Vật lộn cai nghiện game cho con
Để cai được game cho con là một quá trình rất dài, đòi hỏi gia đình và nhà trường, nơi làm công việc cai nghiện game phải phối hợp tốt. Thế nhưng, hiện nay nhiều gia đình vì thương con, nghe con năn nỉ, hứa nhiều điều nên đưa về dẫn đến nguy cơ tái nghiện rất cao.
Nhiều quán net vẫn mở cửa để game thủ “cày” xuyên đêm. Ảnh: Hữu Huy.
Đó là thực trạng hiện nay ở một số trường nội trú vừa dạy học vừa làm công việc cai nghiện game cho học sinh.
“Con thích chứ không nghiện”
Tiếp xúc với chúng tôi trong trường nội trú IVS TPHCM, em Trần P.L (SN 1998, học lớp 11, ngụ quận Thủ Đức) cho biết cha mẹ đưa em vào đây học được hơn 4 tháng. Ban đầu em không đồng ý, cố tìm cách năn nỉ cha mẹ đưa về để được học ở trường bên ngoài. Em bảo em không nghiện game nên không cần phải vào trường này học.
Em Nguyễn T.Đ (SN 2003, học lớp 6, ngụ quận Gò Vấp) thường xuyên trốn học để đi chơi game, bị gia đình gửi vào trường để em tiếp tục học hành và cai nghiện. Em bảo chơi game từ năm học lớp 4, ban đầu chỉ chơi những game trên điện thoại nhưng sau này cùng các bạn khác trong lớp thành lập nhóm game online. Em cũng bảo không nghiện game mà chỉ thích. Vào đây không được tiếp xúc máy tính, điện thoại để chơi game thì trong người khó chịu lắm.
“Những em vào trường để cai nghiện game phần lớn là gia đình đã “bó tay”. Nhiều em vào đây trong trạng thái trầm cảm, thu mình không tiếp xúc với ai. Cũng có những em quậy phá, chống đối đòi về nhà vì cho rằng bản thân mình không phải nghiện game”, anh Nguyễn Văn Hiệp, trưởng ban quản lý học nội trú trường nói.
Việc đưa con đến trường cai nghiện là lựa chọn cuối cùng của nhiều bậc cha mẹ khi ở nhà đã hết cách. Có nhiều em vào trường trong trạng thái lơ ngơ, trầm cảm.
“Gia đình đưa đến các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần đã điều trị nhưng vẫn không hết. Nhiều em vào đây đã uống thuốc điều trị trầm cảm hơn 2 năm, nhưng vấn đề nghiện game không phải điều trị bằng thuốc. Đối với những em này cần rất nhiều thời gian”, ông Đặng Lê Anh, Phó viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển Vovinam và thể thao, phụ trách quản lý trường nội trú IVS TPHCM nói.
Thế nhưng khi các em vào được một thời gian, vì thương con, nghe những lời hứa từ con cái sẽ không chơi game nữa, nhiều bậc cha mẹ không kìm lòng được đã rước con về. Một hai ngày đầu đứa con còn thực hiện lời hứa. Vài hôm sau thì “ngựa quen đường cũ”, chơi game quên về nhà.
Em N.T.L (SN 1999, học lớp 10, quê ở Đắk Lắk) được gia đình đưa đến trường cai nghiện game. Theo nội quy của trường, các em không được mang theo điện thoại nhưng gia đình lén để điện thoại trong giỏ đồ. Ở được một ngày, em L. gọi điện về nhà năn nỉ, bảo gia đình rằng ở đây toàn các bạn nghiện. Hứa sẽ về nhà học hành đàng hoàng không chơi game nữa. Nghe con năn nỉ, ngày hôm sau cha mẹ bay từ Đắk Lắk về TPHCM xin rút hồ sơ đưa con về.
Mặc dù các thầy cô trong trường giải thích muốn con bỏ game thì cần phải tốn thời gian dài, chịu khó để em L. rèn luyện. Trường cũng gặp nhiều trường hợp như thế, và nhiều phụ huynh đón về rồi lại đưa vào. Về nhà được một tuần thì gia đình gọi điện đến trường, xin cho em L. vào lại vì tiếp tục bỏ nhà đi chơi game.
Video đang HOT
Ông Đặng Lê Anh nói thương con không đúng chỗ sẽ không hiệu quả trong việc cai nghiện game. Vì thời gian để các cháu bỏ dần sự lệ thuộc vào game phải rất lâu, ngoài phương pháp của nhà trường thì còn cần tới nỗ lực của trẻ cũng như hợp tác từ gia đình.
