VASEP tiếp tục dự báo về nguy cơ các doanh nghiệp thủy sản cạn nguyên liệu

Theo dõi VGT trên

Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam ( VASEP), cho tới nay, tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 (mũi 1) của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trung bình là 40 – 50%.

Trong khi đó, hiện đã có tới trên 50% nhà máy chế biến cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và nhà máy chế biến thủy sản ở miền Đông TP Hồ Chí Minh đóng cửa.

VASEP tiếp tục dự báo về nguy cơ các doanh nghiệp thủy sản cạn nguyên liệu - Hình 1
Theo khảo sát của VASEP, một số doanh nghiệp chế biến thủy sản tại ĐBSCL đã phải dừng sản xuất do cạn cả nguyên liệu và thành phẩm trong kho. Ảnh: TTXVN.

Các doanh nghiệp được VASEP khảo sát đều đang lo ngại nguy cơ đổ vỡ toàn chuỗi sản xuất từ nuôi trồng – khai thác – chế biến – kinh doanh – xuất nhập khẩu nếu Chính phủ, các địa phương không có các biện pháp khôi phục khẩn cấp.

Cụ thể, theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến tôm tại Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu – 3 địa phương dẫn đầu về sản lượng và sản xuất tôm của cả nước, hiện nay, diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp và các tỉnh đều thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên không chỉ việc lưu thông hàng hóa, mua bán con giống, thu hoạch tôm gặp khó khăn mà các nhà máy cũng đã phải giảm công suất chế biến 60 – 70%, thiếu hụt công nhân, chi phí tăng cao.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện nay, ngành tôm Việt Nam đã trễ nhịp so với cơ hội thị trường nhưng nếu các địa phương mau chóng có giải pháp kiểm soát dịch bệnh vào cuối tháng 8 để phục hồi sản xuất thì vẫn còn cơ hội, giá tôm tăng trở lại, nhưng muộn hơn thì coi như cơ hội năm nay trôi qua. Từ tháng 9 trở đi là thời điểm các nhà máy bước vào cao điểm thu mua nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu nhưng với tình hình hiện tại thì chắc chắn nguồn cung tôm sẽ bị đảo lộn, thiếu hụt cho tới cuối năm, thậm chí kéo dài sang năm 2022.

Còn với các doanh nghiệp chế biến cá tra tại ĐBSCL, từ cuối tháng 7/2021, dịch bệnh lan từ TP Hồ Chí Minh xuống các tỉnh miền Tây, đã có tới 50% doanh nghiệp tại một số địa phương vùng trọng điểm phải đóng cửa. Cá tra nuôi tại ao của công ty vượt size do các nhà máy ngừng hoạt động hoặc giảm tối đa công suất. Một số doanh nghiệp nuôi cá tra thời gian nuôi bị kéo dài, mật độ lớn khiến cá chết hàng chục tấn mỗi ngày. Hiện nay, ước tính, công suất hoạt động của toàn ngành cá tra chỉ từ 10 – 20%.

Tại Hậu Giang, đa số nhà máy thủy sản đã đóng cửa nếu không đáp ứng được “3 tại chỗ”, thiếu công nhân, việc đi lại gặp nhiều khó khăn, hơn thế nhiều nhà máy chế biến nằm trong “vùng đỏ” nên toàn bộ lao động từ “vùng xanh” không tới làm việc được tại nhà máy.

Một số nhà máy thời gian đầu cố gắng thực hiện “3 tại chỗ” để duy trì công ăn việc làm cho người lao động, trả hợp đồng các đơn hàng đã ký tuy nhiên cũng buộc phải ngưng hoạt động sau 1 tháng do phát sinh chi phí quá lớn như: tiền thuê khách sạn, ký túc xá, nhà ở, lương, tiền ăn, chăm sóc y tế, thuê cán bộ y tế xét nghiệm…

Một số doanh nghiệp khác tại ĐBSCL ngưng hoạt động thì chuyển hàng từ kho trữ để trả dần đơn hàng cho khách. Cho tới nay, hầu hết các doanh nghiệp chế biến đều đã cạn cả nguyên liệu và thành phẩm trong kho nên đã dừng hoàn toàn.

