Vật vã chăm vợ đẻ, nhìn thấy chồng mà thương
Chăm vợ đẻ mấy hôm, trông anh đã sút thấy rõ. Tóc tai, râu ria cũng dài ngoằng ra rối tung, trông đến tội.
Em với chồng tương đối khác xa nhau. Em yêu văn thơ nên tính tình có hơi mơ mộng viển vông. Chồng em thì làm cơ khí nên thực tế đến phát hờn. Cưới về mới có một tháng, hai vợ chồng cãi nhau đến mức suýt ly hôn.
Em luôn muốn chồng lãng mạn, chăm sóc em như trong phim. Chồng em thì không bao giờ nói nổi một câu ‘anh yêu em’. Anh nói hãy nhìn hành động, đừng ham mấy lời ngon ngọt. Đúng là chồng em cũng hay làm thật. Anh giặt giũ, lau nhà, nấu ăn. Em chỉ rửa chén, dọn cơm thôi. Nhưng phụ nữ mà, ai chẳng thích nghe lời ngọt tai. Thế là cãi nhau. Mà mỗi lần cãi, chồng em chẳng biết nhịn vợ đâu. Anh cứ xồn xồn chu miệng lên cãi lại. Cãi đỏ mặt tía tai, vợ khóc cũng kệ. Thật sự quá tủi thân mà.
Chán quá, em định cho chồng em đi luôn thì phát hiện dính bầu. Kế hoạch đuổi chồng đi bị bãi bỏ trong chán nản. Mỗi tối, chồng đều pha sữa bầu cho em uống. Nửa đêm, em hay bị vặn bắp chân, chồng đều bật dậy xoa bóp giúp dù hai mắt nhắm nghiền. Nhưng cái khoản nhịn vợ vẫn không có. Bầu bì, tính tình có thay đổi, em hay nhăn nhó hơn thì chồng em cũng nhăn nhó lại.
Nhưng sinh con rồi mới thấy em đã vội vàng quá, xém chút nữa là đánh mất ‘vàng mười’ bên cạnh rồi.
Ảnh minh họa
Em sinh non 6 tuần nên được nằm phòng đặc biệt. Sinh non, bị sót nhau thai, em lại phải nạo lại một lần nữa.
Vào phòng sinh 5 giờ chiều hôm trước, mà đến tận 7 giờ sáng hôm sau em mới được đẩy ra. Lúc ra thì nghe mọi người nói nhìn chẳng còn chút máu nào. Người đầu tiên em thấy là chồng. Anh bế em từ băng ca qua giường. Vẻ mặt căng thẳng còn hơn lúc em đưa đơn ly hôn.
Video đang HOT
Em nằm liệt giường luôn 2 ngày đầu tiên, ngồi dậy cũng không ngồi được vì quá đau. Mọi sinh hoạt cá nhân đều dựa vào chồng từ đút ăn, vệ sinh cá nhân, tiểu tiện. Mẹ em thì yếu nên chỉ ở được một đêm em sinh con. Mẹ chồng thì bận buôn bán, trưa mới đem cơm xuống viện cho hai vợ chồng. Nên việc chăm sóc em toàn do chồng làm.
Em ở phòng hậu sinh được 3 ngày thì chuyển qua phòng chờ em bé bên khoa nhi. Con trai em nằm lồng kính, thở ô xi bên này. Chuyển qua đây mới càng thấm thía tình cảm của chồng dành cho mình.
Em nằm phòng đông người, không có nhà vệ sinh nên mỗi lần muốn đi vệ sinh, lại phải ra ngoài, đi đến cuối hành lang. Phòng vệ sinh thì quá tải nên cáu bẩn và nặng mùi. Em hay són tiểu, mỗi lần đi cũng ít. Mấy lần đầu, chồng cho em dùng bô vì em vẫn chưa thể ngồi thẳng người được.
Sau nghe y tá nói nằm nhiều không tốt, anh mới bắt em đi. Trước đó, anh đi mua dụng cụ chà nhà vệ sinh rồi bịt khẩu trang, chà sạch bóng. Mọi người há hốc mồm nhìn nhà vệ sinh sạch sẽ, bồn cầu trắng tinh. Sau đó, cứ có nhu cầu là anh lại dìu em đi.
Khỏi phải nói, mấy bà đẻ cùng em cứ khen chồng em mãi. Rồi quay sang trách chồng họ không bằng được một phần chồng em. Lúc đó em cũng thấy hãnh diện lắm.