“Có nhiều cha mẹ đưa con vào trường nhưng vẫn không nói hết vấn đề của con mình khiến công việc lên phác đồ, hỗ trợ các cháu bỏ game cũng gặp khó khăn, mất nhiều thời gian để giáo viên tìm hiểu từ các cháu”, ông Anh nói.
Nguy cơ tái nghiện rất cao
Là một học sinh nghiện game nhiều năm, T. P.L (ngụ KP.3, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TPHCM) hiện được gia đình đưa vào trung tâm. Bố em cho biết L. chơi game từ lúc nào gia đình cũng không rõ, chỉ đến lớp 8 thấy em “cày” game rất dữ thì nhà mới phát hoảng. “Nó nghiện game từ lớp 8 đến lớp 11. Càng về sau càng chơi nhiều hơn. Riêng lớp 8 phải học đến hai năm. Năm lớp 10 là thời điểm nó chơi dữ nhất. Chơi suốt cả ngày đêm, bỏ ăn bỏ uống, học hành sa sút, sức khỏe đi xuống, người gầy rộc đi”, người bố kể.
Thấy con ngày càng lún sâu, tháng 6 vừa qua, bố mẹ P.L đưa em vào trung tâm. Bốn tháng sinh hoạt trong môi trường mới, cách ly với những địa điểm “đại chiến” như trước, được rèn luyện bằng các phương pháp giáo dục phối kết hợp vừa học văn hóa vừa rèn luyện thân thể, P.L đã phần nào thuyên giảm thói quen chơi game bất kể ngày đêm như xưa.
“Hiện giờ nó đã cũng có đôi chút chuyển biến. Sức khỏe cũng khá dần, cân nặng tăng lên. Tuy vậy, trong những lần được trung tâm cho về nhà nghỉ ngơi, nó cũng cố kiếm cớ để đi chơi game, lúc thì giả vờ qua thăm bạn, khi thì kêu đi đâu đó để tranh thủ chơi 1 – 2 tiếng. Cũng không biết quá trình để nó bỏ hẳn thói quen chơi game còn bao lâu. Tôi muốn nó phải từ bỏ hoàn toàn”, bố P.L bày tỏ.
Ông Đặng Lê Anh cho rằng để các em học sinh thoát khỏi lệ thuộc, cai được game thì cần nhiều thời gian chứ không thể một sớm một chiều. Thế nhưng cha mẹ các em lại nôn nóng, một phần vì thương con, một phần vì nghe lời con hứa nên nóng vội đưa con rời khỏi trường. Trong khi chương trình dạy và cai nghiện cho các cháu chưa hoàn thành. Nhiều trường hợp ở trường gần một năm, gia đình đưa về chưa đầy một tháng đã đưa trở lại. Bởi nghiện game phải được điều trị từ bên trong chứ không thể cấm. Cần phải tạo dần thói quen cũng như một môi trường tốt để các em tham gia các hoạt động khác.
Kiểm soát cũng khó khăn Bất chấp “lệnh giới nghiêm” của chính quyền TPHCM đối với giờ giấc hoạt động của các tiệm internet công cộng không quá 22 giờ, nhiều nơi vẫn ngó lơ hoạt động xuyên ngày đêm phục vụ dân cày game. Qua trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Dưỡng, Phó Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin quận 3 cho biết, địa phương lập đoàn kiểm tra đã lập biên bản xử lý nhiều trường hợp vi phạm như mở cửa quá giờ quy định, số máy đang hoạt động không đúng như kê khai trong giấy phép kinh doanh… “Khi hoạt động quá giờ, các chủ tiệm tắt đèn, khóa cửa, che rèm nên không thể nhìn thấy bên trong đang làm gì. Có tiệm chỉ cho người quen vào chơi nên khó thâm nhập lấy bằng chứng. Nhiều lúc xác định được tiệm internet đó hoạt động quá giờ nhưng khi yêu cầu chủ tiệm mở cửa thì họ đã tắt toàn bộ máy, di chuyển người chơi đi nơi khác nên rất khó trong công tác xử lý”, ông Nguyễn Văn Dưỡng nêu thực trạng.
Theo Văn Minh – Hữu Huy – Ngô Tùng (Tiền Phong)
Chán chồng toàn tập
Chị cứ ngỡ với nhan sắc của gái 1 con thế này, mà anh lại bị "bỏ đói" lâu thế kia, hẳn anh phải lao vào vợ mà nâng mà niu như ngày 2 vợ chồng còn son. Ấy vậy mà...
Vợ chồng chị yêu nhau từ khi còn là sinh viên. Mặc dù sống trong thời buổi nam thanh nữ tú đua nhau hẹn hò ở nhà nghỉ và tỏ tình ở trên giường nhưng họ vẫn quyết giữ thanh tân cho đến khi kết hôn.
