Vào mùa mưa bão, cẩn thận với những căn bệnh khiến làn da có thể bị “ăn mòn”
Mùa mưa bão đã bắt đầu và sau bão lũ như thường lệ sẽ phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về da liễu. Mọi người cần chú ý đến những căn bệnh khiến làn da có thể bị “ăn mòn” dưới đây.
BS Đinh Doãn Thạch – Bệnh viện Da liễu Hà Nội 2, trong mùa mưa bão các bệnh da liễu rất dễ gặp phải. Bởi thời tiết ẩm ướt, đường phố thường xuyên bị ngập úng tạo điều kiện cho các loà i kí sinh trùng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và hoạt động mạnh. Khi bị xâm nhập làn da rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới các bệnh da liễu.
Theo các chuyên gia da liễu, có một số bệnh da liễu khiến làn da cơ thể bị “ăn mòn” nên chú ý trong mùa mưa bão:
* Ghẻ
Ghẻ là một loại bệnh ngoài da gặp nhiều trong mùa mưa bão do ký sinh trùng Sarcoptes Scabies xâm nhập. Triệu chứng của bệnh này là những mụn nước, rãnh ghẻ hay gặp ở những kẽ ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng… gây ngứa nhiều. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể biến chứng nhiễm trùng thành mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị. Bệnh cũng dễ lây từ người này sang người khác.
Nấm kẽ chân rất dễ gặp trong mùa mưa bão
Video đang HOT
Nước ăn chân còn gọi là nấm kẽ bàn chân rất dễ gặp trong mùa mưa. Bệnh do nấm Candida và Blastomycet gây ra. Thường bị ở các kẽ ngón, nhất là các kẽ hẹp như kẽ của các ngón chân giữa, kẽ ngón chân áp út, lòng bàn chân, gót chân cũng bị mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau làm việc đi lại khó khăn ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh.
Để điều trị nước ăn chân hiện có rất nhiều loại thuốc chống nấm có hoạt chất Ketoconazol, Clotrimazol… để bôi. Người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị khi có biểu hiện nặng như kẽ chân lở loét, nóng, đỏ, có mủ tránh biến chứng không đáng có.
* Mề đay
Trong mùa mưa, nhiều người thường bị nổi mề đay là do dị ứng với nước mưa. Khi da bị ngấm nước mưa lập tức phản ứng lại gây nên tình trạng nổi mề đay. Đặc điểm là những sẩn phù từng mảng trên da, gây ngứa. Mề đay có thể nổi ở bất cứ vị trí nào nhưng vùng da hở như tay, chân, mặt dễ ngứa nhiều. Hiện tượng đỏ, ngứa kéo dài khi tiếp xúc trực tiếp với nước mưa và sau khi tiếp xúc nước mưa khoảng 1 – 2 giờ. Mề đay sẽ biến mất nhanh nhưng cũng có thể bị trở lại khi tiếp xúc trở lại với tác nhân.
* Bệnh da tiếp xúc do côn trùng
Viêm da tiếp xúc do côn trùng thường xuất hiện trong mùa mưa lũ. Căn nguyên, lây truyền của bệnh do côn trùng tên khoa học Paederus. Mọi người hay gọi nhiều là kiến ba khoang. Sau khi tiếp xúc với côn trùng sẽ thấy ngứa, rát, nóng rát tại chỗ và xuất hiện các đám vết màu đỏ, hơi nề thành vệt. Sau 1-3 ngày xuất hiện các mụn nước trên da đỏ, lấm tấm sau đó xuất hiện bọng nước và bọng mủ.
Ngoài ra, sử dụng quần áo mưa kín khi đi dưới mưa, những phần cơ thể tiếp xúc với áo mưa bị nóng nực và ẩm ướt. Dầm mưa quá lâu, cơ thể tiết ra mồ hôi làm cho vùng da tại đó ẩm ướt hơn dẫn tới những người có sẵn bệnh lý nấm, ghẻ… bị nặng hơn, gây ra ngứa ngáy.
Để phòng tránh những căn bệnh da liễu trong mùa mưa bão, BS da liễu Đinh Doãn Thạch khuyên mọi người tránh lội nước, không đi dầm dưới trời mưa. Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài cần mặc áo mưa, đi dép thay vì đi giày để tránh bí chân. Cơ thể dính nước mưa cần nhanh chóng thay quần áo, lau khô người, tóc.
