Vào mùa, dân ở đây nô nức vớt lộc biển, bán sang Trung Quốc
Rong mơ được người dân xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) thu hoạch rộ vào các tháng 6, 7, 8 Âm lịch hàng năm. Những ngày này, người dân Ninh Phước đang tất bật với vụ khai thác rong mơ.
Người dân nơi đây cho biết, để thu hoạch rong mơ, họ phải dậy sớm ra biển từ lúc 4, 5 giờ. Có người ra biển vớt rong trôi, có người lặn cắt rong dưới biển. Khoảng 9 đến 10 giờ, khi rong đã đầy ghe, họ quay về bờ và bắt đầu công đoạn phơi khô.
Rong mơ khô được các thương lái thu gom bán sang Trung Quốc. Thời điểm hiện tại, thương lái mua với giá 5.000 đồng/kg rong khô. Thu nhập trung bình của những người đi thu hoạch rong vào khoảng 500 đến 700 ngàn đồng/người/ngày; còn những người chỉ làm nhiệm vụ phơi rong được trả công theo đầu tạ, mỗi tạ rong khô, người phơi được trả công 110 ngàn đồng.
Người dân không biết công dụng của loại rong này dùng để làm gì, nhưng vẫn thấy có một số gia đình dùng rong khô rửa sạch, rồi nấu nước uống thay trà.
Sau đây là một số hình ảnh được phóng viên Khánh Hòa Online ghi lại:
Người dân tăng bo rong từ thuyền vào bờ bằng thúng chai.
Video đang HOT
Sau đó dùng xe rùa vận chuyển rong vào sâu phía trong bờ để tránh thủy triều và sóng biển làm ướt. Vào vụ cao điểm, những người thu hoạch rong thu nhập bình quân 500 đến 700 ngàn đồng/người/ngày.
Người phơi rong có nhiệm vụ trải mỏng những đóng rong mơ vừa mới thu hoạch đưa vào bờ. Mỗi tạ rong khô, người phơi được trả công 110 ngàn đồng.
Phút giải lao của những người phơi rong mơ.
Nếu trời nắng gắt, chỉ khoảng 24 giờ sau khi phơi, rong sẽ khô và được tập hợp để đóng bao.
Rong mơ khô đóng bao được bán với giá 5.000 đồng/kg.
Thương lái dùng xe chở rong mơ về vựa để xuất sang Trung Quốc.
Theo Đại Hải (Báo Khánh Hòa)
Nuôi loài chồn ngày ngủ đêm dậy đòi ăn cháo cá, lời 350 triệu/năm
Anh Phạm Thanh Long, hội viên nông dân phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa bắt đầu nuôi chồn hương từ cuối năm 2012 với 6 con giống (gồm 4 con cái và 2 con đực).
Sau nhiều lần thất bại, anh đúc kết được kinh nghiệm nuôi chồn hương, từ đó phát triển đàn lớn về số lượng và chất lượng. Chồn hương có đặc tính dễ nuôi, dễ chăm sóc, có thể ăn tất cả các loại thức ăn, kể cả thực vật, động vật.
Anh Long cho biết, chồn hương là loài "ngày ngủ, đêm ăn" nên cứ chiều tối anh cho chúng ăn cháo trắng hoặc cháo cá, ban ngày bổ sung thêm chuối. Giống chồn hương này thường bị bệnh đường ruột nên anh chủ động cho ăn đồ chín để loại bỏ khả năng bệnh tật.
Nông dân Phan Thanh Long với mô hình nuôi chồn hương.
Khu vực chuồng trại nuôi chồn hương được anh Long thiết kế phù hợp với từng thời kỳ phát triển của chồn. Loài chồn hương này chưa thể thuần chủng nên nếu nhốt chung thường cắn nhau đến chết.
Chuồng nuôi chồn hương được làm bằng gỗ, đáy có kẽ hở dài khoảng 15 - 20 cm để dễ dàng vệ sinh chất thải của chồn. Chuồng trại được xây dựng rộng rãi, sạch sẽ để chồn có không gian vận động, sinh sản nhanh. Khi chồn đẻ, phải chú ý để tránh tình trạng chồn con bị rớt hoặc kẹt vào các kẽ hở đó.
Về kỹ thuật nuôi chồn hương, kinh nghiệm nuôi chồn hương, anh Long cho biết, vào mùa nắng phải tưới nước làm mát mái chuồng nuôi vì chồn không chịu được nóng. Khâu khó nhất trong nuôi chồn là giúp con đực và con cái giao phối. Để tránh di chuyển con bố, mẹ, anh làm chuồng 2 ngăn, chỉ cần kéo khung chắn là con bố, mẹ có thể gặp nhau để phối giống.
Chồn hương sống đơn lẻ nên nhốt chung là cắn nhau, vì vậy, sau khi cho giao phối 2 - 3 ngày phải tách riêng. Con non ở với mẹ cũng chỉ khoảng 1 - 1,5 tháng là tách mẹ.
Hiện nay, trại chồn hương của anh Long có gần 30 con bố, mẹ. Chồn mẹ mỗi năm đẻ từ 2 - 3 lứa, mỗi lứa từ 3 - 5 con. Chồn con nuôi khoảng 10 tháng sẽ đạt từ 2,5 - 3kg là đã có thể xuất bán, giá bán thương phẩm dao động từ 1,3 - 1,5 triệu đồng/kg. Từ 6 con giống ban đầu, đến nay trang trại của anh đã có trên 90 con, cho thu nhập trên 350 triệu đồng mỗi năm, sau khi trừ chi phí.
Theo Danviet
Điểm tựa giúp nông dân thi đua làm giàu 10 năm qua (2009 - 2019), Hội Nông dân thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, trở thành điểm tựa cho hội viên, nông dân thi đua phát triển kinh tế. Thêm nhiều nông dân sản xuất giỏi Ông Trương Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân (ND) thị xã Ninh Hòa cho biết,...