Chẳng phải anh chị tỏ ra đạo đức hơn người, mà chỉ đơn giản vì suy nghĩ "Cơm không ăn, gạo còn đó", đi đâu mà phải vội vàng. Ra trường, đi làm rồi kết hôn, hai vợ chồng thực sự đã có những ngày tháng hạnh phúc tràn đầy.
Người đàn ông lý tưởng của đời chị quả thật có quá nhiều ưu điểm. Duy chỉ có một nhược điểm của anh mà mãi sau khi cưới chị mới phát hiện ra, đó là tật ngủ ngáy.
Chưa bao giờ chị phải nghe 1 thứ âm thanh nào khủng khiếp hơn thế. Nhưng sự đời cũng lắm ẩm ương, "Yêu nhau thì củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng méo". Chị tặc lưỡi chấp nhận tật xấu của chồng với suy nghĩ "đến ngọc còn có vết".
Chị tưởng mình cứ mãi sống 1 cuộc sống ấm áp như vậy cho đến khi... chịsinh em bé.
Anh hét toáng cả nhà, niềm vui sướng hiện rõ trên khuôn mặt khi chị báo tin mình đã có thai 2 tháng. Anh vơ ngay điện thoại gọi về cho mẹ chồng thông báo tin vui. Rồi anh luống cuống lao vào máy tính search tất tần tật về bà bầu và trẻ sơ sinh.
Trong cuộc đời ngắn ngủi 26 năm của chị, chị chưa từng chứng kiến người chồng nào quan tâm đến vợ như thế. Nào thì trái cây, rồi thịt cá, trứng sữa, váy vóc, giày bệt, mũ nón cho bà bầu... không thiếu 1 thứ gì.
Rồi anh còn căn dặn chị đủ điều như 1 bác sỹ sản khoa vậy: "Em phải đi đứng nhẹ nhàng, 3 tháng đầu là quan trọng nhất đấy! Cứ để bát anh rửa, lên phòng nghỉ đi em, không con nó mệt...". Chị ngập tràn trong hạnh phúc vì được chồng quan tâm, chăm sóc.
Ảnh minh họa
Nhưng từ khi có thai, chị trở nên nhạy cảm và khó ngủ hơn. Anh biết chị sợ tiếng ngáy rền vang của mình nên tình nguyện mang chăn gối sang phòng làm việc ngủ. Chị cũng cảm thấy nên như thế để đảm bảo sức khỏe cho 2 mẹ con. Thế là anh chị ngủ riêng!
Trong suốt thai kì, cảm giác yêu thương và mong ngóng đứa trẻ ra đời chiếm trọn tâm trí chị khiến chị không có hứng thú cho bất kì việc gì khác. Chuyện "giao ban" của hai vợ chồng bị cấm triệt để.
Nhiều lúc, chị nghĩ thương chồng ghê gớm bởi hai vợ chồng mặn nồng chưa được bao lâu thì chị đã mang thai. Anh thì đang ở độ tuổi sung sức, còn chị thì cũng hừng hực khí thế "chiến đấu". Bị "cấm túc" chắc anh cũng bức xúc, khó chịu lắm.
Chị gợi ý anh đi giải tỏa bên ngoài, nói rất ý nhị nhưng bị anh quát cho 1 trận, rằng: "Em nghĩ thế nào mà lại bảo chồng đi ngủ với gái? Em nghĩ anh là thằng đàn ông vớ vẩn đến thế à?". Chị chỉ còn biết chống đỡ yếu ớt rằng chị thương anh nên mới nói thế, chứ vợ nào mong chồng đi với gái bao giờ.
Anh bảo chị cứ yên tâm dưỡng thai, anh chịu được. Và để chứng minh cho sức "chịu được" của anh, hôm sau anh tha lôi ở đâu về 1 dàn máy điện tử mà chị nhìn vào cũng chẳng rõ là những loại máy móc gì. Thế là những tháng ngày xa cách bắt đầu.
Chị thì chăm lo cho cái bụng của mình, anh thì chăm lo cho dàn máy tính của anh. Hễ về đến nhà, anh lao vào cơm nước 1 hồi, giục chị ăn đúng bữa rồi dọn dẹp. Xong đâu đấy, nhanh như cắt anh phi lên phòng mở máy tính và miệt mài "cày" game. Lúc ấy, có nằm mơ chị cũng không nghĩ rằng cái trò game ấy lại "đáng giá" với anh hơn cả vợ.
Sau khi sinh em bé, chị không phải động chân động tay vào bất cứ việc gì. Mọi việc đã được cả hai bên nội ngoại chăm sóc chu đáo. Rồi thời gian ở cữ qua đi, sức khỏe chị cũng hồi phục mươi phần. Chị bắt đầu "để ý" đến chồng những mong bù đắp cho anh những tháng ngày vất vả vì vợ, vì con.