Ảnh minh họa
Sáng sớm, chồng em lại đi mua nước nóng cho cả phòng, mua cháo đút em ăn. Tối, chồng lại lóc cóc xách nước nóng vào vệ sinh cho vợ. Nằm cả tuần, em chẳng phải làm gì, kể cả lau mặt vì chồng không cho đụng nước.
Mỗi khi rảnh rỗi, anh lại đi xuống căn tin ngồi cho thoải mái. Có lần, mới gọi ly cà phê ra, em gọi điện bảo lên dìu em đi tiểu là lại vội vã chạy lên, chẳng kịp uống ngụm nào.
Chăm vợ đẻ mấy hôm, trông anh đã sút thấy rõ. Tóc tai, râu ria cũng dài ngoằng ra rối tung. Cơ mà được cái luôn làm theo mọi ý của vợ, chiều vợ vô đối. Đến mức, mấy chị cùng phòng ai cũng bảo em đúng là công chúa, tu mấy kiếp mới lấy được anh làm chồng. Nhìn đi nhìn lại, đúng là chỉ có anh chăm em kĩ nhất.
Người ta nói sinh con mới hiểu lòng cha mẹ, em lại thấy sinh con em hiểu được lòng chồng. Giờ con được 3 tháng, em chẳng phải thức đêm cho con bú đêm nào. Ngẫm lại, nếu trước đây ly hôn thì giờ chắc gì đã gặp được người tốt như anh. Đúng là chồng tốt hay không cứ chờ lúc mình sinh con hay bệnh tật là hiểu ngay các mẹ ạ.
Theo Netnews
Sa lầy trong hôn nhân vì tự biến mình thành osin
Đi chợ, nấu cơm, tắm con, lau nhà, giặt giũ..., chị Phương Hà ôm hết việc nhà để chồng con rảnh rang, biến mình thành "osin" lúc nào không biết.
Việc nhà, việc công ty khiến nhiều phụ nữ quên mất việc chăm sóc bản thân và các thú vui giải trí của mình - Ảnh: momtrends.com
Từ khi sinh con đầu lòng năm 2006, sau đó sinh thêm hai bé nữa, chị Phương Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) quên hẳn thú vui đi xem phim, xem kịch ở rạp. Từng là tín đồ của phim truyền hình Hàn Quốc, nay hầu như chẳng có phim nào chị hiểu được hết nội dung, vì chỉ được xem lớt phớt vài cảnh lúc ăn tối, khi tay thìa đút con bé, tay đũa gắp cho con lớn. Thời thiếu nữ chị hay đi du lịch bụi, thậm chí đi một mình, nhưng suốt 9 năm qua, chị mới hai lần đi nghỉ qua đêm cùng công ty, và lần nào cũng mang theo chồng con. Mỗi lần trở về chị đều than bị hành xác vì còn phải chăm 3 nhóc, trong điều kiện vất vưởng.
Nhiều thú vui thời trẻ như nghe nhạc, đọc sách đã biến mất, thay vào đó là hò hét con ngồi vào bàn, "ốp" con ăn, đánh răng, đi ngủ đúng giờ... Đôi khi nghe mấy đồng nghiệp trẻ bàn tán về mốt váy mới, những bài hát và bộ phim mới, chị chợt giật mình vì thấy mình như ở thế giới khác. Nhưng rồi guồng quay lo toan chợ búa, cơm nước, đưa đón con hàng ngày khiến chị nhanh chóng quên đi. Người ngoài ái ngại bảo sao không san bớt việc cho chồng, chị bảo "lão ấy công tử lắm, chả biết làm gì đâu", nên hầu như việc nhà đều vào tay chị.
Trường hợp như chị Phương Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) không hiếm. Theo một khảo sát mới đây trên VnExpress.net với hơn 400 người tham gia, 44% chị em cho biết, sau khi có chồng con, họ không có thời gian rảnh cho bản thân, hơn nửa trong số này luôn ở tình trạng "bận tối mắt với việc nhà".
Độc giả Rose kể: "Mình còn chẳng nhớ mình không được đi chơi cùng bạn bè từ bao giờ nữa, mặc dù không ai cấm mình điều đó".
