‘Vax’ được chọn là từ của năm
Hãng từ điển tiếng Anh Oxford chọn “vax”, viết tắt của “vaccine”, là từ của năm 2021 khi tần suất sử dụng nó tăng vọt trong năm qua.
Công ty xuất bản Từ điển Anh ngữ Oxford hôm 31/10 cho biết từ “vax” (viết tắt của vaccine) được sử dụng trong tháng 9 với tần suất gấp 72 lần so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nó “tự bơm mình vào dòng chảy Anh ngữ” năm 2021 trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Từ này, cùng với những từ khác liên quan tới tiêm chủng, đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều bối cảnh khác nhau, như “fully vaxxed” (tiêm chủng đầy đủ) hay “vax cards” (thẻ chứng nhận tiêm chủng).
Một người phụ nữ cầm biển kêu gọi mọi người hãy tiêm vaccine (vax up) tại thành phố New York, Mỹ, ngày 25/10. Ảnh: AFP
Oxford theo dõi tần suất sử dụng những từ mới nổi liên quan tới vaccine như “phân phối vaccine” hồi tháng 12/2020 tới “triển khai vaccine” và “hộ chiếu vaccine” đang trở nên phổ biến từ giữa tháng 3 năm nay. “Vax” cũng được sử dụng trong các từ mô tả người bài vaccine như “anti-vax” hay “anti-vaxxers”.
Công ty cho hay xu hướng này cũng xuất hiện trong một số ngôn ngữ khác. Từ “vacina” được sử dụng trong tiếng Bồ Đào Nha cao gấp 10 lần so với một thập kỷ trước, còn từ “vaccin” tiếng Pháp hiện gần như được dùng chỉ để đề cập tới tiêm chủng Covid-19.
Video đang HOT
Casper Grathwohl, chủ tịch Oxford Languages, cho hay “khi xem xét các bằng chứng về ngôn ngữ, từ vax nổi lên là một lựa chọn đương nhiên. Chúng tôi bị thu hút bởi việc tần suất sử dụng từ này đầu tiên. Sau đó, chúng tôi phân tích và tìm hiểu câu chuyện quanh nó, biết được làm thế nào mà vax trở thành từ của năm”.
Khái niệm vaccine được sử dụng trong tiếng Anh từ cuối những năm 1970, vào lúc Edward Jenner phát hiện có thể dùng dịch chiết từ bệnh nhân nhiễm bệnh đậu mùa ở bò như một loại vaccine chống virus đậu mùa chết người.
Oxford đánh giá tần suất sử dụng từ này bằng cách xem xét nội dung tin tức thời sự khắp thế giới. Tiến sĩ Mercedes Durham, chuyên gia ngôn ngữ học xã hội học tại Đại học Cardiff, cho hay từ “vax” được chọn vì nó có khả năng thích ứng cao.
“Tôi cho rằng bản thân từ đó có hiệu ứng không kém gì meme. Với meme, bạn có thể chụp một bức ảnh rồi thêm hình vẽ, từ ngữ lên đó. Với vax, bạn cũng có thể gắn với nó nhiều từ khác như hộ chiếu, bài xích, hai mũi, mà bản thân nó là một từ ngắn nên có thể thêm nhiều thứ vào nó”, bà nói.
Durham cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi từ của năm 2021 liên quan tới tiêm chủng bởi nó “mang tinh thần của thời đại và người ta đang dành nhiều thời gian hơn bao giờ hết để nghĩ tới vaccine”.
Phát hiện mạng lưới tung tin "tôm hùm Mỹ có thể mang Covid-19 tới Vũ Hán"
Giới nghiên cứu phát hiện một chiến dịch lan truyền thông tin bất thường nhằm đổ lỗi cho tôm hùm Mỹ về nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Một nhân viên cầm tôm hùm tại Massachusetts, Mỹ (Ảnh: AFP).
Vào giữa tháng 9, Marcel Schliebs, một nhà nghiên cứu về tin giả tại Đại học Oxford và là người đã theo dõi các thông điệp mà giới ngoại giao và truyền thông Trung Quốc lan truyền trên mạng xã hội Twitter trong suốt 18 tháng, đã tình cờ phát hiện một giả thuyết bất ngờ về nguồn gốc Covid-19.
