Vào phòng sinh cùng vợ, chồng có hành động khiến bác sĩ không đỡ đẻ nổi
Vì muốn có người ở bên cạnh động viên, an ủi trong lúc “vượt cạn” nên mẹ bầu này đã đề nghị chồng vào phòng sinh cùng.
Sinh con có lẽ là thời điểm phụ nữ đau đớn, yếu đuối và cần sự động viên từ người thân nhất. Đó chính là lý do ngày càng nhiều bệnh viện cho phép người nhà sản phụ cùng vào phòng sinh và sự lựa chọn thường là người chồng “đầu gối tay ấp” hàng ngày bên mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải anh chồng nào cũng phù hợp với việc cùng vợ “vượt cạn”.
Mới đây, một mẹ bầu họ Hà (sống tại Trung Quốc) mới sinh con đã chia sẻ lại câu chuyện “đi đẻ có đôi” dở khóc dở cười của mình.
Chị Hà cho biết chị mang bầu lần đầu nên rất lo lắng, áp lực về chuyện sinh mổ. Trước đó chị cũng xem được những đoạn video “vượt cạn” cùng chồng rất tình cảm, xúc động nên cũng mong muốn có chồng ở bên cạnh động viên, an ủi trong giây phút quan trọng của cuộc đời. May mắn thay khi chị đề nghị, chồng rất vui vẻ đồng ý.
Anh chồng run rẩy, bấu chặt bàn tay vợ trong phòng sinh vì sợ hãi.
Vậy nhưng có vẻ như anh đã không hình dung được những gì sẽ diễn ra trong phòng sinh nở. Khi vào phòng, anh ngồi bên cạnh, nắm chặt bàn tay vợ. Đến khi các y bác sĩ bắt đầu bày dụng cụ y tế ra, chị Hà bắt đầu thấy tay chồng run lên và toát mồ hôi lạnh. Chị Hà đang đau đớn nhưng vẫn nghe thấy chồng lầm bầm trong miệng: “ Ôi sợ lắm! Anh không dám nhìn đâu”.
Sau đó, bác sĩ đỡ đẻ vừa ngồi vào vị trí thì anh chồng bấu chặt vào tay vợ, mặt quay đi chỗ khác và hét lên một tiếng “A”. Vậy là chị Hà vừa phải chịu cơn đau đẻ vừa phải chịu cơn đau do chồng nắm chặt vào tay. Bác sĩ cũng phải bật cười và đùa không đỡ đẻ nổi vì lần đầu thấy một người chồng phản ứng quá mức như vậy.
Cuối cùng, chị Hà phải thủ thỉ với chồng: “Hay thôi anh ra ngoài đi! Em bảo anh vào động viên em mà anh thế này thì em còn phải an ủi ngược lại mất. Anh ra đi cho bác sĩ còn làm việc”.
Video đang HOT
Mẹ bầu mệt mỏi vì vừa đau đẻ vừa phải lo an ủi chồng.
Chỉ nghe có vậy, chồng chị Hà lập tức “tẩu thoát” khỏi phòng sinh. Sau đó chị đã có một ca sinh khá suôn sẻ, em bé chào đời khỏe mạnh.
Trên thực tế, không phải người chồng nào cũng phù hợp để vào phòng sinh con cùng vợ. Đã có những trường hợp chồng cùng vợ đi đẻ nhưng con chưa chào đời thì bố đã ngất xỉu vì căng thẳng, sợ hãi. Chính vì vậy, để có một ca “vượt cạn có đôi” suôn sẻ, người chồng cần lưu ý 3 vấn đề sau:
- Học tiền sản, làm quen với quy trình sinh con: Sợ hãi là tâm lý chung của con người khi đến một môi trường xa lạ, đặc biệt là còn nhiều máu, thuốc sát trùng, dụng cụ y tế như phòng sinh. Chính vì vậy, người chồng nên làm quen trước với môi trường này, tham gia những buổi học tiền sản để hiểu rõ quy trình sinh con.
Những người chồng muốn vào phòng sinh cùng vợ nên chuẩn bị tâm lý và kiến thức.
- Chuẩn bị tâm lý: Khi được vào phòng sinh cùng vợ, người chồng sẽ trở thành trụ cột tinh thần cho sản phụ đang trong cơn đau đớn. Chính vì vậy, chồng cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, bình tĩnh. Khi người chồng nóng nảy, lo lắng quá mức có thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bác sĩ cũng như tâm lý của người mẹ.
- An ủi vợ bằng lời nói, hành động: Khi đang trong cơn đau đớn, người vợ rất cần được an ủi, động viên bằng cả lời nói và hành động. Trong lúc này, nếu người chồng chỉ im lặng quan sát thì sẽ chẳng giúp đỡ được gì, hãy nhẹ nhàng nắm tay, tâm sự, ổn định tâm lý cho vợ. Những hành động như vuốt tóc, lau mồ hôi cũng sẽ giúp người mẹ đang sinh con có thêm động lực.
Sinh viên ĐH Y Hà Nội xung phong làm hàng nghìn dụng cụ y tế chống dịch: Áp lực xen lẫn tự hào
Trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, 30 sinh viên Đại học Y Hà Nội đã xung phong tình nguyện làm hàng nghìn dụng cụ y tế ủng hộ tuyến đầu chống dịch.
