Vay đầu tư, kinh doanh bất động sản sẽ khó hơn
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 22/2019 quy định các giới hạn, tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư 22 sẽ chính thức có hiệu lực từ 1-1-2020.
Theo đó, cơ quan này công bố lộ trình để từng bước siết chặt tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn.
Cụ thể, từ ngày 1-1 đến hết tháng 9-2010, tỉ lệ vốn ngắn hạn được dùng cho vay dài hạn là 40%; từ tháng 10-2020 đến hết tháng 9-2021, tỉ lệ này còn là 37%; từ tháng 10-2021 đến hết tháng 9-2022 là 34% và từ tháng 10-2022 giảm xuống còn 30%. “Mục tiêu nhằm tăng cường an toàn trong hoạt động ngân hàng” – NHNN lý giải.
Đáng chú ý, bên cạnh việc giảm tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, NHNN còn siết mạnh cho vay bất động sản, áp dụng từ năm 2020. Theo đó, tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200% so với hiện nay. Đặc biệt các khoản phải đòi được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai; quyền sử dụng đất; công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay và đáp ứng một trong các điều kiện sau sẽ có hệ số rủi ro 50%.
Đối với các khoản phải đòi khác như đối với cá nhân phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay, mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách hàng đó từ 4 tỉ đồng trở lên sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50% sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 1-1-2020 đến hết 31-12-2020; sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ ngày 1-1-2021.
Video đang HOT
Thông tư trên cũng nêu rõ: Tỉ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 85% đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Một số chuyên gia cho rằng quy định mới sẽ giúp thanh lọc những chủ đầu tư năng lực tài chính yếu kém, chỉ dựa vào vốn ngân hàng, có thể gây rủi ro cho thị trường. Song nếu siết quá chặt vốn vào lĩnh vực này có thể làm giảm nguồn cung dự án bất động sản, đẩy giá sản phẩm tăng cao.
PV
Theo PLO.vn
Cuối tuần, giá vàng trong nước 'loạn nhịp'
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng miếng trong nước giảm nhẹ, bên cạnh đó giá vàng thế giới vẫn dậm chân ở ngưỡng 1468 USD/ounce.
Cuối tuần, giá vàng trong nước "loạn nhịp". Ảnh minh họa.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 16/11, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji niêm yết ở mức 41,26 - 41,46 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này giảm 20.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 70.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch hôm qua 15/11.
Công ty Phú Quý niêm yết vàng miếng SJC ở mức 41,27 - 41,46 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này giảm 10.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 20.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch hôm qua ngày 15/11.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 41,24 - 41,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này tăng 20.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch ngày 15/11.
Sáng 16/11, giá vàng thế giới ở mức 1468.5 - 1468.6 USD/ounce. Giữ nguyên mức tăng 7 USD/ounce ở cả 2 chiều mua vào - bán ra so với phiên giao dịch ngày 14/11.
Trên thị trường tiền tệ, sáng 16/11 Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.144 VND, không có thay đổi so với phiên giao dịch hôm qua ngày 15/11.
Tại các ngân hàng thương mại, giá giao dịch USD khá lặng sóng so với các phiên giao dịch trước đó.
Ngân hàng Tiên Phong niêm yết giá USD ở mức 23.086 - 23.270 đồng/USD. Mức giá này không có thay đổi so với phiên giao dịch hôm qua, ngày 15/11.
Cụ thể, giá USD tại ngân hàng Vietcombank (hội sở chính) được niêm yết với mức 23.140 - 23.260 đồng/USD. Giữ nguyên mức tăng 30 đồng/USD ở chiều mua vào và không có thay đổi ở chiều bán ra từ phiên giao dịch ngày 14/11.
Tỷ giá Nhân dân tệ so với USD ngày 16/11 mở mức 7.0074, mức giá này hiện chưa có thay đổi so với phiên giao dịch hôm qua ngày 15/11.
Theo QUỲNH NGA
Tienphong.vn
Tăng trưởng tín dụng cuối năm: Cần tập trung vào "chất" Tính đến 30/9/2019, tăng trưởng tín dụng đạt 9,4%, nên dư địa để tăng dư nợ quý cuối năm vẫn còn nhiều, song cần tập trung vào chất lượng tín dụng, mà không nhất thiết phải đạt mục tiêu 14%. Các TCTD đã giảm kỳ vọng tăng trưởng huy động và cho vay thời gian tới. Trong bối cảnh vĩ mô hiện tại,...