Vào bếp cùng chuyên gia: Bí quyết làm món giả cầy thơm ngon tuyệt vời, chuẩn vị, ai cũng thích ăn ngày chớm thu
Se se lạnh là nhiều người thèm hương vị món giả cầy – chỉ nói thơm đã thơm điếc mũi, tứa nước miệng.Nhưng để nấu món này ngon phải có những mẹo riêng – Chuyên gia ẩm thực Vũ Thị Tuyết Nhung chia sẻ với bạn đọc GiadinhNet.
Giả cầy chọn mua nguyên liệu thế nào cho ngon?
Giả cầy là món ăn dân dã đặc trưng của người Việt. Đây là món ăn thường được làm từ chân giò heo (lợn) với các nguyên liệu và gia vị tẩm ướp để món ăn có hương vị tương tự thịt cầy, đó cũng là lý do món ăn có tên gọi này.
Ở mỗi vùng miền có cách nấu giả cầy khác nhau, nhưng thưởng thức món ngon này theo kiểu miền Bắc mới đúng điệu. Vào những ngày mưa hay tiết trời se lạnh, bạn có thể nấu món này để bữa cơm thêm ấm cúng.
chân giò nấu giả cầy phải dùng dao bén và nặng chặt thì miếng thịt mới đẹp mắt. Ảnh minh họa.
Móng giò mua 3-4 cái, chọn thứ móng giò ngắn, mập, nhiều thịt, ít xương (các cụ gọi là giò “bù cu chân dện” được coi là hạng nhất.
Mua thêm khoảng 1kg thịt bắp chân giò sau), có miếng bắp giò ăn giòn và chắc tuy có tí bì mỡ nhùng; Hoặc chân giò trước nhiều thịt, nạc mỡ cân phân – nhưng da bì không dày chắc lắm.
Nướng là khâu quyết định chất lượng món giả cầy
Để món giả cầy thơm ngon, đậm đà thì chân giò phải được làm sạch để khử mùi hôi đặc trưng.
Mua chân giò về rửa sạch với nước muối pha loãng, rồi nướng xém phần bì, sau đó chặt miếng vừa ăn.
Cho chân giò vào nồi luộc với một củ hành khô đập giập trong khoảng 3 phút, sau đó rửa lại lần nữa cho sạch mùi hôi là có thể chế biến món ăn.
Người bán thịt có kinh nghiệm khi làm chân giò cho khách hàng thường nướng chân giò từ đêm – khi mới mổ lợn xong.
Họ xẻ móng làm đôi, khía bắp giò thành 3-4 mảnh, rồi đốt rơm nướng sém lửa vàng đều cả mấy mặt.
Nướng chân giò thì lâu, nhưng hao thịt và tốn tiền. Nhưng miếng ngon thì có ngại gì tốn kém – và nướng chân giò rất là quan trọng để quyết định chất lượng món giả cầy.
Nhưng thịt chân giò nấu giả cầy ngon nhất phải nướng trên than hoa, hoặc lửa rơm.
Nếu được mớ rơm nếp ngày mùa quấn vào mà nướng thì chân giò thơm thịt nhất.
Móng thịt thơm phức, vàng hươm như miếng chả nướng – là tiền đề cho món giả cầy thật ngon.
Nướng chân gió xong thì cạo sạch, rửa lại thật sạch rồi chặt/thái to – kiểu thái móng giò. Cái khéo của người chặt móng giò là phải chia đều để không có chỗ toàn xương, chỗ thì bèo nhèo toàn da với mỡ.
Miếng thịt chân giò khi đem nấu giả cầy nếu chỉ toàn thịt nạc, không dính tí mỡ tí bì nào cũng bị khô xác, không ngon.
Video đang HOT
Chân giò nấu giả cầy thui bằng rơm nếp là ngon nhất. Ảnh minh họa.
Người bán thịt phải nướng – chặt móng, thái thịt thật điệu nghệ bằng con dao phay bằng thép không gỉ dày và nặng trịch, vung nhát nào gọn lát thịt đấy. Một nửa cái móng chặt 4 nhát ra 5 miếng. Trong đó hai miếng móng gọn thon lỏn, không có chút gì.
Sau khi cạo rửa sạch – đừng cạo kỹ mất lớp da vàng sém lửa bên ngoài – rồi ướp móng và thịt với riềng giã nhỏ, mẻ lọc ngấu, nước cốt nghệ tươi, hành khô, muối tinh và mắm tôm cho đầm đậm một chút.
