Vật chất đen dưới đáy hồ tiết lộ sự thật về một “trái đất địa ngục”
Một khoáng chất đen bóng được đưa lên mặt đất từ những lõi khoan đáy hồ Onega, góc Tây Bắc nước Nga có thể khiến các nhà khoa học phải viết lại lịch sử trái đất.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy trái đất đã xảy ra một giai đoạn đi từ chết chóc đến dễ thở, để rồi vì dễ thở, dễ sống mà trở lại chết chóc, bắt đầu khoảng 2,4 tỉ năm về trước, gọi là GOE – sự kiện oxy hóa vĩ đại. Lý thuyết này, với một số bằng chứng chưa đầy đủ, cho thấy sự gia tăng của vi khuẩn lam và sự dịch chuyển các mảng kiến tạo đã thổi sức sống mới vào hành tinh bằng cách khiến nồng độ oxy – khí của sự sống – gia tăng nhanh chóng.
Một loại đá cổ 2 tỉ năm đã mang trong mình khoáng vật màu đen bóng bí ẩn, hé lộ phần lịch sử thực của trái đất – ảnh: K.Paiste
GOE đã giúp các sinh vật trái đất có điều kiện gia tăng dân số mạnh mẽ, phủ khắp địa cầu. Nhưng rồi số sinh vật ra đời lại quá nhiều so với lượng oxy thực có, dẫn đến “quá tải”, trái đất lại trở nên ngột ngạt. Vậy là một cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử trái đất diễn ra, còn tồi tệ hơn thảm họa thiên thạch giết khủng long, biến hành tinh của chúng ta thành địa ngục thật sự.
Bằng chứng cho “trái đất địa ngục” là Sự kiện Lomagundi – Jatuli (LJE), giai đoạn một lượng lớn chất hữu cơ, rất có thể là xác sinh vật, được chôn vùi trong trầm tích.
Tuy nhiên, thứ vật chất bí ẩn ở Nga, một khoáng vật gọi là “shungite cổ đại” mà nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Kaarel Mnd, chuyên ngành khoa học trái đất tại Đại học Alberta (Canada) lại cho thấy điều trái ngược: “trái đất địa ngục” có thể chưa bao giờ tồn tại. Hành tinh của chúng ta vẫn luôn dễ sống sau GOE. Vật chất lạ lùng này có tuổi đời ngay sau LJE, nhưng có dấu vết molypden, uranium, rhenium cực kỳ cao, những kim loại phải liên quan đến lượng oxy dồi dào.
Phát hiện này có nghĩa: trong giai đoạn vật chất này tồn tại, không thể có sự kiện trái đất bị sinh vật tranh nhau thở đến mức thiếu oxy. Thảm họa LJE có thể bị gây nên bởi một thứ bí ẩn khác! Vì vậy, có lẽ đến lúc phá giải lý thuyết cũ và đi tìm câu trả lời xác đáng hơn, đó là điều nhóm nghiên cứu dự định làm sau phát hiện ban đầu.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Goescience.
A. Thư
Robot NASA chụp ảnh selfie giữa sườn đồi khô cằn của hành tinh đỏ
Bức ảnh toàn cảnh 360 độ ghi lại khoảnh khắc robot Curiosity của NASA đứng giữa sườn đồi khô cằn của sao Hỏa.
Robot tự hành Curiosity của NASA lập kỷ lục trèo địa hình dốc nhất, trèo lên bình nguyên Greenheugh Pediment, dải đá rộng nằm trên đỉnh một ngọn đồi. Trước khi làm điều đó, con robot đã chụp ảnh selfie ghi lại khung cảnh ngay bên dưới Greenheugh hôm 26/2.
Phía trước Curiosity là lỗ khoan mang tên Hutton khi robot lấy mẫu vật nền đá cứng. Bức ảnh selfie toàn cảnh 360 độ được ghép từ 86 ảnh chụp do Curiosity truyền về Trái Đất.
Khi chụp ảnh, con robot đang ở thấp hơn khoảng 3,4 m so với địa điểm nó sắp leo tới ở vùng bình nguyên nứt nẻ.
Bức ảnh selfie của robot Curiosity. Ảnh: NASA
Curiosity leo lên đỉnh dốc hôm 6/3 sau ba lần leo thử. Trong lần leo thứ hai, con robot nghiêng tới 31 độ, chỉ kém một chút so với kỷ lục nghiêng 32 độ của robot tự hành Opportunity năm 2016.
Từ năm 2014, Curiosity bắt đầu trèo núi Sharp, ngọn núi cao 5 km ở trung tâm miệng hố Gale. Các chuyên viên vận hành robot ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA ở Nam California, Mỹ, cẩn thận lập bản đồ mỗi chuyến di chuyển để đảm bảo Curiosity không gặp sự cố. Con robot không có nguy cơ lật nhào bởi hệ thống bánh xe của cho phép nó nghiêng tới 45 độ.
Được biết, nhiệm vụ của Curiosity là nghiên cứu liệu môi trường trên sao Hỏa có thuận lợi cho sự sống vi khuẩn cách đây hàng tỷ năm hay không. Một công cụ để Curiosity thực hiện thăm dò là camera Mars Hand Lens (MAHLI) nằm ở cuối cánh tay robot. Camera này giúp quan sát cận cảnh những hạt cát và bề mặt đá, tương tự cách nhà đại chất học dùng kính lúp để xem xét mẫu vật trên Trái Đất.
Được biết, hồi năm ngoái, Curiosity cũng đã phát hiện một lượng khoáng vật đất sét lớn nhất kể từ khi nó được đưa lên sao Hỏa hồi tháng 8/2012.
Cụ thể, hai mẫu vật được Curiosity tìm thấy khi khoan 2 mục tiêu đá được đặt tên là Aberlady và Kilmarie. Những mẫu vật này chứa lượng đất sét cao nhất từng được phát hiện trong nhiệm vụ của NASA.
Khu vực phát hiện hàm lượng đất sét cao nằm ở mạn bên của vùng thấp ở núi Sharp. Vùng này vốn nằm ngoài quỹ đạo khám phá của NASA trước khi Curiosity được đưa lên sao Hỏa. Công cụ phân tích khoáng sản học của Curiosity có tên là CheMin, đã đưa về Trái Đất bản phân tích đầu tiên về các mẫu đá khoan được tại khu vực nhiều đất sét.
Ngoài ra, trong lần khoan và phân tích này, Curiosity sử dụng camera điều hướng đen trắng để chụp ảnh các đám mây trôi dạt. Các đám mây này có thể là những đám mây băng (có chứa nước), cách bề mặt sao Hỏa khoảng 31km.
Vũ Đậu (T/h)
Thiên nhiên kì bí: Bí ẩn vùng đất khiến động vật chết ngay lập tức mà không có vết thương "Bất cứ loài vật nào vào bên trong đều chết tức thì. Ném những con chim sẻ vào hang, chúng ngay lập tức tắt thở và rơi xuống". Liệu câu chuyện về mảnh đất thần bí "một đi không trở lại" kia có phải sự thực hay không? Cánh cổng bí ẩn nằm trong một ngôi đền có niên đại lên đến 2.200...