Vào tù vì “yêu” bé gái thiểu năng
Trời tối, Nguyễn Trọng Hiền rủ thiếu nữ trẻ đi chơi. Sau khi tâm sự, đôi tình nhân đã “ăn trái cấm”. Theo kết quả giám định, cô bé chưa đầy 16 tuổi nên Hiền đã phạm tội “hiếp dâm trẻ em”.
Ngày 24/5, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã chấp nhận đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, sửa sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Trọng Hiền (24 tuổi, ngụ Bình Phước) mức án 17 năm tù về tội “hiếp dâm trẻ em”.
Bị cáo Nguyễn Trọng Hiền tại tòa
Theo bản án sơ thẩm, khoảng 21 giờ 45 phút ngày 16/5/2010, sau khi uống rượu Nguyễn Trọng Hiền gặp cháu N.T.B. (SN 1994) nên rủ B. cùng đến nhà một người quen ở huyện Tây Châu, tỉnh Tây Ninh (khu vực giáp ranh tỉnh Bình Phước) chơi, B. đồng ý.
Khi cả hai đến nơi, gia đình người này đã đi ngủ, Hiền liền đưa B. ra phía bờ ao gần đó ngồi tâm sự rồi thực hiện hành vi giao cấu. Do sợ trời tối, B. đẩy người yêu ra rồi cả hai cùng đi bộ về nhà Hiền.
Tại nhà, thấy cha mẹ đã tắt đèn đi ngủ, Hiền lấy gối để xuống nền nhà ở phòng khách cho B. nằm ngủ chung và tiếp tục đòi thực hiện hành vi giao cấu. Tuy nhiên, khi cả hai chưa kịp giao cấu lần thứ hai thì mẹ của B. đến tìm, B. vội chạy ra phía sau nhà trốn còn Hiền trả lời không biết B. đi đâu.
Video đang HOT
Khoảng 24 giờ cùng ngày, mẹ của B. đến tìm con gái lần thứ hai thì phát hiện B. đang ngủ chung với Hiền nên đã báo công an giải quyết.
Theo kết quả giám định pháp y tâm thần, N.T.B. có bệnh chậm phát triển tâm thần mức độ vừa, về mặt pháp luật đương sự không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Tính đến khi xảy ra vụ việc, B. chưa đủ 16 tuổi nên Nguyễn Trọng Hiền bị truy tố và xét xử về tội “hiếp dâm trẻ em”.
Xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Tây Ninh tuyên phạt Nguyễn Trọng Hiền mức án 18 năm tù về tội “hiếp dâm trẻ em”. Sau phiên tòa, bị cáo và đại diện hợp pháp của bị hại đã làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Theo VietNamNet
10 sự thật về sức khỏe tâm thần
Chiến tranh và thiên tai có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và tâm lý con người. Mức độ rối loạn thường tăng gấp đôi sau các trường hợp trên.
1. Khoảng phân nửa số rối loạn tinh thần bắt đầu từ sớm hơn 14 tuổi. Chừng 20% trẻ em trên thế giới có vấn đề về tinh thần.
Khó khăn ở chỗ các nước có dân số trẻ thì lại nghèo. Hầu hết các nước có thu nhập thấp hay trung bình chỉ có một chuyên viên tâm lý trẻ em cho 1-4 triệu dân.
2. Trầm cảm là khi con người ta sầu dai dẳng và mất hứng thú đi kèm với các triệu chứng về tâm lý, hành vi và thể chất. Trên toàn thế giới nó được xem là nguyên nhân chính dẫn đến thiểu năng.
Khoảng 20% trẻ em trên thế giới có vấn đề về tinh thần (nguồn ảnh: internet)
3. Trung bình mỗi năm trên thế giới có 800.000 người tự sát, 86% số này ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, phân nửa nằm trong độ tuổi 15-44. Nguyên nhân chính yếu của tự sát là rối loạn tinh thần, một chứng bệnh có thể chữa được.
4. Chiến tranh và thiên tai có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và tâm lý con người. Mức độ rối loạn thường tăng gấp đôi sau các trường hợp trên.
Nỗi buồn chiến tranh (nguồn ảnh: internet)
5. Rối loạn tinh thần thường dẫn đến chấn thương thể chất, cố ý hay vô ý.
6. Mặc cảm tự thân và thành kiến gia đình, xã hội là tác nhân ngăn cản các bệnh nhân tìm đến sự chăm sóc điều trị. Một nghiên cứu tại Nam Phi cho thấy người dân nghĩ rằng bệnh tâm thần là do stress hay thiếu ý chí hơn là thể chất. Sự mặc cảm tăng lên cùng với trình độ học vấn và mức sống văn minh.
7. Ở hầu hết các nước đều có vi phạm nhân quyền đối với bệnh nhân tinh thần, với các hành vi giam giữ, cô lập và tước đoạt các nhu cầu cơ bản cũng như sự riêng tư. Rất ít quốc gia có ban hành luật bảo vệ người rối loạn tinh thần.
Ngược đãi (nguồn ảnh: internet)
8. Có sự chênh lệch quá lớn trong sự phân bố nhân lực chăm sóc sức khỏe tinh thần. Các nước thu nhập thấp chỉ có 0,5 chuyên viên tâm lý và 1,6 y tá tâm lý trên 1 triệu dân, trong khi ở các nước thu nhập cao con số đó gấp 200 lần, kể cả số người làm công tác xã hội.
9. Có 5 rào cản phải vượt qua để phổ cập chăm sóc sức khỏe tinh thần: đưa sức khỏe tinh thần vào nghị sự và kêu gọi đóng góp, tổ chức các dịch vụ chăm sóc, hợp tác bên trong tổ chức, đảm bảo nhân lực và tìm ra người lãnh đạo.
10. Các chính phủ, nhà hảo tâm và các tổ chức công tác xã hội, bệnh nhân và thân nhân cần phối hợp với nhau để tăng chất dịch vụ, nhất là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Sự đòi hỏi tài chính thật ra rất khiêm tốn: chỉ có 2 đôla/người/năm ở các nước có thu nhập thấp và 3-4 đôla/người/năm cho các nước trung bình.
(Theo Tuổi trẻ)
Cưỡng dâm cả thiếu nữ thiểu năng Cô thiếu nữ khờ dại đã bị ông lão giở trò đồi bại (Hình minh họa) Quá non nớt, thiếu nữ 19 tuổi đã bị ông lão 70 dụ dỗ lên rừng chặt củi hộ và giở trò đồi bại. Mỗi lần như vậy thiếu nữ được ông ta trả cho 1 số tiền nhỏ. Ngày 15-12, Công an huyện Đakrông, Quảng Trị,...