Video đang HOT

Tại Bến Tre, nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra đã ngừng chế biến cá tra từ đầu tháng 8/2021 do việc đi lại, vận chuyển, nuôi trồng gặp khó khăn, công nhân lo ngại bị nhiễm bệnh nên cũng xin nghỉ. Tỷ lệ doanh nghiệp chế biến được chích vaccine hiện dưới 15%. Để cầm cự sản xuất, một số doanh nghiệp cố gắng chế biến nghêu nhưng giá thấp nên cũng đang xem xét ngưng hoạt động. Trong bối cảnh đó, không ít khách hàng đòi hủy hợp đồng và tìm khách hàng thay thế với lý do chậm tiến độ giao hàng.

Còn tại Đà Nẵng, sau khi thành phố thông báo giãn cách thì toàn bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng đã đóng cửa. Một số doanh nghiệp dự kiến thực hiện “3 tại chỗ” để sản xuất cầm cự nhưng thiếu công nhân chế biến sâu trầm trọng. Doanh nghiệp xuất khẩu tôm của địa phương này xác định mở cửa hoạt động thì chỉ thu mua tôm nguyên liệu để làm hàng tôm thịt đơn giản. Tuy nhiên, giá tôm loại này của Việt Nam không thể cạnh tranh được với tôm Ấn Độ và Ecuador trên nhiều thị trường.

Ngoài ra, tại các địa phương ven biển như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang, doanh nghiệp đã giảm tối đa công suất chế biến, hoạt động cầm chừng. Cả người dân và doah nghiệp đều gặp rất nhiều khó khăn do một số cảng cá bị phong tỏa do có ca nhiễm COVID-19, tỷ lệ công nhân và người lao động được tiêm vaccine rất thấp, chi phí cho hoạt động “3 tại chỗ” quá cao.

Theo VASEP, nhiều doanh nghiệp đã cân nhắc tới phương án sẽ ngưng hoạt động hoàn toàn nếu trước 15/9, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở các địa phương chưa được ngăn chặn và các biện pháp giãn cách xã hội còn tiếp tục kéo dài.

Các tháng cuối năm 2021 là thời kỳ thu hoạch chính đối với các loại thủy sản như tôm, cá tra. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất các tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo vận chuyển thông suốt để duy trì sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngành thủy sản tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Linh hoạt các giải pháp hỗ trợ phục hồi sau '3 tại chỗ'

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phía Nam; trong đó, có khu vực Đông bằng sông Cửu Long khiến nhiều nhà máy chế biến thủy sản phải tạm ngừng hoạt động hoặc giảm công suất.

Linh hoạt các giải pháp hỗ trợ phục hồi sau 3 tại chỗ - Hình 1
Chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Bá Hải. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch nguyên liệu mà còn tác động đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm.

Hàng loạt nhà máy ngừng hoạt động

Hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành phía Nam đã yêu cầu các doanh nghiệp chỉ được duy trì hoạt động khi đảm bảo điều kiện "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 địa điểm" để phòng, chống dịch bệnh lây lan vào các nhà máy, các khu công nghiệp. Các doanh nghiệp thủy sản đã thực hiện nghiêm các quy định nhằm vừa chống dịch vừa duy trì được sản xuất. Tuy nhiên, qua 2 tuần triển khai thực tế đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập tác động lớn tới việc bảo đảm an toàn phòng chống dịch cũng như nỗ lực duy trì sản xuất, xuất khẩu.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, hoạt động chế biến thủy sản đang đối mặt thách thức lớn, trước dịch COVID-19, tỉnh có 30 nhà máy sơ chế, chế biến các loại thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, hiện nay đã có 18/30 nhà máy chế biến phải ngừng hoạt động do không đáp ứng được yêu cầu sản xuất "3 tại chỗ". Số nhà máy còn lại cũng phải cắt giảm hơn 50% số lao động, dẫn đến công suất sơ chế, chế biến thủy sản toàn tỉnh giảm sút đáng kể. Trong khi đó, vùng nguyên liệu đến ngày thu hoạch vẫn còn tồn đọng khá nhiều.

Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) cho biết: Để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đã ký, các nhà máy của Vĩnh Hoàn đã triển khai "3 tại chỗ" với khoảng 50% số lao động. Trong khi công suất giảm một nửa thì chi phí sản xuất đã tăng đến 40% khiến giá thành sản phẩm đội lên nhiều lần và dòng tiền của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Theo bà Khanh, việc phải giảm công suất chế biến dẫn đến doanh nghiệp không đủ hàng để giao đúng hẹn phải bồi thường hợp đồng hoặc mất luôn khách hàng, không chỉ thiệt hại trước mắt mà còn cả lâu dài. Mặt khác, lượng nguyên liệu đầu vào bị ứ đọng và gây ra hệ luỵ là kích cỡ quá lớn, khi đưa vào sản xuất lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Thực tế hiện nay chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp chế biến thủy sản (trong tổng số gần 450 doanh nghiệp) tại các tỉnh, thành phía Nam đảm bảo được điều kiện "3 tại chỗ" nhưng các nhà máy này cũng chỉ huy động được từ 30-50% số lượng lao động so với bình thường. Do đó, công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn từ 40-50% so với trước đây.

