Vào mùa câu tôm càng xanh trên sông Hậu
Sau mùa nước, con nước rút dần, là lúc những người đi câu rủ nhau ra sông Hậu ’săn’ tìm sản vật thiên nhiên, và câu tôm càng xanh là một trong những môn phổ biến.
Thời điểm thích hợp để câu tôm là những tháng cuối năm đến tháng 2 (âm lịch) năm sau. Câu tôm vừa là thú vui giải trí, vừa mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Những tháng mùa nước nổi, tôm cá trên sông sinh sôi, phát triển. Sau mùa nước, con nước rút dần, cũng là lúc những người đi câu rủ nhau ra sông Hậu “săn” tìm sản vật thiên nhiên, trong đó câu tôm là môn được nhiều người ưa thích. Con tôm càng xanh được ví như là “vua” của các loài tôm sông, do giá trị kinh tế cao nên có nhiều người săn tìm.
Đúng 5 giờ sáng, chúng tôi theo chân anh Tèo Em (ngụ phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) qua khu vực xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) câu tôm. Trời trong xanh, không khí mát mẻ như báo hiệu một ngày tốt lành, hy vọng “chiến lợi phẩm” sẽ kha khá. Xe chạy hơn 30 phút cũng đến nơi. Tôi và anh Tèo Em gửi xe ở nhà người quen rồi thuê xuồng nhỏ để đi câu.
Thành quả là những chú tôm sông tươi rói
Chúng tôi bơi xuồng cặp theo những bè cá lâu năm, có nhiều lục bình, những nơi đó con tôm thích trú ngụ, những điểm khuất và trống trải sẽ không có nhiều tôm. Vừa ngồi câu, anh Tèo Em vừa tâm sự: “Công việc chính của tôi là thợ hồ, nhưng vì đam mê nên mỗi khi rảnh, tôi lại đi câu tôm. Vừa thỏa mãn đam mê, vừa có thêm thu nhập”.
Nghề nào cũng cần công phu
Nhiều người nghĩ rằng, câu tôm dễ dàng, nhưng công việc này cũng lắm gian nan. Cùng với chiếc xuồng, người đi câu suốt ngày lênh đênh trên sông nước để tìm kiếm nơi thích hợp câu tôm. “Phải có kinh nghiệm, hiểu được tập tính của con tôm mới có thể câu được. Người câu giỏi có thể câu được 2-5kg tôm một buổi là chuyện việc bình thường”, anh Tèo Em nói.
Để câu được tôm, người đi câu phải chuẩn bị cần câu chuyên dụng, dây và lưỡi phải đúng yêu cầu và đặc biệt không thể thiếu mồi câu là trùn biển. Đây là món ăn mà tôm rất thích. Theo anh Tèo Em, trùn biển có mùi tanh, thêm nữa khi xuống nước, những cái chân của con trùn biển phát ra ánh sáng thu hút tôm.
“Gần đây, do có nhiều người đi câu, nên mồi câu trở nên khan hiếm; nhiều lúc không có mồi câu đành phải nghỉ vài hôm. Giá trùn biển không rẻ, nếu mua vài ký trở lên có giá khoảng 450.000 – 500.000 đồng/kg, còn nếu mua ít có khi đến 800.000 đồng/kg. Đó chỉ là bước chuẩn bị ban đầu. Đối với những người câu tôm chuyên nghiệp, biết nhìn bến bãi, quan sát con nước thì chuyện câu được những con tôm 100 – 200g là bình thường”, anh Tèo Em kể.
Lênh đênh trên sóng nước hơn 2 giờ, câu cũng được kha khá, chúng tôi quyết định bỏ bãi và bơi xuồng đi tìm nơi khác. Xa xa, vài người dân đang thả lưới bắt cá trên sông, nên phải tìm những bãi xa hơn để tránh dây câu bị mắc lưới.
Video đang HOT
Qua một bãi câu khác, tôi gặp được anh Tý (ngụ phường Mỹ Hòa), cũng là người đi câu tôm lâu năm. Anh Tý kể: “Lúc trước, tôi là lao động tự do, công việc không ổn định. Tình cờ, tôi gặp người chú câu tôm chuyên nghiệp, thấy tôi có việc làm bấp bênh nên chỉ dẫn tôi nghề câu tôm để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Vậy là tôi gắn bó với nghề này đến bây giờ”.
Theo anh Tý, lúc đầu chưa có kinh nghiệm, câu tôm khó khăn hơn câu cá rất nhiều. Câu cá chỉ cần nhìn vào cái phao là biết dính cá hay chưa; còn tôm là phải canh kéo lên, kéo xuống nhịp nhàng mới biết có tôm ăn mồi hay không. Những người đi câu chuyên nghiệp chỉ cần kéo nhẹ cần câu là biết được tôm to hay nhỏ.
“Có lúc tôi ngồi câu từ 1 – 2 giờ mà chưa được con nào. Dần dần tôi có thêm kinh nghiệm. Bây giờ, một ngày có thể câu được từ 1 – 2kg tôm, có khi “ trúng mánh”, câu được nhiều tôm càng xanh 200 – 300g/con đem bán cũng được vài trăm ngàn đồng”- anh Tý nói.
