Vào “thủ phủ” nuôi con “quý tộc” xem nông dân thu hoạch mà thèm
Được thuần hóa từ thế kỷ 18, hươu đã gắn bó và gần như không ngừng phát triển ở Hà Tĩnh. Trước đây, hươu là vật nuôi “quý tộc”, nhưng từ những năm 1990 đến nay, hươu được nuôi phổ biến, không ngừng được nhân rộng, trở thành vật nuôi chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo của địa phương.
Hiệu quả kinh tế ngày càng cao nên tổng đàn hươu Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) những năm gần đây không ngừng tăng trưởng, từ 30.500 con vào năm 2013, nay đạt trên 36.000 con, biến địa phương này trở thành thủ phủ của nghề nuôi hươu của cả miền Trung.
Do tính chất dễ nuôi nên hươu được nuôi ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, tập trung nhiều ở các xã vùng giữa và vùng thượng. Điển hình các xã trọng điểm hươu là Sơn Quang, Sơn Lâm, Sơn Trung, Sơn Giang ở huyện Hương Sơn… mỗi xã bình quân từ 2.000-2.700 con. Mặc dù thời gian gần đây, đàn hươu có chững lại, nhưng tổng đàn vẫn ở mức gần 32.000 con (giảm 4.000 con so với 2015).
Hiện nay, toàn huyện có hàng trăm mô hình nuôi quy mô trên 20 con, trong đó, 9 mô hình nuôi từ 50-100 con. Số hộ nuôi từ 4-5 con trở lên, có tới hàng chục nghìn hộ. Nhà nhà nuôi hươu, xóm xóm nuôi hươu khiến hươu thực sự gắn bó và trở thành đặc sản không lẫn lộn của nơi đây.
Nhiều hộ dân ở các huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh những năm gần đây đã mạnh dạn đầu tư lớn, nuôi trên 50 con, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Chị Trần Thị Hợi thôn 10, xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh cho biết: “Gia đình tôi nuôi hươu từ hàng chục năm nay. Thấy hươu cho kinh tế khá nên năm 2012 chúng tôi bắt đầu đầu tư nuôi quy mô 50 con và duy trì ổn định số lượng cho đến nay. Trung bình, mỗi năm thu nhập từ bán nhung hươu và hươu giống, đạt khoảng 300-400 triệu đồng. Ở vùng rừng núi Sơn Lĩnh này, đây là một khoản thu nhập lớn mà nếu không nuôi hươu thì không thể làm gì có được”.
Video đang HOT
Sản lượng nhung hàng năm trên toàn huyện Hương Sơn hàng năm đạt 100 tấn, với mức giá 900.000 đồng – 1.1 triệu/1 lạng nhung tươi, mamg về cho người dân khoảng 100 tỷ mối năm từ giống vật nuôi này.
Trước kia, người chăn nuôi hươu mỗi năm chỉ lấy được một lứa nhung, nhưng giờ đây họ đã có cách chăm sóc hươu để thu mỗi năm 2 lứa, với mỗi cặp bình quân 0,6 – 0,8kg, cá biệt hươu khoẻ có thể cho “lộc” nặng đến 1,2kg. Hàng năm mỗi con hươu đực sẽ cho thu hoạch nhung (lộc) lần vào tháng 2,3,4 hoặc tháng 8,9,10 âm lịch hàng năm.
Theo Danviet
Hoa mắt với màu sắc loài cá mặt quỷ "nhìn phát ghê nhưng ăn phát mê"
Không chỉ gây "sốc" vì bề ngoài xấu xí đến khó tưởng, nhưng thịt của loại cá mặt quỷ này lại ngon đến mức không chê vào đâu được. Nhiều du khách khi đến chợ đêm ở Lý Sơn khá kinh ngạc trước đủ màu sắc của loài cá này.
Dù được ví là một trong những 'kho tàng sống" về kiến thức của các loai hải sản trên biển, thế nhưng cựu lão ngư Huỳnh Văn Hà (70 tuổi), ở huyện đảo Lý Sơn vẫn lắc đầu khi nghe hỏi "Cá mặt quỷ mang bao nhiêu màu khác nhau?".
Trong khi những loài hải sản khác nếu cùng một chủng loại thì nhiều lắm cũng chỉ mang vài màu thì cá mặt quỷ lại khác. Cựu lão ngư Hà, giảng giải: "Dù chủ yếu sống ở vùng rạng (đá ngầm) thế nhưng tùy theo nơi đó dòng nước ấm, lạnh thế nào và nông, sâu ra sao... mà cá mặt quỷ lại có một màu sắc khác nhau, để phù hợp cho việc ẩn mình trốn kẻ thù và thuận lợi để săn mồi. Vì vậy mà rất khó biết, thống kê được loài cá này có bao nhiêu màu sắc".
Không chỉ có hình thù xấu đến phát hờn
Đúng như lời của cựu lão ngư Hà, qua quan sát chỉ 3 điểm bán hải sản tươi sống ở khu vực chợ đêm Lý Sơn, dù cùng 1 loại thế nhưng cá mặt quỷ "khoác" trên mình hàng chục màu sắc khác nhau.
Cá mặt quỷ mang vô số màu sắc khác nhau
Con thì toàn thân có một màu đỏ như thỏi son, con thì đen sậm, lấm chấm xanh; số còn lại thì chẳng khác gì những cục san hô đã chết...Tuy nhiên tất cả chúng đều có chung một điểm giống nhau, đó là hình dáng bên ngoài xấu xí và trông ghê sợ đến "ma chê, quỷ hờn" như tên gọi mà nó đang mang.
Một điểm bán cá mặt quỷ tại chợ đêm Lý Sơn
Dù vẻ bề ngoài xấu xí như vậy; đặc biệt là vây lưng của cá mặt quỷ mang độc tố mạnh nếu bất cẩn bị đâm vào sẽ tác động đến hệ thần kinh, tim...gây nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng thịt của loài cá này vô cùng thơm, dai và ngon nên rất được nhiều người ưa chuộng. Tùy theo thời điểm, mà giá bán cá mặt quỷ khác nhau, dao động từ 180-220.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Nghề nuôi con rừng "hái thần dược phòng the" thu trăm triệu mỗi năm Đó là nghề nuôi hươu lấy nhung, một nghề mới đang phát triển khá mạnh ở Ninh Bình và đang mang lại thu nhập cao hàng trăm triệu đồng cho các chủ trang trại ở mảnh đất cố đô này. Nghề nuôi hươu lấy nhung ngày càng phát triển, hươu giống. Ông Minh đang bỏ cỏ cho đàn hươu ăn tại trang trại...