Dự tính công suất chế biến chung của cả vùng đã giảm từ 60-70%. Trong khi đó, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến-xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài. Các vật tư, phụ liệu, bao bì... phục vụ chế biến thủy sản cũng bị thu hẹp, giảm công suất nguồn cung đến 50%.

Hàng trăm nhà máy ngừng hoạt động và giảm công suất đã ảnh hưởng trực tiếp lên kim ngạch xuất khẩu thủy sản nửa cuối tháng 7. Cụ thể, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản tăng 14,5%; nửa đầu tháng 7 vẫn giữ được mức tăng 16%. Nhưng, sang nửa cuối tháng 7 đã đảo chiều giảm khoảng từ 15 -20% so với nửa đầu tháng 7 khiến cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả tháng giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2020, chỉ đạt 763 triệu USD.

Theo đó, xuất khẩu tôm trong tháng 7 sụt giảm 4% so với cùng kỳ đạt 374 triệu USD; xuất khẩu cá tra và cá ngừ tháng 7 đều giảm khoảng 5%, đạt tương ứng 117 triệu USD và 60,5 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm 9% đạt khoảng 47 triệu USD trong tháng 7, xuất khẩu các mặt hàng khác đều giảm.

Theo VASEP, trong khi xuất khẩu bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất và các doanh nghiệp đang bị gánh nặng các loại chi phí phát sinh do COVID-19 như: trang bị cho công nhân làm việc 3 tại chỗ, trả thêm lương, chi phí xét nghiệm hàng tuần, cộng thêm các chi phí đầu vào và logistic tăng mạnh...

Với thực tế khó khăn hiện nay, VASEP lo ngại, sản xuất và xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm sẽ tuột dốc nếu không có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho việc phục hồi sản xuất, xuất khẩu và duy trì sinh kế cho công nhân, nông-ngư dân trong bối cảnh sống chung với dịch COVID-19 như hiện nay.

Linh hoạt các giải pháp hỗ trợ

Để ngành chế biến xuất khẩu thủy sản không đánh mất các cơ hội thị trường đang có, VASEP vừa gửi văn bản kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đề xuất các giải pháp hỗ trợ phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng cũng như sinh kế cho hàng triệu công nhân và nông, ngư dân khai thác, sản xuất nguyên liệu thủy sản.

Trước mắt, các doanh nghiệp đề xuất Chính phủ và Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho những người lao động trực tiếp sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu; trong công nhân làm việc trong các khu công nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu nói chung và sản xuất, xuất khẩu thủy sản nói riêng.

Đặc biệt, ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động trong các nhà máy đang áp dụng phương thức sản xuất "3 tại chỗ" tại các địa phương. Đây là điều kiện quan trọng để ngành chế biến thủy sản vừa duy trì được sản xuất; tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động vừa giữ được lượng đơn hàng xuất khẩu lớn nửa cuối năm.

Các doanh nghiệp cho rằng, không thể duy trì mô hình sản xuất "3 tại chỗ" quá lâu, các ngành sản xuất, xuất khẩu rất cần có một kế hoạch chống dịch linh động theo sát thực tế với tình hình khống chế dịch tại địa phương và tỷ lệ tiêm vaccine của người lao động. Vì vậy, doanh nghiệp đề xuất cho phép được chủ động lên phương án sản xuất, doanh nghiệp đang tạm ngưng sản xuất nếu chuẩn bị đủ các điều kiện chống dịch sẽ được hoạt động lại để kịp thực hiện các đơn hàng xuất khẩu.

VASEP cũng đề xuất Bộ Y tế có hướng dẫn xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" khi phát hiện F0; chỉ khoanh vùng và cách ly khu vực có nguy cơ, phun khử khuẩn, xét nghiệm... để kiểm soát các nguồn lây nhiễm một cách hiệu quả nhưng giảm tổn thất cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế xem xét xây dựng bộ quy tắc "Y tế tại chỗ", tổ chức huấn luyện cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương và doanh nghiệp thực hiện trên tinh thần phối hợp và chia sẻ thông tin.

