Vật vã gửi trả gái mại dâm về nhà
Không còn chức năng lưu giữ đối tượng mại dâm nữa, trung tâm giáo dục xã hội phải tìm đủ mọi cách để gửi chị em về nhà.
“Khó quá, hóa liều”, nhiều Trung tâm giáo dục xã hội buộc phải thay đổi chiến thuật từ thuyết phục sang “dọa nạt” để chị em mại dâm khai thật địa chỉ, danh tính tại quê nhà. Song như vậy vẫn chưa đủ…
Cải trang gái mại dâm thành sinh viên
Hà Nội là một trong những địa phương cuối cùng hoàn tất công việc “thả” chị em mại dâm ra khỏi các trung tâm giáo dục lao động xã hội. Lý giải sự chậm trễ này, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống mại dâm TP Hà Nội bày tỏ: “Cái khó là trong số gái mại dâm bị giáo dưỡng tại các trung tâm, số chị em tại Hà Nội rất ít, chỉ khoảng 16 đối tượng. Số còn lại, hơn 100 chị em lại có quê rải rác ở 31 tỉnh thành khác nhau. Chỉ tính riêng việc phân loại, xác định địa chỉ, danh tính người thân của từng đối tượng cũng khiến chúng tôi mất khá nhiều thời gian. Đó là chưa kể, trong số đang bị quản thúc, không ít chị em phải điều trị các bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục” bà Thủy nói.
Khi đã có địa chỉ, trung tâm gửi thư mời cho người nhà tới đón chị em mại dâm về. “Nhiều gia đình, chúng tôi còn gọi điện trực tiếp nhưng họ vẫn kiên quyết không chịu đón con em về.” bà Thủy cho biết. Tới hạn chót, Hà Nội vẫn còn 24 đối tượng mại dâm đang lưu trú tại trung tâm, không có người nhà tới đón. “Không còn cách nào khác, chúng tôi đành đưa từng em ra bến xe, cải trang dưới dạng sinh viên về quê ăn tết. Bởi nếu không làm thế sẽ khiến dư luận xung quanh kỳ thị và không đồng tình” bà Thủy lý giải.
Video đang HOT
Hầu hết người bán dâm đều không muốn công khai danh tính thực của mình (ảnh minh họa)
Cùng cảnh ngộ, ông Phùng Văn Huệ, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống mại dâm Vĩnh Phúc cho biết, đối tượng mại dâm được quản lý tại địa phương là 150 người. “Hầu hết chị em khi được đưa vào giáo dưỡng tại trung tâm đều giấu thông tin người nhà với lý do là quên, không nhớ… Thuyết phục mãi không được, chúng tôi đành phải dọa nếu không nói sẽ cử người đưa chị em về tận trụ sở xã để bàn giao. Tới lúc này chị em mới chịu cung cấp địa chỉ “, ông Huệ cho biết. Đối với trường hợp chị em mại dâm không có người nhà tới đón, Trung tâm chỉ còn cách bắt đối tượng viết cam kết tự chịu trách nhiệm rồi mới “thả”.
Về phía cơ quan công an, mức xử phạt hành chính đối với gái mại dâm cũng đang khó thực hiện một cách triệt để. Theo đó, nếu phát hiện vi phạm lần đầu, người bán dâm sẽ phải nộp phạt 150-300 nghìn đồng; nếu tái phạm sẽ nâng lên mức phạt lên 5 triệu đồng và bị gửi trả về nơi cư trú. Tuy nhiên, thời gian từ lúc truy bắt, đấu tranh khai thác tới khi ra mức xử phạt, chỉ được giới hạn trong 24h. “Nhiều vụ, các anh công an không biết xử lý thế nào đành nhờ các trung tâm lao động giáo dục xã hội cho đối tượng lưu trú 10 ngày để có thời gian thẩm tra, tuy nhiên, chúng tôi phải từ chối vì thời điểm này, các trung tâm không còn chức năng này nữa” ông Huệ cho biết.
Không sợ phạt tiền, mại dâm bùng phát
Nhận định về mức xử phạt hành chính đối với người bán dâm, nhiều ý kiến đều chung quan điểm: nếu chỉ phạt đôi ba trăm thì chị em mại dâm sẽ không còn biết sợ nữa.
