Vào chuỗi liên kết, hội viên thêm vốn, kinh nghiệm
Từ phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi do Hội ND phát động, hội viên nông dân trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy lợi thế của địa phương.
Ông Nguyễn Đăng Hệ – Chủ tịch Hội ND huyện Lương Tài cho biết: Những năm qua, Hội ND huyện Lương Tài đã chú trọng nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Hàng năm, số hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp liên tục tăng lên.
Chị Nguyễn Thị Hường ở xã Phú Hoà có thu nhập cao nhờ tham gia chuỗi liên kết nuôi thỏ xuất bán cho Nhật Bản. Ảnh: Đức Thịnh
Riêng năm 2019, toàn huyện có 7.621 hộ hội viên tham gia đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp. Qua bình xét đã có 6.072 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp (đạt gần 80% hộ đăng ký). Trong đó, cấp Trung ương: 50 hộ; cấp tỉnh: 178 hộ; cấp huyện: 859 hộ; cấp cơ sở: 4.985 hộ.
Từ phong trào nông dân thi đua SXKD, nông dân huyện Lương Tài đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế giỏi. Đáng chú ý, nhiều nông dân giỏi đã mạnh dạn liên kết với doanh nghiệp hình thành nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị như: Mô hình trồng cà rốt tại xã Minh Tân, Lai Hạ; mô hình nuôi thỏ bán cho Nhật Bản ở xã Phú Hoà;…
Theo Chủ tịch Hội ND huyện Lương Tài, để nông dân tích cực tham gia phong trào, các cấp Hội đã đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tư vấn, dạy nghề, dịch vụ hỗ trợ nông dân. Cụ thể: Năm 2019 và quý I/2020, Hội ND huyện tổ chức 60 buổi tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho hơn 11.000 lượt hội viên tham dự; thực hiện cung ứng 350 tấn phân bón theo hình thức trả chậm cho nông dân phát triển sản xuất.
Video đang HOT
Ngoài ra, để giúp người nông dân có thêm vốn đầu tư sản xuất, Hội ND huyện chủ động tham mưu, đề nghị UBND huyện cấp bổ sung kinh phí hàng năm cho Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện; thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ do Trung ương Hội và Hội ND tỉnh ủy thác với tổng số vốn đạt trên 7 tỷ đồng. Đồng thời, Hội ND huyện đã phối hợp với các ngân hàng: Chính sách xã hội và NNPTNT để nhận ủy thác, thực hiện cho vay. Tổng dư nợ các ngân hàng đến nay đạt 93,475 tỷ đồng cho 3.159 hộ vay.
Cùng với đó, Hội cũng hướng dẫn, khuyến khích các địa phương thành lập 3 HTX, 14 tổ hợp tác xã và duy trì hoạt động hiệu quả của các mô hình dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế ở 14/14 cơ sở Hội… để giúp nông dân định hướng sản xuất.
Từ chàng trai rửa bát thuê đến ông chủ HTX nông nghiệp sạch
Với một suy nghĩ làm sao để cho người nông dân ở quê mình đỡ vất vả trong làm nông nghiệp, nhưng lại có thu nhập cao, chàng trai trẻ Lê Văn Tám - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Sông Hồng đã gặt hái được thành công sau bao nhiêu ngày vất vả.
Từ làm phân hữu cơ...
Ra Hà Nội từ năm 1991, Lê Văn Tám đi rửa bát thuê ở Hà Nội, sau đó tích cóp từng đồng để rồi năm 1996 đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, làm việc trong ngành cơ giới hóa đồng bộ và nông nghiệp.
Những năm tháng ở Hàn Quốc đã cho chàng thanh niên này rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ và cơ giới hóa. Tám đã học hỏi, nắm bắt trong quá trình làm việc và chính những kiến thức này đã giúp anh thành công tại Việt Nam.
Giám đốc Lê Văn Tám trong nhà lồng trồng rau sạch bằng hữu cơ của mình. Ảnh: Ngọc Thủy
Tám cho hay: "Quãng thời gian lao động bên Hàn Quốc đã cho tôi rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là những kiến thức trong quá trình canh tác nông nghiệp, điều này chính là động lực để thôi thúc tôi khi về nước, thực hiện được ước mơ của mình là làm ông chủ chứ không phải làm thuê".