Cụ thể, doanh nghiệp sẽ chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy, công ty tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động mỗi tháng 2 lần, mẫu xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả tự xét nghiệm của doanh nghiệp được áp dụng trong lưu thông và giao dịch.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành cũng sẽ tổ chức xét nghiệm cho người lao động 1 lần/tháng. Như vậy, sẽ đảm bảo mỗi công nhân được xét nghiệm 3 lần/tháng mà không gây áp lực quá tải cho cả y tế công và doanh nghiệp.

Cùng đó, hướng dẫn thực hiện "1 cung đường, 2 địa điểm" theo tiếp cận là công nhân đã được tiêm vaccine và khu vực cư trú của công nhân là một địa điểm ngoài nhà máy với hướng dẫn thống nhất trên toàn quốc. Hiệp hội đề xuất, Bộ Y tế xem xét các điều kiện để thực hiện phương châm "1 cung đường, 2 địa điểm" là đảm bảo cung đường từ nhà đến công ty và từ công ty về nhà với điều kiện có kiểm soát tuân thủ quy định phòng dịch của doanh nghiệp.

Trong tình trạng khẩn cấp hiện nay và những khó khăn phát sinh từ việc duy trì sản xuất "3 tại chỗ", để có các hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất - xuất khẩu, VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo để chính quyền địa phương khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ đã có của Chính phủ. Có chính sách ưu tiên về giảm lãi suất vay ngân hàng; giảm 30% tiền điện ít nhất hết năm 2021; giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% quỹ lương xuống còn 1% quỹ lương để các doanh nghiệp có nguồn lực đầu tư việc phục hồi sản xuất-xuất khẩu sau giai đoạn "3 tại chỗ".

VASEP cũng đề xuất, Bảo hiểm xã hội chi trả lương và chi phí cho các trường hợp người lao động đi cách ly do dịch bệnh COVID-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế. Chính phủ có cơ để phối hợp công - tư, các tổ chức thiện nguyện nhằm hỗ trợ công nhân, người lao động gặp khó khăn, đặc biệt là người lao động bị mất việc làm do dịch COVID-19.

https://baotintuc.vn/kinh-te/vasep-tiep-tuc-du-bao-ve-nguy-co-cac-doanh-nghiep-thuy-san-can-nguyen-lieu-20210830173918060.htm
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Động đất mạnh ngang 334 bom nguyên tử ở Myanmar, số người chết vượt 1.000Động đất mạnh ngang 334 bom nguyên tử ở Myanmar, số người chết vượt 1.000
10 giờ trước
Phó chủ tịch huyện 'cho con gái quà cưới 600 công đất' bị kỷ luậtPhó chủ tịch huyện 'cho con gái quà cưới 600 công đất' bị kỷ luật
hôm qua
Điều khiển ô tô chở quá tải trọng 225% bỏ chạy, tông xe CSGTĐiều khiển ô tô chở quá tải trọng 225% bỏ chạy, tông xe CSGT
hôm qua
Cứu người đàn ông nước ngoài nhảy từ tầng 5 chung cư Bắc Linh ĐàmCứu người đàn ông nước ngoài nhảy từ tầng 5 chung cư Bắc Linh Đàm
hôm qua
Khối gỗ 'khủng' lao từ ô tô xuống đường, cô gái vứt xe máy chạy thoát thânKhối gỗ 'khủng' lao từ ô tô xuống đường, cô gái vứt xe máy chạy thoát thân
3 giờ trước
Từ động đất ở Myanmar, chuyên gia cảnh báo gì về các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam?Từ động đất ở Myanmar, chuyên gia cảnh báo gì về các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam?
17 giờ trước
Hút hồ nước cải tạo lộ bát hương chất chồng ở Hà Nội: Chuyên gia lên tiếng!Hút hồ nước cải tạo lộ bát hương chất chồng ở Hà Nội: Chuyên gia lên tiếng!
hôm qua
Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCMBé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM
10 giờ trước

