‘Vắt chân’ chạy để giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 nguy kịch
Luôn có khoảng 200 bệnh nhân COVID-19 với 40 bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, ECMO tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Ngày 15/9/2021, Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 đầu tiên. Đến nay, cơ sở này đã tiếp nhận và điều trị thành công hàng trăm bệnh nhân. Trong 1 tháng gần đây, F0 ở Hà Nội và miền Bắc ngày càng nhiều, kéo theo lượng ca nặng cần chuyển tuyến tăng lên.
PGS.TS Hoàng Bùi Hải – Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết mỗi ngày có khoảng 20-30 bệnh nhân nặng nhập viện, được chuyển đến chủ yếu từ Hà Nội, Bắc Ninh… Hầu hết họ là người nhiều tuổi, có người 80-100 tuổi.
Trong khoảng 160 bệnh nhân đang điều trị tại đây chiều 7/1, có 40 ca nguy kịch phải thở máy, 50 bệnh nhân nặng thở oxy kính, mask túi, HFNC. Hiện có khoảng 130 thầy thuốc, tình nguyện viên đang có mặt tại cơ sở điều trị này. Trong đó có 65 nhân viên y tế, tình nguyện viên của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; 24 bác sĩ từ Hà Giang và 35 bác sĩ điều dưỡng từ Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) tới học tập, hỗ trợ chăm sóc, điều trị.
Tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đèn luôn sáng. Đây là tuyến cuối tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân mắc COVID-19 vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến.
Chiều 7/1, một cụ ông 83 tuổi chuyển đến từ Bắc Ninh diễn biến nặng. Ông mới tiêm 1 mũi vaccine, đã thở máy dài ngày. Bác sĩ Vũ Đình Hùng, người có 2 tháng kinh qua “mặt trận” Bình Dương điều trị COVID-19, chỉ định mở khí quản cho bệnh nhân này. Nếu không, bệnh nhân khó được chăm sóc thở máy, khó hút đờm, tăng thông khí khoảng chết, thiểu dưỡng vùng bóng cuff dẫn đến biến chứng sẹo hẹp khí quản về sau…
Từ buồng điều hành, sau khi thống nhất qua bộ đàm với buồng điều trị, BS Vũ Đình Hùng (áo xanh), BS Cao Đại Dương phụ trợ và điều dưỡng nhanh chóng mặc đồ bảo hộ vào thực hiện mở khí quản cho bệnh nhân. Ở đây, thời gian là vàng, không có chỗ cho sự do dự hay chậm rãi.
Cùng với đặt ống nội khí quản, mở khí quản cho bệnh nhân COVID-19 là thủ thuật có nguy cơ lây nhiễm cao. Bởi trong quá trình phẫu thuật phải mở đường thở của bệnh nhân, tất cả khí ở phổi mang theo virus sẽ tràn ra ngoài không khí.
Một ca mở khí quản thông thường mất khoảng 30 phút, nhưng nếu gặp ca khó (như vì giải phẫu cổ bệnh nhân quá ngắn) thì có thể kéo dài từ 90 phút tới 2 giờ đồng hồ. Thầy thuốc làm việc trong tư thế cúi gập, tập trung cao độ, kính mờ hơi, rất mỏi và nóng do không được dùng điều hòa trong buồng bệnh.
Video đang HOT
Sau 30 phút, ca mở khí quản diễn ra thành công. Thầy thuốc động viên nhau qua cái “đấm tay”
Mạng sống của tất cả các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại đây phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống máy móc và nỗ lực chăm sóc không ngừng nghỉ của đội ngũ y bác sĩ. Trong ảnh, các điều dưỡng đang vỗ lưng, hút đờm cho ca F0 nặng, nguy kịch tại khu R14.
Do điều kiện nhân lực có hạn, nếu các cơ sở ICU khác phân chia “3 ca 4 kíp” thì cơ sở này của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia thành “2 ca, 3 kíp”, nghĩa là một ca sẽ phải đảm nhiệm 12 giờ đồng hồ, thay vì khoảng 8-9 tiếng như trung tâm khác.
Theo tiêu chuẩn, một bệnh nhân thở máy cần 2 điều dưỡng, 1 hộ lý và 1 bác sĩ. Với F0 phải chạy tim phổi nhân tạo (ECMO) cần số lượng thầy thuốc lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, ở đây, một điều dưỡng trong ca trực 6 tiếng liên tục của mình phải đảm nhiệm khoảng 2-3 bệnh nhân thở máy, chưa kể bệnh nhân khác.
