Vào bếp nhàn hơn hẳn với 6 mẹo nhỏ trong bếp dưới đây
Để tiết kiệm thời gian chế biến các món ăn, bạn hãy bỏ túi ngay một số mẹo vặt trong bếp này nhé!
1. Dùng bát để cắt ngô ra khỏi lõi
Nếu như bạn cắt ngô trên thớt thông thường, ngô thường bị vương vãi ra ngoài. Nhưng khi đặt úp một chiếc bát nhỏ vào thố hay chảo sâu lòng, sau đó đặt bắp ngô lên trên rồi thái thì ngô không hề bị vương vãi ra ngoài đâu nhé, rất tiện phải không bạn?
Để giảm thời gian nấu mì, bạn chỉ cần ngâm mì khô trong nước khoảng vài giờ hoặc để qua đêm. Mì sau khi ngâm sẽ nở ra, khi chế biến bạn có thể nấu siêu nhanh với nước sôi (khoảng 1 phút) hoặc cho mì ngâm mềm đó vào xào ngày sẽ rất tiện.
3. Tách bỏ hạt và lấy phần thịt quả bơ
Quả bơ bổ đôi theo chiều dọc sau đó vặn nhẹ để tách ra làm đôi. Phần quả bơ có hạt thì dùng dao sắc chặt vào hạt để gỡ hạt bơ ra.
Tiếp đó dùng mũi dao để cắt bơ thành từng miếng nhỏ rồi dùng thìa múc ra là xong.
4. Giữ thớt cố định khi sử dụng
Video đang HOT
Việc đặt khăn hay khăn giấy ẩm dưới thớt giúp cố định thớt và chống trượt khi sử dụng.
5. Cách bỏ vỏ kiwi hiệu quả
Dùng dao cắt hai đầu của quả kiwi sau đó dùng muỗn để tách lấy cùi quả kiwi ra khỏi vỏ.
6. Cách xử lý bơ trong tủ lạnh
Nếu bạn muốn làm bánh nhưng bơ vẫn chưa mềm ở nhiệt độ phòng, vậy thì chỉ cần bào nhỏ bơ đông lạnh và cho vào bột bánh để chế biến ngay thôi. Cách này giúp bạn không phải chờ đợi bơ mềm ở nhiệt độ phòng nữa!
Học người Nhật cách dọn nhà nhanh, gọn, sạch để dọn dẹp không còn là nỗi ám ảnh của chị em
Người Nhật "chỉ dọn đồ chứ không dọn phòng" mà không dọn từ hết phòng khách cho đến phòng ngủ, phòng bếp,... Họ cho rằng đó chưa phải là cách dọn nhà thông minh, bởi chỉ sau vài phút ít ỏi là mọi thứ sẽ bị bày bừa ra từ phòng này sang phòng khác.
Công việc dọn dẹp nhà cửa vẫn thường được các bà nội trợ gọi với cái tên công việc "không tên".
Bởi lẽ, có quá nhiều thứ phải làm để giúp cho tổ ấm của gia đình luôn sạch đẹp, gọn gàng. Ai đã từng làm công việc dọn dẹp nhà này mới thấy hết sự vất vả và mệt mỏi bao nhiêu.
Và để giảm tải áp lực công việc nhà, tiết kiệm thời gian và công sức lao động các bà nội trợ Việt cũng có thể học lỏm nhanh bí kíp dọn dẹp cực đỉnh của người Nhật.
Với phong cách nhanh gọn, hiệu quả những công thức dưới đây sẽ là chìa khóa giúp việc dọn dẹp trở nên dễ thở hơn.
1. Hãy coi việc dọn dẹp nhà cửa như một dịp đặc biệt, khi ấy chắc chắn bạn sẽ hào hứng bắt tay vào công việc
Hãy coi việc dọn dẹp nhà cửa như một dịp đặc biệt, khi ấy chắc chắn bạn sẽ hào hứng bắt tay vào công việc
Nghe có vẻ hơn vô lý nhưng sự thực là vậy, nếu như bạn xem dọn nhà là một niềm vui và những món đồ xung quanh đều khiến bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ thì chẳng bao giờ bạn để chúng một cách lung tung, bừa bãi cả.
Ngược lại, bạn sẽ muốn trân trọng chúng, đặt chúng ở đúng vị trí và giữ gìn chúng, bằng cách này, bạn sẽ luôn giữ cho ngôi nhà được gọn gàng, sạch sẽ mà không cảm thấy áp lực mỗi khi dọn dẹp.
2. Thu gom tất cả mọi thứ cần dọn dẹp và phân loại từng thứ một
Để việc dọn dẹp nhà được nhanh và hiệu quả nhất, trước khi bắt tay vào dọn dẹp bạn nên tiến hành thêm một bước phân loại và sắp xếp theo một nhóm, danh mục cụ thể.
Điều này giúp sau khi tổng hợp và phân loại bạn chỉ việc đi đến từng mục và dọn dẹp thay vì chạy lung tung mỗi cái một chỗ.