Sau khi lội nước bẩn phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô, nhất là giữa các kẽ ngón chân không để bẩn và ẩm ướt. Không dùng móng tay gãi ngứa vì có thể làm cho tình trạng nặng nề, dễ nhiễm khuẩn hơn.
Nếu chẳng may da xuất hiện những tổn thương, mọi người nên đi khám chuyên khoa da liễu. Tránh tự ý dùng thuốc bôi có thành phần Corticoid để điều trị bệnh da liễu nói chung vì thuốc có thể gây nên nhiều tác dụng phụ có hại cho da như teo da, rạn da, tạo cơ hội để nấm phát triển nhiều hơn.
Bệnh phong cùi tái xuất ở Lạng Sơn
Bệnh nhân nam, 35 tuổi, từ Lạng Sơn vào Bệnh viện Da liễu Trung ương, Hà Nội, khám do nổi nhiều nốt sần đỏ, ấn đau, rải rác tay chân và thân mình.
Bệnh nhân cho biết tình trạng này diễn biến hơn hai năm nay. Anh khám ở nhiều nơi, điều trị nhiều đợt nhưng bệnh không thuyên giảm, ngày càng tiến triển nặng.
Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương ghi nhận bệnh nhân có các tổn thương sẩn đỏ kích thước 1-3 cm, rải rác khắp vùng mặt, tay chân, thân mình. Khám không sờ thấy các dây thần kinh nông, mu bàn tay hai bên của bệnh nhân khô.
Bác sĩ cho rằng bệnh nhân xuất hiện triệu chứng không điển hình nghi ngờ mắc bệnh phong - một căn bệnh da liễu trước đây rất phổ biến ở Việt Nam. Kết quả xét nghiệm rạch dái tai xác định bệnh nhân dương tính với vi khuẩn phong.
Bệnh nhân nhập viện điều trị ngày 6/7.
Tổn thương sẩn đỏ rải rác vùng lưng, ấn đau, ở bệnh nhân phong. Ảnh: Bệnh viện Da liễu Trung ương
Trong lịch sử loài người, bệnh phong được coi là một trong tứ chứng nan y, có thể lây từ người bệnh sang người lành, thời kỳ ủ bệnh kéo dài nhiều năm.
Bệnh phong, còn được gọi là ma phong, bệnh hủi, phong cùi, bệnh hansen, là một bệnh truyền nhiễm mạn tính do vi khuẩn mycobacterium leprae gây ra, chủ yếu biểu hiện ở ngoài da và hệ thống thần kinh ngoại biên. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại di chứng mất cảm giác các dây thần kinh, tàn tật vĩnh viễn, biến dạng cơ thể khiến nhiều người khiếp sợ.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết Việt Nam đã thực hiện chương trình chống phong quốc gia rất tốt. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh phong hiệu quả, do đó tỷ lệ mắc bệnh tại Việt Nam rất thấp.
Cơ chế lây nhiễm của bệnh phong chủ yếu qua tiếp xúc. Trước đây, khi nhìn thấy bệnh nhân phong với những tổn thương đặc trưng như cụt ngón chân, ngón tay, mọi người thường có tâm lý xa lánh, kỳ thị. Nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh lây qua các dịch tiết của người bệnh. Tuy nhiên theo bác sĩ, cơ chế lây lan đòi hỏi phải có tiếp xúc gần và kéo dài. Nếu người bệnh bắt đầu điều trị, khả năng truyền bệnh giảm tới 99%. Tỷ lệ lây giữa vợ chồng là 2-3%. Bệnh không di truyền và có thể chữa khỏi.
Nhiều trường hợp chẩn đoán muộn, để lại di chứng tàn tật nguy hiểm cho bệnh nhân và có thể tạo thành các ổ bệnh trong cộng đồng.
Bác sĩ khuyến cáo khi nghi ngờ mắc bệnh phong, cần tới bệnh viện thăm khám và xét nghiệm chẩn đoán.
Những người tuyệt đối không nên ăn rau cần kẻo rước bệnh vào người Rau cần cung cấp nhiều chất xơ, có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hóa, rau cần cũng rất tốt cho người thiếu máu, mất ngủ, bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ... Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn rau cần. Dưới đây là nhóm người mà chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không...