Chị đi mua sắm vài bộ quần áo kiểu cách, vài bộ đồ lót gợi cảm hòng "chinh phục" người đàn ông lý tưởng của chị lần nữa. Chị diện chiếc váy mát mẻ nhất, giả vờ đi qua đi lại lấy cái này cái nọ ngay trước mặt chồng, nhưng tuyệt nhiên anh không hề quan tâm.
Chị giả vờ húng hắng ho thì anh mới liếc mắt nhìn rồi chốt 1 câu gọn lỏn: "Váy vợ đẹp nhỉ?". Xong! kế hoạch của chị thất bại hoàn toàn. Chị cứ ngỡ với nhan sắc của gái 1 con thế này, mà anh lại bị "bỏ đói" lâu thế kia, hẳn anh phải lao vào vợ mà nâng mà niu như ngày 2 vợ chồng còn son. Ấy vậy mà... Chán chồng tập 1.
Thất vọng tràn trề, chị lên mạng nghiên cứu về những trường hợp như chồng chị nghiện game hơn vợ. Chị phát hiện ra một chân lý "Đàn ông khi mà họ không còn ghen vì bạn, tức là người đàn ông đó đã hết yêu bạn", mà chị biết anh còn yêu chị lắm.
Hôm sau, chị ăn mặc thật đẹp rồi ra khỏi nhà, chiều muộn mới về. Anh đang lúi húi trong bếp thái thái, chặt chặt. Chị õng ẹo đi qua mấy lần để gây sự chú ý.
Cuối cùng, chồng chị cũng hỏi: "Vợ đi đâu mà đẹp thế này?". Chị chớp ngay: "Em đi chơi với mấy đứa bạn học, ôi buồn cười quá cơ, em gặp lại ông Hoàng hồi xưa mà tán em mãi không đổ ý. Ông ý cứ khen em xinh đẹp, xong còn đòi đưa về tận nhà chứ!". Chị vừa nói vừa dò ý tứ chồng xem thế nào. Nhưng chị tức điên khi mặt anh tỉnh bơ, chỉ buông 1 câu: "Ừ, vợ anh đẹp mà!". Chán chồng tập 2.
Chị nằm 1 mình mà nước mắt ngắn dài. Chị không hiểu sao vợ chồng chị lại trở nên xa cách đến vậy? Không còn những cái hôn nồng nàn, những vòng tay ấm áp... Chị thèm cảm giác được nằm gọn trong vòng tay rắn chắc của anh biết bao nhiêu! Vậy mà giờ đây, cái "vòng tay" ấy đang bấm bấm, dí dí cái trò "của nợ" gì mà chị không hiểu nó hấp dẫn ở chỗ nào, nó đẹp hơn chị ở chỗ nào, tại sao vì nó mà anh bỏ bê chị, để chị 1 mình với căn phòng lạnh lẽo này đã hơn 1 năm rồi?
Không thể chịu đựng được nữa, mặc cho đầu bù tóc rối, mặc cho mặt mũi lem nhem, chị lao sang phòng anh, lấy hết dũng khí nói trong run rẩy: "Anh! Chúng mình ly hôn đi!".
Anh ngạc nhiên tột độ rồi bỏ cái máy "của nợ" kia xuống nền nhà, hỏi chị: "Em vừa nói gì cơ? Ly hôn? Tại sao?".
"Anh không còn quan tâm, không còn yêu em nữa thì chia tay nhau cho thoải mái. Sống thế này... em không chịu được...".
Chị cố làm cho mình mạnh mẽ, nhủ thầm "Cố lên! Không được phép run rẩy khi phát biểu đòi quyền tự do", nhưng cơ thể chị đã không còn nghe theo sự điều khiến của trí óc, nó mềm nhũn ra chỉ chực ngã xuống.
Anh lao đến ôm chặt lấy chị xin lỗi rối rít: "Vợ yêu của anh, anh xin lỗi. Là tại anh vô tâm...". Chị òa khóc như 1 đứa trẻ không được mẹ mua quà...
Đêm ấy, sau 1 năm, chồng chị yêu vợ hơn yêu game.
Theo Phunutoday
Lo lắng khi con ăn cắp tiền của bạn Tôi gặng hỏi con (mềm có, rắn có), cháu bảo bạn trong lớp cho, dụ dỗ mãi sau cháu lại bảo con lấy tiền của bạn. Tôi 32 tuổi, vợ chồng đều có công việc ổn định, nói chung về kinh tế không có gì đáng phải lo. Nỗi lo lớn nhất của vợ chồng là con trai tôi. Năm nay cháu được...