Vây bắt chó dại để tiêm vaccine, 3 người ở Trảng Bom bị cào, cắn
Ngày 15-1, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, xã Đồi 61, H. Trảng Bom vừa ghi nhận 1 ổ dịch chó dại.
Khi bị chó mèo cào, cắn người dân cần tiêm vaccine phòng dại
Theo kết quả điều tra dịch tễ, bà N.T.S., ngụ ấp Tân Phát, xã Đồi 61 nuôi 5 con chó Becgie lai và chó Phú Quốc từ 2-5 tuổi, cân nặng mỗi con khoảng 25-30 kg. Hàng ngày, chó được thả rông trong nhà, không rọ mõm. Thỉnh thoảng, những con chó này vẫn đi ra khu vực xung quanh và tiếp xúc với các con vật khác.
Gần đây, 1 con chó trong đàn có biểu hiện hung dữ, đuổi cắn những con còn lại nên chủ nhà đã bắt nhốt. Ngày 30-12-2023, gia đình bà S. thực hiện tiêm vaccine phòng dại cho 4 con chó, riêng con chó có biểu hiện hung dữ thì không tiêm được. Trong lúc vây bắt con chó có biểu hiện hung dữ thì 3 người đã bị cào, cắn.
Video đang HOT
Cụ thể, ông L.V.P. bị con chó này cắn vào cẳng tay phải, gây chảy máu nhiều. Ông P. đã tiêm vaccine và huyết thanh phòng dại; chị N.T.T.T. bị cào vào mu bàn tay trái, xây xát da, chảy máu nhẹ nhưng chưa tiêm vaccine phòng dại; em L.M.T. cũng bị chó cào vào mu bàn tay, xây xát da, chảy máu nhẹ và cũng chưa tiêm vaccine.
Đến đầu tháng 1-2024, con chó có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, thay đổi thói quen hàng ngày, trào nước bọt và chết.
Chủ hộ báo chính quyền địa phương đến lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng IV là con chó dương tính với virus dại.
Từ kết quả điều tra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai đề nghị những trường hợp bị chó cào, cắn cần tuân thủ khuyến cáo của ngành y tế về điều trị dự phòng bệnh dại. Ngoài ra, bà S. phải xích, nhốt 3 con chó lại theo dõi trong vòng 14 ngày. Nếu chó có dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại phải báo ngay với chính quyền địa phương để tiêu độc, khử trùng khu vực có chó bệnh và khu vực xung quanh.
Ngoài ra, trạm y tế xã Đồi 61 cần tuyên truyền về việc phòng tránh nguy cơ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Đây là ổ dịch dại thứ 2 tại xã Đồi 61. Ổ dịch trước được ghi nhận vào ngày 23-11-2023.
Cấp cứu thành công người phụ nữ bị sốc phản vệ sau tiêm vaccine
Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết vừa điều trị cho một bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng sau tiêm vaccine phòng dại và uốn ván.
Sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine, một người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu. Ảnh BVCC
Bệnh nhân là N.T.T (nữ, 40 tuổi, sinh sống tại Lâm Đồng), trước đó bệnh nhân về quê tại Thanh Hóa, bị chó cắn vào chân trái. Sau đó, người phụ nữ này đã đến một bệnh viện địa phương để xử trí vết thương, đi tiêm vaccine ngừa dại, huyết thanh kháng dại và uốn ván. Được biết bệnh nhân có tiền sử dị ứng hải sản.
Bác sĩ Phan Văn Thành, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU), Bệnh viện Thống Nhất, cho biết, qua khai thác thông tin, khoảng 2 giờ sau khi tiêm vaccine và huyết thanh, bệnh nhân xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở, tụt huyết áp. Chị trở lại bệnh viện đã tiêm ngừa, được xử trí bằng thuốc Adrenaline. Sau đó, tình trạng sức khỏe của người phụ nữ này tạm thời ổn định nhưng các dấu hiệu bất thường vẫn còn. Do đó, chị quyết định đi máy bay để trở về TP.HCM nhập viện điều trị.
Trong suốt thời gian trên máy bay, chị T luôn cảm thấy mệt mỏi vì phù mặt, khó thở và ngứa rất nhiều. Bệnh nhân đã được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất ngay khi xuống đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Nhờ được sơ cứu đúng cách tại bệnh viện tuyến dưới, người phụ nữ đã được cứu sống sau khi sốc phản vệ. Ảnh BVCC
Bác sĩ Phan Văn Thành, Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết, bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 sau khi tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại và kháng uốn ván. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, ekip điều trị tiến hành hỗ trợ hô hấp, bù dịch, tiếp tục dùng Adrenaline đồng thời kết hợp Corticoid, thuốc kháng Histamin để điều trị cho bệnh nhân.
Hiện tại sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện. Hiện do bệnh nhân tiêm nhiều loại vaccine và huyết thanh cùng một lúc nên các bác sĩ khó xác định chính xác đâu là tác nhân khiến chị T. bị sốc phản vệ.
Các chuyên gia y tế cho biết, những trường hợp bị phản vệ sau tiêm vaccine không nhiều. Do vậy, sau khi bị chó cắn, nạn nhân và người nhà cần biết cách xử trí vết thương, theo dõi tình trạng của chó và tiêm phòng sớm. Sau khi tiêm, nếu có các dấu hiệu như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khó thở sau khi tiêm vaccine, người bệnh cần đến viện ngay để được xử trí. Đồng thời, cần nắm rõ cơ thể bị dị ứng với những chất nào và khai báo đầy đủ với bác sĩ.
Phát hiện ổ dại thứ 5 trên chó tại một huyện ở Đồng Nai Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai vừa thông tin về ổ dại thứ 5 trên chó xảy ra ở địa bàn huyện Định Quán. Theo báo cáo của CDC tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn huyện Định Quán vừa phát hiện ổ dại trên chó mới tại tại xã La Ngà. Đây là ổ dịch dại thứ 5 tại...