Vật lộn cuộc chiến khám bệnh cho con.
Mỗi khi con gái (3 tuổi) đau ốm, vợ chồng chị Hà bước vào”cuộc chiến” đưa con đi khám bệnh.
Chưa đến cổng viện bé đã kêu khóc inh ỏi; thấy bóng bác sĩ, bé giẫy đạp dữ dội, Bị giữ chặt chân tay, bé càng hoảng; nỗi sợ lớn đến mức có lần khiến bé ngất đi.
Vã mồ hôi lôi con đi khám bệnh
Công cuộc khám bệnh cho con ở bệnh viện thường làm bố mẹ ức chế và tốn nhiều mồ hôi. Vợ chồng chị Hà thường nhọc công rượt bắt, khản tiếng dụ con và huy động nhiều người cùng “khóa” chân tay cô con gái vốn ngoan hiền, chỉ trở nên hung hăng khi vào viện.
Chị Hà cho biết, con gái chị chưa phải là trường hợp điển hình sợ bệnh viện. Bé trai cạnh nhà, năm nay đã 7 tuổi, sợ bác sĩ và bệnh viện đến mức từ lúc 2 tuổi đến nay chỉ có bố mẹ, ông bà chẩn đoán bệnh và… kê thuốc. Những khi buộc phải có sự hỗ trợ của bác sĩ (như tiêm hay hàn răng sâu), bé thường phải được… cho uống thuốc an thần
Thế nên, bác sĩ và bệnh viện trở thành 2 từ được sử dụng nhiều lần trong ngày với bé trai hàng xóm nhà chị Hà, cả khi bé ngoan lẫn lúc hư: “Không ăn cho đi bệnh viện bây giờ”. “Ai lười học sẽ bị bác sĩ tiêm vào tay”…
Chị Hà chưa bao giờ dùng bác sĩ và bệnh viện để hù dọa con, nhưng việc đưa con đi khám trị bệnh với gia đình chị vẫn hết sức vất vả khó khăn. Theo chị, nguyên nhân là bởi phòng khám trong bệnh viện chưa thân thiện với trẻ. Con gái chị rất quấy khi ngồi đợi khám trong hành lang bệnh viện, thường ngột ngạt, chật kín người nằm kẻ ngồi, ồn ào tiếng khóc của bệnh nhân nhi và san sát những khuôn mặt căng thẳng lo âu. Cháu sợ những mảng tường trắng toát (hoặc loang lổ rêu phong), với bác sĩ bịt kín khẩu trang, tay lăm lăm tai nghe bên cạnh bàn thuốc đầy kim tiêm, bông băng
Trung thu 2011, khám bệnh với “Anh bạn Chuối mặc pijama”
Video đang HOT
Theo BS Phạm Thị Thanh Mai – Nguyên chủ nhiệm khoa sơ sinh Bệnh Viện Phụ sản TW – chuyên khoa Nhi Phòng khám Medelab, 41 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội, việc ép buộc, dọa nạt trẻ không những không đem lại kết quả mà còn ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ nhỏ, khiến việc đi bệnh viện trở thành ám ảnh đầy sợ hãi với các bé.
Để “hóa giải” nỗi sợ hãi của trẻ nhỏ với bác sĩ, khiến các cuộc khám bệnh trở thành chuyến đi chơi hấp dẫn, cha mẹ nên nói trước 1 ngày với con về cuộc kiểm tra sức khỏe, để bé đặt câu hỏi và giải thích trấn an cho bé hiểu. “Bác sĩ rất hiền, sẽ kiểm tra xem con có khỏe có ngoan không. Chớp mắt là xong, và mẹ lúc nào cũng sẽ ở sát bên con”. Tại phòng khám, cha mẹ tránh đánh mắng hay cưỡng ép con ngồi yên, mà phải tươi cười thương lượng và từ từ thuyết phục bé. Khi bé khám bệnh xong, hãy ôm hôn bé và khen rằng: “Ngoan lắm, mẹ rất vui và thương con”, để bé yên tâm và can đảm hơn trong lần khám bệnh sau.
Điều quan trọng là cha mẹ nên cùng con chơi trò bác sĩ khám bệnh, thường xuyên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ, để bé thấy việc này là cần thiết ngay cả khi không ốm đau.
Để trẻ nhỏ giải toả được nỗi lo sợ về bệnh viện, tiêm đau và chịu hợp tác với bác sĩ, ngoài sự trấn an, vỗ về của phụ huynh cần thái độ nhẹ nhàng, ân cần của bác sĩ, nhân viên y tế, không gian khám bệnh thân thiện, trang phục phòng ốc trang trí vui mắt: Ví dụ trăng sao lấp lánh, tranh ảnh các con vật, nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh, bàn ghế màu sắc…
Một cách nữa để giảm sự căng thẳng, sợ hãi của bé khi đi khám bệnh là cho bé ôm theo 1 đồ chơi, búp bê mà bé yêu thích. Việc này, BS. Mai cho biết các mẹ không cần chuẩn bị, nếu lựa chọn chương trình “Vui trung thu đón trăng rằm” tại phòng khám Medelab (41 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội ). Từ ngày 1/9 -12/9/2011, tất cả các bé sử dụng dịch vụ khám bệnh và xét nghiệm tại đây sẽ được nhận quà tặng là một Anh bạn Chuối mặc pijama để có thêm niềm vui đón trung thu và quên đi nỗi sợ hãi khi đi khám bệnh.