Bà Nguyễn Thanh Thủy nhận định từ khi áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính, hoạt động mại dâm tại Hà Nội có xu hướng gia tăng. Theo bà Thủy, hiện hoạt động mại dâm đang từ chỗ tập trung nội thành nay đã dạt về vùng ngoại thành. “Khi chúng tôi đi khảo sát tại những vùng huyện ngoại thành giáp danh giữa Hà Nội với Hòa Bình, quê nghèo thôi nhưng hoạt động mại dâm diễn ra công khai phổ biến. Trời rét chị em cứ ngồi tụm năm tụm ba đốt lửa hơ sưởi cạnh đường. Cứ cách quãng 5 nhà lại xuất hiện một đống lửa sưởi như thế…” bà Thủy kể.
Nhiều ý kiến cho rằng mại dâm có cơ hội bùng phát khi chỉ bị xử phạt hành chính (ảnh minh họa)
Cho rằng việc “thả” người mại dâm cần phải xem xét lại, bà Thủy kiến nghị: “Nếu không đưa vào trung tâm lao động xã hội thì cũng phải đưa vào trung tâm bảo trợ, nhất là đối với những trường hợp mắc bệnh xã hội, tái phạm nhiều lần và ở ngoại tỉnh”.
Lê Thị Hà, Cục trưởng Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) Cả nước hiện có hơn 80.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, trong số đó có khoảng 25% cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Tuy nhiên cách quản lý những cơ sở này còn nhiều hạn chế nhất là tại những thành phố lớn. “Chẳng hạn ngay ở TP.HCM nhiều nơi siết chặt cấp giấy phép cơ sở kinh doanh nhạy cảm song nhiều nơi lại cấp phép tràn lan khó quản lý”.
Theo bà Hà, phương thức hoạt động mại dâm đang diễn ra phức tạp, đặc biệt đã xuất hiện một số đối tượng là người nước ngoài vào Việt Nam hùn vốn thành lập các nhà hàng, khách sạn, karaoke, vũ trường chuyên phục vụ cho người nước ngoài, hoạt động phức tạp, khó quản lý. Ngoài ra, mại dâm còn núp dưới hình thức thông qua internet, tour du lịch. “Thật khó có thể kiểm soát hoạt động maị dâm khi diễn ra tại những nơi khách sạn hạng sang, có người nước ngoài thuê, hay có những tour du lịch mà gái mại dâm giả danh thư ký cho sếp thì chẳng khác gì đánh đố cơ quan chức năng khi kiểm tra…” bà Hà nói.
Trong khi đó, ông Tô Văn Huệ, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính trật tự xã hội, hầu hết những cơ sở kinh doanh loại hình nhạy cảm được nghi là có xảy ra hoạt động mại dâm, đều nằm dưới sự bảo lãnh của những nhân vật có “uy” với địa phương. Chính vì thế nhiều khi chỉ bằng một cú điện thoại cũng có thể ngăn bước các cơ quan chức năng khi tiến hành kiểm tra.
Báo cáo của các cơ quan chức năng, ước tính cả nước hiện có khoảng 30.000 người bán dâm. Hoạt động mại dâm không chỉ xảy ra ở khu vực thành thị, các khu du lịch nghỉ mát mà còn xả ra ở vùng nông thôn và miền núi. Gần đây các lực lượng chức năng đã phát hiện, triệt phá một số vụ án về mại dâm ở các huyện tỉnh Kontum, Đắc Nông, Lào Cai. Bắc Giang, huyện đảo Phú Quốc; Côn Đảo…những nơi trước đây chưa từng có. Tại các cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc, tình hình mua bán người vì mục đích mại dâm và bắt cóc trẻ em rất đáng báo động.
Theo 24h
Hơn 1.100 cơ sở vi phạm về giá thuốc
Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong năm 2012, Sở đã triển khai thanh tra, kiểm tra liên quan tới lĩnh vực giá thuốc 6.295 lượt cơ sở, xử lý vi phạm hơn 1.100 cơ sở.
Qua kiểm tra đã phạt tiền hơn 1,8 tỷ đồng, đình chỉ hành nghề không phép 129 cơ sở với tổng mức tiền phạt hơn 3 tỷ đồng. Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2012, ngành y tế Thủ đô đã hoàn thành chỉ tiêu hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng và số giường bệnh/vạn dân. Chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Cùng với đó, nhiều kỹ thuật cao đã được thực hiện thành công trong lĩnh vực khám chữa bệnh.
Theo ANTD
Hơn 8.000 cơ sở kinh doanh có hoạt động mại dâm Trong năm 2012, lực lượng chức năng trên cả nước đã phát hiện hơn 8.000 cơ sở kinh doanh có hoạt động mại dâm. Đây là thông tin được Bộ Lao động- Thương binh - Xã hội công bố tại Hội nghị toàn quốc sơ kết chương trình "Hành động phòng chống mại dâm" năm 2012 vừa diễn ra tại Đà Nẵng. Chương...