Lời khuyên dọn dẹp là bạn nên bắt đầu sắp xếp từ quần áo trước, sau đó mới đến các vật dụng linh tinh, tài liệu và sách vở. Dọn dẹp những vật phẩm có liên quan đến tình cảm sau cùng để khi đó, chúng hòa hợp với niềm vui dọn dẹp và giúp bạn thêm yêu ngôi nhà của mình.
3. "Dọn dẹp theo thể loại" rất khác với "dọn dẹp theo vị trí"
Thay vì đi từng phòng và bắt đầu dọn dẹp thì bạn nên thu gom hết quần áo ở các phòng vào 1 chỗ và bắt đầu từ đó. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình có bao nhiêu quần áo, và cũng thấy được những gì muốn giữ còn những gì có thể đem tặng, hoặc vứt bỏ.
4. Bỏ hết những thứ không dùng đến
Trong nhà chắc chắn sẽ có rất nhiều món đồ đã lâu không còn được sử dụng tới. Nhiều bà nội trợ thường tiếc rẻ, suy nghĩ nó sẽ có ích ở một vài trường hợp trong tương lai. Tuy nhiên, họ lại không nhận ra rằng, chính những món đồ này sẽ chiếm kha khá diện tích trong nhà bạn mà chẳng có lợi ích gì cụ thể. Và tất nhiên, căn nhà của bạn cũng không thể gọn gàng được nếu vẫn còn những món đồ như thế.
Để giải quyết điều này, người Nhật thường có thói quen vứt hết những món đồ không còn dùng đến. Nếu có sự phân vân, hãy thử nghĩ thêm về một vài tác dụng của chúng. Nếu có hãy giữ lại, còn nếu không thì bạn nên bỏ đi.
Nếu đồ vứt đi quá nhiều, bạn có thể mang chúng đến điểm tập kết hoặc từ thiện để những món đồ này có ý nghĩa hơn.
5. Cố định vị trí của đồ vật
Theo người Nhật quan niệm, việc cố định vị trí cho đồ vật sẽ giúp cho việc dọn dẹp nhà cửa được diễn ra nhanh hơn. Khi nhìn vào món đồ đó, bạn đã biết nó cần được đặt ở đâu mà không phải cất công suy nghĩ nơi đặt và cũng chẳng phải khổ sở khi tìm kiếm một món đồ nào đó, nhất là những đồ nhỏ nhỏ. Ví dụ như chìa khóa xe luôn treo ở móc gần cửa ra vào, điều khiển tivi luôn đặt bên cạnh tivi chẳng hạn.
6. Hãy gấp lại thật gọn đối với quần áo và phụ kiện
Bạn nên gấp tất cả thành hình chữ nhật và gấp lại thành 3 phần để vải vóc không bị căng hoặc giãn ra, đồng thời sắp xếp trong tủ đồ cũng gọn gàng hơn.
Bằng cách đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều tôn trọng quần áo của mình và cũng tự biết đồ đạc của mình ở đâu. Bạn không thể biết rằng áp lực tinh thần cho người chăm lo cho cả gia đình có thể lớn tới đâu, và nếu có thể san sẻ, nó giúp gia đình hạnh phúc và thoải mái hơn.
7. Đặt trình tự dọn dẹp ngay từ đầu
Thứ tự dọn dẹp ưu tiên theo người Nhật đó là bắt đầu từ đồ mặc (quần áo, túi, dày dép, mũ); tiếp đến là giá sách, các loại giấy tờ; sau đó là các thứ đồ nhỏ khác theo sự lựa chọn của từng người và cuối cùng là sắp xếp đồ lưu niệm.
Việc đặt trình tự dọn dẹp cũng chính là lên kế hoạch dọn dẹp, bạn sẽ biết mình cần làm gì trước và cái gì có thể làm sau. Như vậy, bạn sẽ không còn cảm giác hoang mang khi đứng trước một đống đồ đủ thứ lung tung nữa.
8. Sắp xếp đồ đạc theo chiều dọc
Cách dọn dẹp đồ này khá phổ biến và được nhiều người Nhật áp dụng. Với những món đồ cùng loại, bạn nên xếp chúng theo chiều dọc. Việc này giúp bạn quản lý nhanh những thứ mình đang có, tăng tuổi thọ đồ dùng và dễ dàng vệ sinh chúng hơn.
Với quần áo, việc xếp theo chiều dọc cũng giúp tiết kiệm diện tích hơn, dễ tìm kiếm và quan sát.
Lily (th)
Cách sắp xếp căn bếp sạch gọn, tối ưu không gian Sắp xếp đồ đạc gọn gàng trong tủ, tận dụng tối đa không gian vừa khiến gian bếp trở nên rộng rãi hơn, vừa giúp người nội trợ tiết kiệm thời gian và có thêm cảm hứng nấu ăn. Căm bếp luôn là không gian quan trọng của gia đình. Mỗi mét vuông diện tích ở đây cần được bố trí khéo léo...