Ướp giả cầy dối thì dù nấu kĩ, miếng thịt, miếng móng vẫn cứ chuồi chuội, chả ngon. Mà nấu quá kĩ còn đâu là cái giòn sừn sựt đắt giá của miếng giả cầy.
Đảo chứ không xào thịt giả cầy
Thịt chân giò giả cầy ướp xong để chừng một vài tiếng cho miếng thịt thật ngấm mắm muối gia vị. Hoặc để qua một buổi, hay qua một đêm khi nấu càng ngon.
Giả cầy là món ăn thuần Việt về cách chế biến đến các nguyên liệu gia giảm.
Bắc chảo lên bếp, đảo thịt và móng đã ướp kĩ cho săn chắc lại – chỉ được đảo thịt chứ không được dùng dầu mỡ mới ngon – vì thế mới gọi là đảo thịt, chứ không gọi là xào thịt.
Công thức để món giả cầy ăn thơm ngon, chuẩn vị
Nguyên liệu
Chân giò heo: 1,5kg
Riềng: 1 củ (khoảng 40g)
Sả: 2 cây, nghệ tươi: 1 củ nhỏ, hành khô: 3 củ, mẻ: 2 muỗng canh, mắm tôm: 1 muỗng canh.
Gia vị: dầu ăn, nước mắm, đường, ớt.
Các loại rau ăn kèm: ngò gai, ngò om, húng quế, húng lủi, hành lá
Ướp chân giò nấu giả cầy phải vài tiếng, hoặc qua đêm. Ảnh minh họa.
Cách làm
Chân giò mua về cạo lông, rửa sạch. Dùng rơm khô (hay bã mía, giấy gói chân giò lại rồi đốt) sao cho lớp bì cứng và ngả màu nâu vàng.
Hoặc thui chân giò trực tiếp trên bếp gas, đèn khò cho cháy xém và có mùi thơm.
Đây là công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến hương vị món ăn nên phải thực hiện thật khéo. Và cái khéo thể hiện du thui phần bì xém thơm, nhưng thịt bên trong không bị chín.
Chân giò sau khi thui vàng dùng dao cạo bỏ lớp cháy đen, xát muối bên ngoài rồi rửa lại với nước sạch. chân giò thành miếng vừa ăn.
Sơ chế các nguyên liệu khác
Riềng và nghệ cạo rửa sạch, giã nhuyễn hoặc cho vào cối xay nát.
Sả rửa sạch, cắt khoanh tròn nhỏ.
Riềng, nghệ giã nhuyễn.
Hành khô lột vỏ, băm nhỏ.
Mẻ nghiền nhuyễn với 3 muỗng canh nước lọc, bỏ bã.
Các loại rau thơm rửa sạch, để ráo.
Ướp chân giò
Cho chân giò vào tô lớn, ướp cùng với riềng, nghệ, sả, 1/2 phần hành khô băm nhỏ, mắm tôm, mẻ, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh dầu ăn. Nếu thích ăn cay, cho thêm vài lát ớt. Trộn đều tất cả nguyên liệu và ướp khoảng 1 tiếng cho thịt ngấm gia vị.
Mắm tôm là nguyên liệu không thể thiếu khi nấu
Giả cầy ăn với bún hay cơm nóng đều rất ngon. Ảnh minh họa.
Cách nấu
Bắc nồi lên bếp, cho vào một chút dầu ăn rồi cho phần hành khô còn lại vào phi thơm. Trút chân giò đã ướp vào nồi, xào săn.
Sau đó, thêm nước vào nồi sao cho lượng nước xâm xấp bề mặt chân giò.
Đun từ 30 – 40 phút cho thịt mềm nhừ và ngấm đều gia vị, khi nước bắt đầu sệt lại thì nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Múc giả cầy ra tô, thêm ngò om, húng lủi lên trên. Dùng nóng với cơm, bún hay bánh mì đều ngon.
Thành phẩm: Thịt chân giò nấu giả cầy có hương vị đậm đà, rất hấp dẫn. Thịt chín nhừ nhưng không nát, ngấm gia vị, có chút chua của mẻ, thơm nồng đặc trưng của mắm tôm, ăn kèm các loại rau thơm lại càng thêm ngon miệng.
4 món giả cầy đã ăn một lần là sẽ mê tới già
Thịt chân giò sau thui xong rửa sạch, lau khô, riềng giã nhỏ, 3 củ sả lấy phần non bên trong, bằm nhuyễn. Ướp thịt cùng sả bằm nhuyễn, mắm tôm, nước mắm trong 1 tiếng.