Zha Liyou, tổng lãnh sự Trung Quốc tại Kolkata, Ấn Độ, đã đăng lên Twitter một thông tin vô căn cứ rằng Covid-19 có thể đã được "nhập khẩu" từ Mỹ vào Trung Quốc thông qua một lô tôm hùm. Giả thuyết cho rằng lô tôm hùm từ bang Maine, Mỹ đã được vận chuyển đến một chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 11/2019. Vũ Hán cũng là nơi ghi nhận các ca mắc Covid-19 đầu tiên tại Trung Quốc.
Đây là một trong những giả thuyết mới nhất được các tài khoản ủng hộ Trung Quốc thúc đẩy trên mạng xã hội kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát.
Lần theo thông tin tìm được, Schliebs đã phát hiện một mạng lưới gồm hơn 550 tài khoản Twitter, cùng lan truyền một thông điệp gần giống nhau, được dịch sang nhiều ngôn ngữ gồm tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan, tiếng Hàn Quốc, thậm chí cả tiếng Latinh, vào các thời điểm tương tự mỗi ngày, từ 8 giờ sáng đến 11 giờ sáng theo múi giờ Trung Quốc.
Schliebs cho biết một số tài khoản là "ảo" khi chỉ có "rất ít hoặc không có người theo dõi", trong khi các tài khoản khác dường như là tài khoản đã từng được xác thực, nhưng bị chiếm đoạt và sử dụng lại với mục đích phát tán thông tin sai lệch.
Các bài viết trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, được chia sẻ trên mạng xã hội, đã nhiều lần cho rằng Covid-19 có thể bắt nguồn từ thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
Nhà ngoại giao thúc đẩy giả thuyết tôm hùm Maine mang Covid-19 tới Trung Quốc cũng từng đưa ra một giả thuyết vào tháng 12 năm ngoái rằng, Covid-19 có thể đã bắt nguồn từ nơi khác và đến Vũ Hán thông qua "dây chuyền đông lạnh". Nhà ngoại giao này cũng kêu gọi điều tra thêm về giả thuyết rằng quân đội Mỹ có liên quan trong việc lây lan virus.
Schliebs cho biết ông đã chia sẻ với Twitter bảng thống kê các tài khoản mà ông cho là ảo với hoạt động bất thường. Twitter cho biết họ đã xem xét các tài khoản này và tạm khóa chúng theo chính sách của Twitter.
Ngành công nghiệp tôm hùm của Maine đã bị ảnh hưởng bởi căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung trong vài năm. Xuất khẩu tôm hùm sống của Mỹ sang Trung Quốc, thị trường tiêu thụ hải sản lớn, đã giảm hơn 40% vào năm 2019 sau khi Trung Quốc áp thuế đối với tôm hùm Mỹ trong cuộc chiến thương mại.
Xuất khẩu tôm hùm của Mỹ sang Trung Quốc tăng trở lại vào năm 2020 khi Trung Quốc nới lỏng các hạn chế đối với ngành này. Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại về khả năng bị trừng phạt về thủy sản trong tương lai từ Trung Quốc.
Lý do khiến một số bài báo của Trung Quốc đặt giả thuyết tôm hùm Maine là nguồn gốc lây lan Covid-19 liên quan đến một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được công bố hồi tháng 3, trong đó nhận định virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong các sản phẩm và bao bì hàng hóa đông lạnh.
Một số bài báo của Trung Quốc còn đưa ra giả thuyết rằng, các trường hợp bệnh phổi được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Maine xác định do thuốc lá điện tử có thể là các ca mắc Covid-19 đầu tiên. Tuy nhiên, CDC Maine đã bác bỏ giả thuyết này và khẳng định không có cơ sở khoa học để kết luận như vậy.
WHO hôm 14/10 công bố danh sách đề xuất 26 chuyên gia vào nhóm cố vấn phụ trách điều tra giai đoạn 2 nguồn gốc Covid-19.
Trung Quốc nổi giận vì phát ngôn của nghị sĩ Pháp về Đài Loan Một phát ngôn của thượng nghị sĩ Pháp Alain Richard về Đài Loan khi ông đang thăm hòn đảo khiến Trung Quốc liên tiếng chỉ trích gay gắt. Thượng nghị sĩ Pháp Alain Richard (Ảnh: Wikimedia). Trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn ngày 7/10, thượng nghị sĩ Alain Richard, cựu bộ trưởng Quốc phòng Pháp, cho rằng...