Sau khi đi câu về, thợ câu thường mang chiến lợi phẩm ra chợ bán cho tiểu thương, giá bán tùy loại. Tôm càng (loại 1) giá 400.000 – 500.000 đồng/kg, tôm xô (tôm có kích thước to, nhỏ lẫn lộn) khoảng 250.000 đồng/kg. Trừ tất cả chi phí cho một lần đi câu, có thể bỏ túi 150.000 đồng/ngày; bữa nào “trúng mánh” thu nhập gấp 2- 3 lần.
Thời điểm này, chạy dọc các bãi cồn ở xã Mỹ Hòa Hưng, người ta có thể dễ dàng gặp những người câu tôm. Những năm gần đây, tôm trong môi trường tự nhiên ít dần, hơn nữa thịt tôm sông chắc, được nhiều người ưa chuộng nên có giá bán cao. Dù có vất vả nhưng nhiều người đi câu vẫn cố gắng bám trụ với nghề.
Gần đây, do có nhiều người đi câu, nên mồi câu trở nên khan hiếm; nhiều lúc không có mồi câu đành phải nghỉ vài hôm. Giá trùn biển không rẻ, nếu mua vài ký trở lên có giá khoảng 450.000 – 500.000 đồng/kg, còn nếu mua ít có khi đến 800.000 đồng/kg. Đó chỉ là bước chuẩn bị ban đầu. Đối với những người câu tôm chuyên nghiệp, biết nhìn bến bãi, quan sát con nước thì chuyện câu được những con tôm 100 – 200g là bình thường.
Thợ câu tôm Tèo Em
Mùa nước mực ở Phú Quốc
Một ngư dân câu mực trên vỏ lãi composite.
Cảnh nhộn nhịp ngư dân đảo ngọc câu mực trên biển An Thới, TP Phú Quốc.
Phú Quốc vào mùa gió bấc cũng là lúc mực nối đuôi nhau tập trung lại thành từng đàn để giao phối, sinh sản. Thời điểm này cũng là lúc ngư dân câu mực được mùa mực trứng.
Sau khi chọn vị trí neo đậu ghe chắc chắn, những ngư dân bắt đầu công việc đón lộc biển. Với những tay câu "sát thủ", mỗi ngày họ có thể câu được trên chục ký lô mực.
Anh Huỳnh Văn Tự ở khu phố Hòn Rỏi, phường An Thới, TP Phú Quốc, cho biết: Mấy tuần qua, ngư dân địa phương rất phấn khởi vì trúng mùa nước mực. Hiện các vùng biển xung quanh phường An Thới ngư dân đến câu mực khá đông vì mùa này mực đang tập trung nhiều.
Một con mực dính câu của ngư dân.
Cần thủ Nguyễn Ngọc Lợi được "đồng nghiệp" rất nể phục vì mỗi ngày anh luôn câu dính gần gấp đôi số mực của những người khác.
Theo ngư dân câu mực Phú Quốc, thời điểm này còn được gọi là mùa nước mực kéo dài trên dưới 1 tháng. Rất nhiều con mực ống, mực ống trứng được ngư dân câu lên còn sống nên bán giá khoảng 300.000 đồng/kg...
Mồi câu mực là những con tôm giả làm bằng nhựa với màu sắc sặc sỡ có gắn lưỡi câu. Khi quăng mồi xuống biển, mực thấy tưởng mồi thật bám vào sẽ mắc câu.
Với ngư dân Phú Quốc, mùa nước mực giúp họ có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Một ngư dân câu mực trên vỏ lãi composite.
Một cần thủ nhí với con mực vừa được kéo lên khỏi mặt biển.
Những con mực dính câu được thả vào khoang tàu đảm bảo còn sống để bán được giá cao hơn.
Dụng cụ câu mực khá đơn giản, chỉ cần cần câu, con tôm giả sơn màu bắt mắt có gắn lưỡi câu chùm là có thể đi săn mực. Khi mồi giả được quăng xuống biển, ngư dân giật giật cần câu để con tôm giả giống như đang bơi; những con mực thấy tôm liền chạy lên ăn thế là bị mắc vào lưỡi.
Vừa câu mực, vừa ngắm cảnh sắc đảo ngọc từ biển khơi, thưởng thức các món ăn được chế biến từ mực tươi sẽ là trải nghiệm khó quên với du khách.
Ở Phú Quốc, hiện các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch khai thác tour câu mực đêm thu hút đông du khách trải nghiệm. Thế nhưng vào mùa này, khách không cần đi đêm mà có thể câu mực vào ban ngày và chắc chắn đây sẽ là trải nghiệm rất thú vị với du khách trong những ngày tham quan đảo ngọc.
Giữ hồn con nước Tam Giang Vẻ đẹp thanh bình và thiêng liêng tại nơi 3 dòng sông miền Bắc hòa chung con nước ở Bạch Hạc - Bến Gót, điểm nhấn văn hóa rất đặc biệt của thành phố Việt Trì (Phú Thọ), đang từng ngày bị khói bụi và tiếng ồn xâm hại... Chị Phan Thị Thơm ở bến ngã ba Hạc lấy "nước thiêng" cho du...