Theo PLXH
5 Căn bệnh phát sinh từ các thiết bị giải trí tại gia
Phải nói ngay rằng, nhờ khoa học phát triển mà cuộc sống nhân loại ngày càng được cải thiện, trong đó có các thiết bị giải trí dân dụng. Ngoài cái "được" ai cũng rõ thì mặt trái của nó lại ít được quan tâm, nhất là thiết bị nghe, nhìn, máy tính... những phương tiện được giới chuyên môn ví là happy meals (món ăn khoái khẩu) nhưng nó cũng là thủ phạm đánh cắp sức khỏe của con người nếu bị lạm dụng.
1. Đối với mắt
Bất kể người cao tuổi, trẻ nhỏ hay thanh niên nếu lạm dụng vô tuyến, máy tính quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mắt như: đỏ, ngứa mắt, nhức đầu và khó chịu. Nếu màn hình quá mờ có thể gây ảnh hưởng đến não, làm cho não căng thẳng, gây đau cơ mắt, nhức mắt và nếu cứ kéo dài có thể ảnh hưởng gây giảm thị lực.
Cách khắc phục: nên duy trì ánh sáng trong phòng cho phù hợp, khoảng cách giữa mắt với màn hình hợp lý. Không nên để ánh sáng quá cao, nên duy trì ánh sáng trong phòng thấp hơn ánh sáng môi trường (nếu xem tivi ban ngày nên giảm khoảng 50%), máy tính nên để thấp hơn so với hướng nhìn thẳng của mắt. Những người phải làm việc thường xuyên trên máy tính, hoặc xem phim ảnh trên tivi, kể cả các loại màn hình có độ phân giải cao (HD) nên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh có liên quan đến thị lực và có cách phòng tránh thích hợp.
2. Tai
Theo một nghiên cứu mới nhất đăng tải trên tạp chí y học JAMA của Mỹ thì có tới 20% dân số tuổi teen Mỹ hiện đang gặp rắc rối về thính lực do nghe nhạc. Còn ở Australia, người ta cũng phát hiện thấy tai nghe nhạc là thủ phạm làm tăng tới 70% nguy cơ giảm thính lực ở con người, nhất là nhóm người quen nghe ở tần số cao lâu ngày.
Cách khắc phục: nếu có thói quen nghe nhạc bằng thiết bị cầm tay thì chỉ nên nghe ở mức tần số thấp. Ví dụ, người ta phát hiện thấy nếu nghe ở mức 100dB dài kỳ có thể gây giảm thính lực, bởi vậy nên giảm xuống dưới mức này. Nên dùng tai nghe mềm, hoặc để thiết bị nghe nhạc ở xa tai, duy trì mức âm thanh hợp lý.
3. Chân
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ngồi quá nhiều, quá lâu dễ mắc bệnh DVT (deep vein thrombosis) - bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu hay còn gọi là bệnh tắc máu, có cục đông máu trong tĩnh mạch làm cho máu lưu thông khó khăn. Đây là căn bệnh thường gặp ở những người thường xuyên đi máy bay, vì vậy nên được gọi là hội chứng ngồi máy bay. Bệnh nhân liệt nằm bất động cũng là nhóm dễ mắc phải căn bệnh này, còn ở người khỏe mạnh thì ngồi xem tivi, làm việc ngồi nhiều, ít vận động cũng rất dễ mắc bệnh.
Cách khắc phục: những người đi máy bay nhiều thường khắc phục bằng cách đi tất nén, tất chặt nhưng ở gia đình thì không thể áp dụng phương pháp trên được. Cách tốt nhất là nên trang bị các loại bàn ghế ngồi xem cho thoải mái, duỗi được chân cẳng, ngồi được ở mọi tư thế hoặc đứng lên đi lại thường xuyên. Không nên nằm quá lâu hay ngồi quá lâu, riêng trẻ nhỏ chỉ nên ấn định thời lượng xem thích hợp.
4. Vòng eo
Theo nghiên cứu do các chuyên gia ở Đại học Y khoa Harvard, Mỹ thực hiện thì cứ mỗi giờ ngồi trước màn hình thì mức tăng vòng eo ở trẻ nhỏ tăng khoảng 2%, mặc dù không gây béo phì mà do ngồi nhiều, ăn vặt nhiều làm cho người ta dễ dư thừa trọng lượng.
Cách khắc phục: một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là cắt giảm thời gian xem truyền hình và ăn vặt trong khi đang xem, sau đó nên tham gia các hoạt động thể chất để giúp cơ thể khoan khoái và khỏe mạnh.
5. Đầu và cổ
Lý do xem nhiều ngửa cổ nhiều sẽ gây đau đầu, đau cổ. Kể cả tivi lẫn máy tính, nếu kê không đúng vị trí, ngồi gò bó, ánh sáng không thích hợp sẽ làm cho cơ thể dễ bị mỏi mệt, đau nhức phần đầu và cổ.
Cách khắc phục: nên tìm vị trí thích hợp nhất để máy, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ, thuận lợi khi ngồi xem, không phải cúi gập đầu, ngẩng quá cao, sẽ giảm được các loại bệnh có liên quan đến các cơ đầu và cổ.
Theo SKĐS
Vài lưu ý giúp bạn giảm nguy cơ bệnh tim Bệnh tim là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu. Vì vậy, để giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và giữ tim luôn khỏe mạnh, bạn hãy ghi nhớ một số điều sau đây: Cắt giảm chất béo Một chế độ ăn uống không nhiều chất béo có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt,...