Các bác sĩ làm hành chính từ 7h sáng tới 5h chiều. Ngoài ra, một tuần, mỗi bác sĩ có từ 2-3 lần trực ca tối tới sáng hôm sau. Như bác sĩ Hùng, ngoài phụ trách 40 ca nặng ở khu R13 và R14, trong ca trực đêm sẽ đảm trách toàn bộ bệnh nhân trong viện.
Các điều dưỡng sẽ phân công theo ca, kíp. Một ngày có 2 ca (12 giờ/ca). Một tour trực ở R14 có 9 điều dưỡng cho 20 giường bệnh ICU luôn kín chỗ. Thường các điều dưỡng sẽ chia thành 2 ca nhỏ (6 tiếng/ca nhỏ) và mặc đồ bảo hộ liên tục, nhưng điều đó khiến lượng bệnh nhân mà một điều dưỡng cần chăm sóc sẽ nhiều hơn.
Trong khi kíp bác sĩ Hùng – Dương mở khí quản trong buồng điều trị, phía ngoài phòng theo dõi trung tâm với âm thanh tít… tít… tít của máy monitor đều đặn phát lên vài giây một, một bảng điện tử gắn thiết bị theo dõi huyết áp, mạch, Sp02 của từng bệnh nhân liên tục nhấp nháy…
Phòng theo dõi trung tâm với hệ thống máy theo dõi là “căn cứ địa” để các thầy thuốc bên ngoài “điện đàm” với thầy thuốc bên trong lưu ý, nhắc nhở kiểm tra ngay tình trạng bệnh nhân. Buồng điều trị chỉ còn 2 thứ âm thanh: Tiếng thầy thuốc động viên bệnh nhân và tiếng bộ đàm vang lên trao đổi chuyên môn. Trong một ca trực, tên của các điều dưỡng vang lên không ngớt. Họ phải di chuyển nhanh trong bộ đồ bảo hộ đến từng giường bệnh.
Một trong những cách chuyển thông tin từ buồng điều trị ra phòng điều hành.
Nam bệnh nhân xúc động, nắm tay chặt điều dưỡng khi thầy thuốc động viên ông cố gắng, phối hợp với y bác sĩ để sớm bình phục, về nhà đón Tết.
Chia sẻ về kế hoạch cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tới đây, PGS Hải cho hay: “Chúng tôi chưa tính đến chuyện sẽ nghỉ Tết ra sao, vẫn phải làm việc liên tục, tùy thuộc tình trạng dịch, bởi nếu đông bệnh nhân hơn thì phải huy động nhiều nhân lực hơn”.
Với trung bình 200 bệnh nhân điều trị mỗi ngày, bệnh viện xác định đây là giai đoạn 2. Trong tình huống xấu khi lượng bệnh nhân nặng tăng nhanh, viện chuyển sang giai đoạn 3 với công suất tối đa là 500-700 giường ICU. Nhân lực cho giai đoạn này cần huy động tới 1.500 thầy thuốc, tình nguyện viên sẽ được điều phối từ Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy thuốc từ bệnh viện của TP Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.
Suốt 4 tháng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, với quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn chuẩn chỉ, chưa một nhân viên y tế nào của bệnh viện này dương tính SARS-CoV-2.
Không chỉ trong dịp Tết mà với các ngày bình thường, nhân viên được giám sát và tự đánh giá nguy cơ phơi nhiễm để quyết định có được về nhà hay không. Theo PGS Hải, với nhân viên ở Hà Nội hoàn toàn có thể đi làm theo ca kíp và về nhà theo lộ trình “một cung đường hai điểm đến (nhà và viện)”.
Về kế hoạch Tết, Bệnh viện đã thảo luận và lên kế hoạch triển khai một số hoạt động động viên các thầy thuốc có thêm tinh thần làm việc như ngày 20, 21 Tháng Chạp sẽ tổ chức gói bánh chưng và một số hoạt động khác mang tính chất truyền thống…
Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?
Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ tử vong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ tử vong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.
"Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ tử vong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục", TS Hồng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi (Ảnh: Hải Long)
Theo chuyên gia, với trẻ em, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.
"Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn", TS Hồng nói.
"Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng", TS Hồng cho biết thêm.
Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).
Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa trẻ em mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.
Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. Trẻ em cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây tử vong ở trẻ em, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.
Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở trẻ em và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa trẻ em và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.
Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.
Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên (80% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.
Chuyên gia Chung Nam Sơn: Trung Quốc không có lựa chọn khác ngoài Zero COVID Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn gây tranh cãi khi cho rằng Zero COVID (quét sạch virus trong cộng đồng) là chiến lược ít tốn kém hơn so với việc sống chung với dịch. Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn - Ảnh: WEIBO Trong cuộc phỏng vấn với Đài CGTN phát khuya ngày...