giữ an toàn cho hành khách bất chấp tình trạng bản thân. Đấy là thứ cảm xúc mà hiếm có bộ phim nào làm được như Vây hãm trên không.
Tái hiện tỉ mỉ cuộc khủng bố đến từng chi tiết
Để mang đến trải nghiệm chân thật nhất cho khán giả về cuộc khủng bố, đạo diễn Kim Sung-han đã chăm chút rất kỹ lưỡng khâu sản xuất. Từ bối cảnh cho đến trang phục đều tái hiện rõ nét bối cảnh Hàn Quốc thời điểm đầu những năm 1970 khi đất nước còn đói nghèo và những chuyến bay thương mại rất hiếm thấy. Khi cánh cửa ra đường băng mở thì mọi người ùa ra như ong vỡ tổ chỉ để giành lấy một vị trí "đẹp" trên máy bay.
Ê-kíp khéo léo sử dụng góc quay thường thấy trong phim tài liệu để người xem cảm giác như đang trong chuyến bay ấy thực sự. Đạo diễn tiết lộ quá trình quay phim thực tế tuân theo trình tự thời gian của câu chuyện, đảm bảo tính liên tục về cảm xúc của các diễn viên được bảo toàn nhiều nhất có thể. Sự căng thẳng theo thời gian thực ngay từ khi máy bay cất cánh được truyền trực tiếp đến khán giả, giúp họ trải nghiệm những cảm xúc mãnh liệt một cách sống động.
Để tăng tính chân thật, nhà làm phim còn mô phỏng lại từ máy bay chở khách F-27 và máy bay chiến đấu F-5 thật. Họ đã tham khảo ý kiến của các phi công thực tế để tái tạo lại chuyển động của máy bay trong phim. Mọi phản ứng của hành khách và sự rung chuyển của máy bay trong các sự kiện bất ngờ, như khi quả bom phát nổ, kết hợp với hiệu ứng ánh sáng tinh tế đã nâng cao tính chân thực cho phim.
Bên cạnh đó, tác phẩm không chỉ tái hiện hoàn hảo những chuyển động phức tạp bên trong máy bay mà còn có những pha rượt đuổi gay cấn và những cảnh chiến đấu trên không. Cùng với sự căng thẳng của vụ cướp bên trong máy bay, khán giả còn được chứng kiến màn rượt đuổi với máy bay chiến đấu khi gần đến biên giới. Cuộc chiến ở cả bên trong lẫn ngoài mang đến một cảm giác nghẹt thở vì không ai đoán được cái kết sẽ ra sao.
Kết hợp được yếu tố cảm xúc, tình người lẫn sự căng thẳng, hấp dẫn bởi trải nghiệm không tặc chân thật, Vây hãm trên không là một trải nghiệm điện ảnh độc đáo, lôi cuốn mà chỉ có thể cảm nhận trọn vẹn tại rạp.
Phim Hàn cực phẩm có mỹ nhân đẹp hơn cả Song Hye Kyo, nam chính 3 lần lên ngôi Ảnh đế Bộ phim Hàn này sở hữu dàn diễn viên cực phẩm, hứa hẹn sẽ gây bão rạp Việt trong thời gian tới. Chỉ ít ngày nữa, khán giả Việt sẽ được thưởng thức một tác phẩm điện ảnh chất lượng tới từ Hàn Quốc, đó là "Vây hãm trên không" (tựa Anh: "Hijack 1971"). Bộ phim thuộc thể loại hành động - giật...