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là việc trồng lúa. Tám nhận thấy quá trình sản xuất ra hạt thóc của người nông dân rất vất vả, năng suất không cao, dẫn đến thu nhập thấp. Nguyên nhân có rất nhiều, trong đó có khâu ban đầu là gieo mạ. Theo Tám, chất đất hiện nay đang bị thoái hóa, không còn màu mỡ như trước nếu như không có biện pháp để cải tạo lại.
Chính vì vậy Tám đã nghiên cứu và sản xuất những giá thể đầu tiên cho việc gieo mạ. Theo Tám, giá thể này thực chất là việc sản xuất ra một dạng đất có đầy đủ chất dinh dưỡng tốt nhất, sạch nhất, để khi gieo hạt thóc xuống nảy mầm, cây mạ sẽ rất khỏe nhờ có chất dinh dưỡng tại những giá thể này.
Không giấu giếm về cách chế biến giá thể để gieo mạ này Tám cho biết, đây là kinh nghiệm tôi học được từ những trang trại trồng rau hữu cơ bên Hàn Quốc, giá thể đó bao gồm bùn được phơi khô, mùn cưa, phân, kali, vôi, tất cả đều được trộn vào và được ủ kín trong thời gian từ 3 - 6 tháng, sau đó đất đã được xử lý được đưa vào khay để gieo mạ.
Hiện, Tám đang chuyển giao công nghệ làm giá thể này cho các tỉnh thành từ Nghệ An trở ra, hầu hết các tỉnh thành này, người nông dân đều sử dụng phương pháp làm đất sạch hữu cơ để gieo mạ hoặc trồng rau hữu cơ trong nhà lồng, các sản phẩm được trồng từ đất hữu cơ này đều cho năng suất và chất lượng rất cao. Chính vì vậy nguồn thu nhập cho HTXNN của Tám cũng không ngừng tăng.
...tới chế biến ống hút từ rau, củ
Không những sản xuất đất sạch hữu cơ, hiện nay cơ sở sản xuất và kinh doanh của Giám đốc HTXNN Sông Hồng Lê Văn Tám còn đang sản xuất ống hút, được chế biến từ nông sản như các loại rau, củ, quả.
Nhận thấy việc sử dụng các loại ống hút nhựa hiện nay rất mất vệ sinh, thậm chí còn gây ô nhiễm nặng nề môi trường sống, cũng là những kinh nghiệm, kiến thức được học hỏi từ khi còn lao động bên Hàn Quốc, Lê Văn Tám bắt đầu đưa dây chuyền sản xuất ống hút bằng rau củ quả vào sản xuất.
Chia sẻ với tôi Tám cho biết, nhận thấy sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân có giá trị chưa cao, nguyên nhân cũng là do chúng ta chưa có công nghệ chế biến sau thu hoạch, chính vì vậy sản phẩm nông nghiệp khi sản xuất ra chỉ đơn thuần là sử dụng thông thường.
Hiện nay công suất sản xuất ống hút từ rau củ của Tám làm được khoảng 50.000 ống hút ngày, giá thị trường đối với sản phẩm này còn tương đối cao do vậy HTX đang cố gắng tìm kiếm đối tác để tiêu thụ.
Nhìn cơ ngơi của chàng trai trẻ quê Thanh Hóa đang lập nghiệp thành công ở Đông Anh, vùng đất Kinh đô Âu Lạc cổ xưa, đi lên từ hai bàn tay trắng, tôi rất cảm phục chàng thanh niên sinh năm 1976 này, đã biết vươn lên làm giàu cho chính bản thân mình và giúp đỡ bà con nông dân có thu nhập cao từ nghề làm nông nghiệp.
Ngọc Thủy
Học và làm theo Bác: Đem lợi ích thiết thực đến nông dân Với nhiều giải pháp thiết thực, đặc biệt thông qua các phong trào thi đua, Hội Nông dân (ND) huyện Tam Đường (Lai Châu) thiết thực đưa Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Tuyên truyền lồng ghép Xác định học tập và...