Vào TPP, cam kết không phá giá nội tệ?
12 nước thành viên TPP dự kiến ký một cam kết không phá giá đồng nội tệ để giúp hàng hóa của nước mình có lợi thế hơn khi xuất khẩu.
Như vậy, 12 nước đang trên lộ trình hướng đến những tiêu chuẩn cao hơn về chính sách tỷ giá và cam kết không sử dụng chính sách với đồng nội tệ của mình để tăng khả năng cạnh tranh. Reuters dẫn một nguồn tin, thỏa thuận này được thực hiện song song với TPP.
Bình luận về cam kết này, tại bản nghiên cứu về ảnh hưởng TPP với Việt Nam, Công ty chứng khoán HSC nhìn nhận: “Về thông tin của Reuters, đây có vẻ là một cam kết công bằng với ý định tốt nhưng không rõ cơ chế thực thi sẽ như thế nào.
Ảnh minh họa
Chúng tôi cho rằng, Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng từ cam kết này, vì những năm gần đây Việt Nam chỉ điều chỉnh tỷ giá với tốc độ khá chậm, ít nhất là cho đến khi đồng nhân dân tệ bị phá giá mạnh. Tuy nhiên, cam kết này sẽ gây khó khăn cho Việt Nam nếu muốn điều chỉnh mạnh tỷ giá trong tương lai”.
Video đang HOT
Về TPP, vừa qua, Blooomberg cũng dẫn thông tin cho biết, Việt Nam và Malaysia – hai nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu – đã cam kết không phá giá nội tệ để tạo lợi thế cạnh tranh với các nước.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực này, có thể nói các chính sách về điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước trong các năm tới sẽ theo các chuẩn mực chung của các nước thành viên TPP.
Việc tỷ giá hối đoái của một nước được định giá thấp sẽ tạo ra lợi thế rất lớn là khiến giá xuất khẩu hàng hóa của nước đó rẻ hơn so với các nước còn lại.
Hiện chương về dịch vụ tài chính của TPP vẫn chưa được công bố chi tiết nhưng nhiều phân tích cho thấy, có khả năng TPP sẽ cho phép các tập đoàn tài chính nước ngoài bán dịch vụ của mình sang thị trường các quốc gia thành viên khác mà không cần phải thành lập chi nhánh tại đó.
Điều này đồng nghĩa với việc, sau khi cho phép các NH nước ngoài thành lập NH con theo thỏa thuận khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiều khả năng Việt Nam sẽ chứng kiến nhiều sản phẩm đa dạng hơn của các NH ngoại tại Việt Nam mà không cần nhìn thấy cơ sở hoạt động của họ tại Việt Nam.
Theo_24h
Nhân dân tệ có thể tiếp tục sụt giá trong năm nay
Các chuyên gia kinh tế thế giới mới đây nhận định đồng nhân dân tệ có thể tiếp tục sụt giá sâu hơn nữa trong tương lai gần. Họ cho rằng CNY sẽ giảm thêm 2,8% nữa so với USD trước cuối năm nay.
Các chuyên gia nhận định nhân dân tệ sẽ tiếp tục sụt giá - Ảnh AFP
Theo CNN hôm nay 15.9, một cuộc khảo sát các nhà kinh tế thế giới cho thấy giới chuyên gia cho rằng nhân dân tệ sẽ tiếp tục sụt giá thêm khoảng 2,8% nữa so với đô la Mỹ trước cuối năm nay. Tuy nhiên, đây sẽ không phải là đợt suy giảm giá trị mạnh, mà chỉ là một đợt giảm giá có sự kiểm soát chặt chẽ của nhân dân tệ.
So với tháng 1 vừa qua, CNY hiện đã giảm 2,6% so với USD, điều này đa phần đến sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đột ngột phá giá đồng tiền hồi đầu tháng 8, sự kiện khiến giới đầu tư thế giới bất ngờ và "góp phần" vào đợt bán tháo của chứng khoán toàn cầu.
Thêm vào đó, PBOC còn quyết định để CNY có thể dao động trong biên độ 2% so với tỉ giá tham chiếu được thiết lập hằng ngày, vốn sẽ được đưa ra theo mức đóng cửa của ngày hôm trước. Động thái này khiến giới thị trường tiền tệ bất an, làm dấy lên nghi ngại về việc nội tệ Trung Quốc có thể bị giảm giá sâu hơn nữa.
Xa hơn, giới chuyên gia trong khảo sát của CNN cho hay nhân dân tệ có thể trượt xuống mức 7,5 CNY ngang giá 1 USD vào cuối năm sau. Điều này ứng với việc nhân dân tệ sẽ sụt 17,8% giá trị so với mức giá hiện nay.
Tất cả các chuyên gia kinh tế đều đồng thuận rằng CNY sẽ tiếp tục hạ giá trị khi nền kinh tế Trung Quốc rục rịch xoay sở với tăng trưởng yếu.
Ngoài ra, sự không chắc chắn về việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất cũng là một trong các nguyên nhân gây lo ngại. "Chuyện đồng tiền tiếp tục mất giá có thể thúc đẩy luồng vốn chảy ra khỏi nền kinh tế nhiều hơn", Jianguang Shen thuộc hãng Mizuho Securities nhận định.
Đã và đang có rất nhiều tiền được rút ra khỏi Trung Quốc để tìm đến những nơi trú ẩn an toàn hơn. Khoảng 36 tỉ USD vốn đã chảy ra trong nửa đầu năm nay và con số này dự kiến sẽ còn lớn hơn trong nửa cuối năm, theo ngân hàng Goldman Sachs.
Bất động sản "đóng băng", thị trường chứng khoán biến động, lợi nhuận doanh nghiệp yếu kém và trên hết đồng nhân dân tệ mất giá, là vài trong số những lý do giải thích cho việc giới đầu tư rút tiền khỏi Đại lục.
Ngoài việc dự báo tương lai nhân dân tệ, các chuyên gia kinh tế cũng thể hiện lo ngại về tác động của việc nhân dân tệ giảm giá lên thị trường châu Á. Các nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu nhiều vào Đại lục, như Hồng Kông, Malaysia, Thái Lan, có thể chịu tác động tiêu cực.
"Chúng tôi tin rằng các nền kinh tế tiếp xúc nhiều với kinh tế Trung Quốc có thể sẽ phải giảm giá nội tệ của họ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của một đồng nhân dân tệ giá rẻ hơn", chuyên gia Dong Tao của Credit Suisse viết trong một nghiên cứu.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc bất ngờ phá giá nhân dân tệ Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) vừa bất ngờ giảm kỷ lục 1,9% tỷ giá tham chiếu hằng ngày của đồng nội tệ vào sáng nay. Đồng nhân dân tệ sụt giá mạnh nhất kể từ tháng 1.1994. Trung Quốc vừa bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ - Ảnh: Bloomberg Theo Bloomberg hôm nay 11.8, Ngân hàng trung ương Trung...