Tin đang nóng

Midu khoe clip du lịch Trung Quốc: Visual chồng thiếu gia thành tâm điểm, lộ 1 hành động siêu mê vợ!Midu khoe clip du lịch Trung Quốc: Visual chồng thiếu gia thành tâm điểm, lộ 1 hành động siêu mê vợ!
4 giờ trước
Người phụ nữ hơn 20 lần đưa vàng giả đi cầm ở tiệm kim hoànNgười phụ nữ hơn 20 lần đưa vàng giả đi cầm ở tiệm kim hoàn
3 giờ trước
Nữ nghệ sĩ mất 4 người thân trong 2 tháng, nén nỗi đau gánh cả gia tộc trên vai, làm những việc không ai biếtNữ nghệ sĩ mất 4 người thân trong 2 tháng, nén nỗi đau gánh cả gia tộc trên vai, làm những việc không ai biết
7 giờ trước
Cường Đô La đưa con gái rượu đi xem trường cấp 1: Soi học phí mới thấy đúng chuẩn "trường nhà giàu"Cường Đô La đưa con gái rượu đi xem trường cấp 1: Soi học phí mới thấy đúng chuẩn "trường nhà giàu"
6 giờ trước
Nhìn Đường Yên 41 tuổi và Dương Mịch 38 tuổi mới thấy: Tuổi tác không phải vấn đề, quan trọng là cách đối diện với thời gianNhìn Đường Yên 41 tuổi và Dương Mịch 38 tuổi mới thấy: Tuổi tác không phải vấn đề, quan trọng là cách đối diện với thời gian
8 giờ trước
Nam diễn viên cưới vợ là fan cứng 20 năm, sắp đón con đầu lòng ở tuổi 52Nam diễn viên cưới vợ là fan cứng 20 năm, sắp đón con đầu lòng ở tuổi 52
6 giờ trước
Cẩm Ly sang Mỹ phẫu thuật: Òa khóc trước khi lên bàn mổ, Minh Tuyết nói một câuCẩm Ly sang Mỹ phẫu thuật: Òa khóc trước khi lên bàn mổ, Minh Tuyết nói một câu
2 giờ trước
Nóng: ViruSs xin lỗiNóng: ViruSs xin lỗi
2 giờ trước

Tin mới nhất

Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?

Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?

29 phút trước
Theo ý kiến chuyên gia, động đất 7,7 độ là trận động đất lớn, có thể phá hủy hoàn toàn các công trình xây dựng trên nhiều vùng, gây thương vong ở ngưỡng từ 0 - 250.000 người.
Quảng Trị: Chở 130 kg pháo lậu trên ô tô, bị bắt quả tang

Quảng Trị: Chở 130 kg pháo lậu trên ô tô, bị bắt quả tang

38 phút trước
Công an tỉnh Quảng Trị vừa phát hiện và bắt giữ 2 nghi phạm có hành vi vận chuyển 84 hộp pháo lậu với tổng trọng lượng 130 kg.
Xe chở học sinh lật trên cao tốc, 2 người bị thương

Xe chở học sinh lật trên cao tốc, 2 người bị thương

43 phút trước
Chiếc xe khách 16 chỗ chở học sinh ở Nghệ An đi cổ vũ cho sân chơi tiếng Anh thì bị lật khi đang chạy trên cao tốc.
Bơi qua sông về nhà sau cuộc nhậu, người đàn ông đuối nước tử vong

Bơi qua sông về nhà sau cuộc nhậu, người đàn ông đuối nước tử vong

1 giờ trước
Chiều 28.3, tin từ Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, đơn vị đã tổ chức tìm kiếm cứu nạn người đàn ông bị đuối nước tử vong khi bơi qua sông Gò Tranh.
79 quân nhân sắp sang Myanmar cứu trợ sau thảm họa động đất

79 quân nhân sắp sang Myanmar cứu trợ sau thảm họa động đất

3 giờ trước
Ngày 29.3, Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức hội nghị về việc cử lực lượng sẵn sàng tham gia cứu trợ động đất tại Myanmar.
Xuất hiện 'hố tử thần' trên quốc lộ 3B sau tiếng động lớn

Xuất hiện 'hố tử thần' trên quốc lộ 3B sau tiếng động lớn

8 giờ trước
Một hố sụt lún lớn xuất hiện giữa dải phân cách quốc lộ 3B, đoạn qua địa bàn thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