Độc giả Binhta009 thì chia sẻ: "Mình 10 năm sau khi lấy chồng, chưa đi chơi một mình với bạn. Gần đây, mình thay đổi: gặp bạn bè, cà phê trò chuyện, ăn trưa , ăn tối... Dù chỉ là thỉnh thoảng nhưng thật sự rất tuyệt... Anh xã và hai nhóc hình như không ủng hộ lắm nhưng mình xác định sẽ tiếp tục tụ họp với bạn. Các bạn hãy tự thưởng cho mình những phút giây thoải mái chỉ cần mình làm tròn trách nhiệm trong gia đình vì cuộc đời vốn rất ngắn ngủi..."
Giáo sư, tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền đồng tình với độc giả Binhta009. Ông cho rằng phụ nữ dành hết thời gian cho gia đình, chồng con mà quên dành thời gian cho mình là một sự nhầm lẫn. Bởi con người khác công cụ, con người là tổng hòa của các mối quan hệ và con người cần sự hài hòa. Khi một người không chăm lo được cho bản thân mình, người đó đánh mất sự hài hòa, từ đó sẽ có những cách sống, hành vi lệch lạc, ví dụ như dễ cáu bẳn, dễ quát tháo, dễ nổi nóng, dễ trầm cảm... Con người cũng như một cái cây sinh học, cần được chăm sóc, nếu không được tưới nước đầy đủ, không có ánh sáng, không hút được dinh dưỡng trong lòng đất, nó cũng sẽ khô héo.
Giáo sư cho rằng hạnh phúc của một người phụ nữ có gia đình được đảm bảo bởi ba yếu tố. Đầu tiên là biết cách chăm sóc bản thân mình qua những việc như tập thể dục, chăm sóc sức khỏe... Thứ hai là gia đình êm ấm, vợ chồng hòa thuận, con cái ngoan ngoãn. Thứ ba, là được tham gia các hoạt động xã hội.
Vì thế, ông khuyên p hụ nữ đừng "dại" ôm đồm hết các công việc gia đình, con cái để rồi không còn thời gian dành cho mình, hãy chia sẻ bớt trách nhiệm này cho chồng. Để ông chồng vui vẻ gánh vác chung việc nhà, các bà vợ đừng ra lệnh, đừng bắt buộc mà hãy nhờ chồng: "Xe em hỏng, anh xem giúp em hay mang ra hiệu sửa giúp em nhé", "Em bận quá, anh đón con nhé...".
"Đàn ông khi được phụ nữ nhờ thì khó mà từ chối, thậm chí nhiều người cũng rất vui vì thấy mình đúng là điểm tựa cho bà xã", giáo sư nhận xét.
Trong nhiều năm tư vấn tâm lý, giáo sư cũng gặp nhiều trường hợp hôn nhân gặp trục trặc có nguyên nhân từ người vợ dành hết thời gian cho gia đình, con cái. Ông cho rằng, dù mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh nhưng nhìn chung khi tâm lý con người không thoải mái sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như sức khỏe, sinh lý...
Trong một buổi nói chuyện tại Câu lạc bộ Tiền hôn nhân (Trung tâm truyền thông và giáo dục Sức khỏe TP HCM) mới đây, thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Hạnh cũng cho rằng, một quy tắc để giữ gia đình hạnh phúc của người phụ nữ là đừng bao giờ hy sinh hết bản thân mình cho chồng con. Bà thừa nhận, truyền thống, phụ nữ Việt Nam vốn có cái gì ngon, cái gì đẹp cũng dành hết cho chồng con. Tuy nhiên, sự hy sinh đó chưa hẳn đã tốt và người "hưởng thụ" sự hy sinh đó chưa hẳn đã vui. Bởi tâm lý con người, khi hy sinh, khi cho đi thì cũng mong được nhận lại. Người phụ nữ sẽ đau khổ biết bao khi sự hy sinh của mình không được đền đáp tương xứng. Còn bản thân người chồng, người con cũng chưa chắc đã thoải mái, cũng chịu áp lực khi người vợ, người mẹ hy sinh mọi thứ vì mình.
Theo VNE
Choáng với 'hợp đồng hôn nhân' của con trai và con dâu Trong bản hợp đồng hôn nhân, tôi thấy con trai phải rửa bát, lau nhà, đi siêu thị cùng vợ vào cuối tuần chỉ để xách đồ... Con trai tôi năm nay 30 tuổi, có công việc ổn định với mức thu nhập vài chục triệu mỗi tháng. Con dâu kém con trai tôi 5 tuổi, khá xinh xắn, làm việc cho một...