Vào phòng the, nghe thì thầm “chuyện ấy”
Nên nói gì trong “lúc ấy”? Chẳng lẽ cả hai cứ ngậm tăm, hùng hục thở dốc, diễn hết bản kịch câm rồi… chấm hết?
Tác dụng tuyệt vời của lời nói
Trong chuyện “ấy”, để đạt tới sự thoả mãn thực sự, nhiều người thường chỉ đề cập đến việc đa dạng về hình thức, phong phú về thao tác hay đúng kỹ thuật mà ít thấy có ai đề cập đến việc hai bên phải nói với nhau những gì trong những lúc đó.
Những câu như: “Anh yêu em” hay “Em thật tuyệt vời” rất phổ biến trong thời khắc cao trào của chuyện ấy. Theo điều tra thì có đến 85% đàn ông và 70% phụ nữ trả lời rằng thích được nghe bạn tình nói trong lúc “yêu”. Các chuyên gia cũng khẳng định điều đó có khả năng kích thích sự ham muốn, làm tăng cảm giác hưng phấn cho cả hai.
Chị Hoàng Mai – nhân viên kế toán của công ty truyền thông cho biết: Mình không thích cuộc “ân ái” cứ im phăng phắc, lặng như tờ rồi mỗi người “hì hụi” làm phần công việc của mình. Chồng mình có những câu nói rất đỉnh lúc ấy khiến mình thấy cực kỳ thú vị:
“Em cứ tin vào anh nhé!”
“Nào cùng với anh nhé….”
“Em ôm anh đi, cứ để anh…”
Video đang HOT
“Em đẹp lắm đấy biết không….” (cắn nhẹ)
“Da em mát và thơm quá!” (hôn nhẹ)
Còn Lan (Định Công) có vẻ rất hài lòng với cách dìu dắt của ông xã mỗi khi “giao ban”: Nhà mình thì lúc khởi động chồng thì thầm, dặn dò vợ (kiểu như e phải yêu anh thật nhiều…), đến khi vượt chướng ngại vật thì khen vợ sexy, khen vợ “ngon”. Tăng tốc và về đích thì chồng toàn phải bịt mồm vợ lại vì… sợ osin dưới nhà và các con tỉnh ngủ.
“Vợ chồng mình lúc nào làm chuyện ấy cũng như một cuộc… phỏng vấn” – Phượng (Cầu Giấy) chia sẻ. Nguyên văn cuộc phỏng vấn ấy như sau:
- Anh đang làm gì đấy?
- Anh giã gạo!
- Không phải? Anh đang làm gì đấy?
- Anh đào đường!
- Cũng không phải!
- Anh đóng gạch!
- Không phải mà!
- Anh đưa em đi lên… thiên đường!
Thế đấy! Tưởng nhàm chán nhưng nếu không có cuộc phỏng vấn ấy, thế nào hai vợ chồng cũng rơi vào tình trạng “kẻ lên đỉnh dốc, người vẫn dưới chân đồi”.
Và những chuyện “khó đỡ”
“Vợ chồng mình chả bao giờ nói gì cả. Lúc ấy phải nói à? Bận bao nhiêu là việc phải làm, chân tay mắt mũi mồm miệng cái gì cũng bận hết rồi, lại còn phải nói thì… vất vả quá”, Mai (kế toán).
Vợ mình thì chả biết nói gì ngoài câu: Nhanh lên, con nó dậy bây giờ! Làm mình mất hết cả cảm hứng, Đạt (lập trình viên).
“Mình cũng không thấy anh xa nói gì trong suốt 6 năm rồi”, Huệ (thư ký).
Vấn đề phát ngôn trong lúc ấy tế nhị lắm, chả lẽ lại nói: “Hôm nay, nhận nhiệm vụ của tổ chức, thừa lệnh cấp trên, thay mặt bố mẹ hay bên, anh xin được xxx em…”, Tùng (nhân viên ngân hàng).
Ghét nhất là đang lúc cao trào thì vợ lại gào lên: “Anh, đeo nó vào đi!”, Nam (nhà báo).
Chồng em vừa cho vào ú ớ mấy tiếng đã xong mất rồi. Mình nên nói gì cho kịp?, Hồng (nhân viên sàn chứng khoán).
Mất trật tự nhất là “mụ vợ”, mình chả nói năng gì mấy, chỉ tập trung vào đoạn cao trào. Xong xuôi quay ra thấy con đang mắt tròn mắt dẹt nhìn. Ngượng! – Long (nhân viên quảng cáo).
Mẹ thằng cu Tý thì chỉ có mỗi một câu đơn điệu xuyên suốt chương trình đó là: “Anh ơi ! Anh ơi”. Hết! – Hoàng (bán hàng).
Giao tiếp luôn là một nghệ thuật. Đôi khi, ngôn ngữ trong “lúc ấy” cũng gây nên không ít tình huống dở khóc dở cười.
Hải Minh
(Tổng hợp)