14 giờ trước
Theo TS Nguyễn Xuân Anh, đây không phải là lần đầu tiên người dân Hà Nội cảm nhận được rung chấn dù các trận động đất xảy ra ở khu vực xa hay các quốc gia lân cận.
Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

hôm qua
Nhóm người tham gia chặn con hẻm, quây lưới đánh bóng bàn bị mời lên làm việc và công an ra quyết định xử phạt hành chính.
TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

hôm qua
Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở An toàn thực phẩm TPHCM khẩn trương tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định rõ nguồn cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho cơ sở chế biến bị nghi ngờ gây ngộ độc.
CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

hôm qua
Lực lượng CSGT TP.HCM đã lập biên bản vi phạm hành chính, đồng thời thu hồi giấy phép thiết bị phát tín hiệu của xe cấp cứu trong vụ chở diễn viên đi dự sự kiện.
Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

hôm qua
Xe container lưu thông trên QL1 đoạn qua xã Đức Lân (H.Mộ Đức, Quảng Ngãi) xảy ra va chạm với xe máy chạy cùng chiều khiến người đàn ông điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.
Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong

hôm qua
Chiều 26.3, thông tin từ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đơn vị vừa tìm thấy thi thể của em học sinh bị đuối nước, tử vong tại đập ngăn mặn thuộc P.3 (TP.Đông Hà).

Có thể bạn quan tâm

Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644

Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644

Thế giới

17 phút trước
Số người chết tại Myanmar tăng lên theo mỗi giờ sau trận động đất thảm khốc, được ví mạnh ngang hàng trăm quả bom nguyên tử.
Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng

Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng

Pháp luật

25 phút trước
Thanh tra Thành phố được Phó Chủ tịch Trần Thị Diệu Thúy giao chuyển vụ việc cho Cơ quan điều tra Công an thành phố xem xét, xử lý đối với Công ty CP giáo dục quốc tế Mỹ AIS
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân

Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân

Trắc nghiệm

1 giờ trước
Bước sang tháng 4 Dương lịch, những con giáp này sẽ có sự nghiệp suôn sẻ, thu nhập tăng cao, tràn ngập may mắn.
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix

Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix

Hậu trường phim

2 giờ trước
Stranger Things, One Piece, The Crown, 3 Body Problem, The Witcher, Squid Game... là những bộ phim có chi phí sản xuất lớn phát hành trên Netflix.
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!

Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!

Nhạc quốc tế

2 giờ trước
19 giờ ngày 29/3/2025 (theo giờ Hàn Quốc), G-Dragon chính thức khởi động chuyến lưu diễn thế giới thứ 3 trong sự nghiệp - bermensch với đêm diễn đầu tiên tại SVĐ Goyang, Hàn Quốc.
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025

Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025

Phim châu á

2 giờ trước
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt sau tròn 1 tháng lên sóng thì đã khép lại cùng không ít những cảm xúc của khán giả. Hài lòng có, tiếc nuối có, khắc khoải và nhớ nhung cũng có.
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này

'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này

Phim âu mỹ

2 giờ trước
Sau 14 năm vắng bóng, thương hiệu kinh dị đình đám Final Destination chính thức trở lại với phần phim hoàn toàn mới - Final Destination: Bloodlines (Lưỡi hái tử thần: Huyết thống).
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?

Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?

Sao việt

2 giờ trước
Ngoài Pháo, có một nữ ca sĩ cũng yêu cầu ViruSs cho lên livestream đối chất nhưng đã bị từ chối phũ phàng. Người đó chính là Emma Nhất Khanh.
Chương trinh truyền hình thực tế Hàn Quốc bị hủy bỏ vì bóc lột trẻ em

Chương trinh truyền hình thực tế Hàn Quốc bị hủy bỏ vì bóc lột trẻ em

Tv show

2 giờ trước
Under 15 - chương trình thử giọng dành cho trẻ em dưới 15 tuổi dự kiến phát sóng vào ngày 31/3 trên kênh MBN - đã chính thức bị hủy bỏ.
3 nữ ca sĩ nổi tiếng quê Nam Định là ai?

3 nữ ca sĩ nổi tiếng quê Nam Định là ai?

Nhạc việt

3 giờ trước
Mảnh đất trăm nghề Nam Định không chỉ nổi tiếng với di sản văn hóa đặc sắc, mà còn là nơi sản sinh nhiều tài năng nghệ thuật như Mỹ Linh, Lan Anh và Vũ Thảo My.
Chú rể ôm bạn gái cũ mặc váy cưới tiến vào lễ đường khiến cô dâu "chết đứng", quan khách ngỡ ngàng

Chú rể ôm bạn gái cũ mặc váy cưới tiến vào lễ đường khiến cô dâu "chết đứng", quan khách ngỡ ngàng

Netizen

3 giờ trước
Trong các đám cưới truyền thống, chỉ có một cô dâu và một chú rể. Thế nhưng, một đám cưới diễn ra tại Tây An, Thiểm Tây (Trung Quốc) đã xuất hiện khung cảnh bất ngờ khi có đến 2 cô dâu.