Đã có hơn 1200 que lấy mẫu xét nghiệm và 700 tấm kính chắn giọt bắn bảo hộ được 30 sinh viên Đại học Y gấp rút hoàn thành gửi đến các bệnh viện và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC) ủng hộ công tác phòng chống COVID-19.
Được biết, đây là chiến dịch do Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trường Đại học Y Hà Nội phát động nhằm đẩy cao phong trào tình nguyện, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh.
Que lấy mẫu xét nghiệm và kính chống giọt bắn
Chia sẻ về chiến dịch tình nguyện, bạn Đỗ Mạnh Cầm(sinh viên lớp Y4F), Ủy viên thường vụ Đoàn trường, người trực tiếp phụ trách chương trình cho biết : 'Trước đó thì nhà trường có phát động chiến dịch 100 sinh viên ĐH Y tham gia tuyến đầu chống dịch. Nhưng để đảm bảo về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thì chỉ các sinh viên năm cuối được cử đi thôi.
Các bạn còn lại trong đó có mình cũng rất mong muốn được đóng góp cho công tác phòng dịch nhưng không biết ủng hộ làm sao. Lần tham gia này cũng khá vui và tự hào vì cuối cùng mong muốn ấy cũng đã được cụ thể hóa bằng hành động thực tế. Tất cả tham gia với tinh thần trách nhiệm với công việc được giao'.
Dụng cụ làm tấm kính chống giọt bắn
Cô sinh viên chia sẻ, thử thách lớn nhất với mỗi bạn đó là làm que thử xét nghiệm. Lần đầu làm chưa quen nên bị hỏng rất nhiều. Một mẫu que thử đạt chuẩn phải có đầu bông gắn thật chặt, còn tấm chắn phải có phần đệm mút ốp lên trán. Nếu kích thước mút quá mỏng, tấm chắn sẽ sát mặt, khó sử dụng, dễ bị mờ khi thở và vướng với người đeo kính.
Tuy nhiên, với tinh thần 'khó không ngại, nản không buông', các bạn sinh viên lại tự mày mò cách tìm ra cách hơ nóng đầu que và lấy banh kẹp thành các gờ trước khi quấn bông, nhờ thế bông sẽ dính chắc vào đầu mút mà không bị rơi. Các sản phẩm đều được đội sinh viên tính toán làm sao có tính ứng dụng cao nhất trong thực tế.
Phải sáng tạo các sản phẩm sao cho phù hợp khi sử dụng
'Các mẫu hướng dẫn trên mạng cho tấm chắn chỉ để áp dụng trong cuộc sống, đi ra đường hay đi chợ xong là tháo ra, không cần đeo lâu, còn tấm chắn để các nhân viên Y tế sử dụng phải đeo nhiều, có khi cả ngày, kích thước không phù hợp sẽ rất khó chịu cho người dùng. Bọn mình phải thử nhiều nguyên liệu và các kích cỡ mới làm ra đc 1 sản phẩm phù hợp'- Cầm nói thêm.
Được biết, chiến dịch tình nguyện lần này chia làm 2 đợt: Đợt 1 huy động làm 1000 que lấy mẫu xét nghiệm ngày 9/4, đợt 2 làm 500 tấm chắn giọt bắn phát động bắt đầu vào ngày 11/4. 30 sinh viên tham gia đều được trực tiếp Đoàn thanh niên tuyển chọn, tập huấn, sau đó giao nguyên liệu và thực hiện tại nhà, đảm bảo không tiếp xúc trực tiếp trong thời gian cách li.
Thời gian làm việc gấp rút vì khoảng thời gian giữa tháng 4 là cao điểm dịch, các bệnh viện thiếu nhiều dụng cụ xét nghiệm nên nhóm sinh viên phải gấp rút hoàn thành: 'Mệt và áp lực nhất là khi bọn mình phải trực tiếp tìm nguyên liệu, vì đang cách li nên không thể đi tìm trực tiếp, và các nguyên liệu cũng không có sẵn trong thời điểm này. Tuy nhiên có khó khăn thì bọn mình vẫn phải tìm cách khắc phục thôi. Nhìn thấy kết quả sản phẩm của được sử dụng thực tế ai cũng rất phấn khởi và vui'.
30 sinh viên được trực tiếp tập huấn các sản phẩm đảm bảo đúng tiêu chí
Kết thúc chiến dịch, nhóm sinh viên đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu với tổng 1200 mẫu que xét nghiệm và 700 kính chống giọt bắn gửi cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội và Bệnh viện ĐH Y Hà Nội.
Dù còn gặp nhiều khó khăn, áp lực nhưng ai cũng cảm thấy vui và tự hào vì đã góp một phần công sức nhỏ bé trong cuộc chiến chống dịch.
Ảnh: NVCC
Hải Yến
Tâm thư nữ y tá ở bang thảm hoạ New York: Bao giờ bình yên mới trở lại nước Mỹ? "Tôi tâm niệm khoảng thời gian trước đây là khoảng thời gian bình yên, bởi khi Covid-19 bùng phát, nước Mỹ như thể bước vào thời chiến". Đó là những dòng tâm sự của Simone Hannah-Clark, nữ y tá đang làm việc tại Đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) ở New York, Mỹ. New York đang trong "tâm bão" với 103.476 ca...