Món giả cầy luôn được nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc trưng và rất đậm vị. 4 món giả cầy sau đây đảm bảo thơm ngon tới miếng cuối cùng.
1. Ngan nấu giả cầy.
Nguyên liệu:
Ngan, mẻ, mắm tôm, riềng, mì chính, hạt tiêu, bột canh, nước mắm. Thịt ngan làm sạch, để ráo, nướng sơ qua. Chặt thành miếng vừa ăn, ướp gia vị với riềng, nước mẻ, mắm tôm và một số gia vị khác 20 phút. Đặt nồi cùng thịt ngan vừa ướp lên bếp đun lửa vừa, khi thấy nước trong nồi sôi thì đậy nắp vung lại và đun liu riu. Thịt ngan khi chín mềm, nước dùng ngan sánh lại, gia vị bám đều vào thịt ngan thì tắt bếp.
2. Thịt chân giò nấu giả cầy.
Nguyên liệu:
Chân giò thui, riềng, sả, mẻ, mắm tôm, nước mắm ngon, bột nghệ, măng củ. Măng củ cắt bằng đốt ngót tay, luộc kỹ với nước có pha chút muối 3 lần trước khi đem chế biến. Thịt chân giò sau thui xong rửa sạch, lau khô, riềng giã nhỏ, 3 củ sả lấy phần non bên trong, bằm nhuyễn. Ướp thịt cùng sả bằm nhuyễn, mắm tôm, nước mắm trong 1 tiếng.
Cho nồi chân giò đã ướp lên bếp, cho thêm dầu ăn vào và bắt đầu xào. Trong lúc xào, cho thêm bột nghệ để chân giò lên màu vàng ruộm. Sau khi thấy chân giò hơi săn, trút phần măng củ vào. Khi măng và chân giò săn lại, đổ nước vào cho sâm sấp mặt chân giò. Ninh cho giân giò thật nhừ và nêm cho vừa. Ăn kèm cùng bún lá và rau húng, cũng có thể dùng với cơm nóng. Ảnh: Tieudung24h.vn.
3. Thịt vịt giả cầy.
Nguyên liệu:
Vịt xiêm, riềng, tỏi, gừng, ớt, mắm tôm, bột nghệ, muối, dầu ăn, bột nêm. Vịt làm sạch, bóp với chút rượu, muối và gừng giã giập cho sạch. Rửa lại thật sạch, để ráo và cho lên bếp thui vàng, xém các mặt. Sau đó chặt thành miếng vuông vừa ăn. Riềng cạo bỏ rễ, vỏ sau đó rửa sạch, xắt miếng rồi đem xay hoặc giã nhỏ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt nhỏ. Mẻ lọc qua rây lấy loại bỏ phần bã. Ướp thịt vịt với riềng, mẻ, mắm tôm và 1 thìa nhỏ bột nghệ để khoảng 30-45 phút cho thịt vịt ngấm gia vị.
Bắc nồi lên bếp, thêm 1 thìa dầu ăn. Dầu nóng già cho tỏi đã bằm nhỏ ở trên vào phi thơm. Tiếp đến cho thịt vịt đã ướp gia vị vào xào săn. Vịt săn, ngấm đều gia vị, thêm ít nước sôi vào đun nhỏ lửa đến khi nước cạn, vịt chín mềm. Nêm nếm cho vừa ăn là được. Vịt giả cầy ăn nóng cùng bún hoặc với cơm trắng rất ngon.
4. Thịt gà giả cầy.
Nguyên liệu: thịt gà, riềng, hành tím, cơm mẻ, măng tươi, sả, chao, gia vị: nước mắm, đường, muối, dầu ăn. Thịt gà bạn rửa sạch rồi đem đi thui cho vàng da. Thui rơm thì thịt gà rất vàng và ngon. Chặt gà thành những miếng to, vừa ăn. Riềng rửa sạch, giã nhỏ. Cơm mẻ đem tán nhuyễn, lọc lấy 1 tô nước. Hành tím làm sạch vỏ, băm nhỏ. Ướp thịt gà với mẻ, riềng, hành băm, muối, chao, nước mắm, dầu ăn khoảng 1 tiếng cho thịt gà thấm đều gia vị. Măng tươi bạn mang đi luộc chín cho bớt độc và chua. Rồi rửa sạch lại bằng nước, cắt thành miếng vừa ăn.
Cho nồi lên bếp phi thơm hành tỏi với 2 thìa dầu ăn rồi cho thịt gà vào cho săn lại. Sau đó đổ nước sấp mặt thịt gà, cho sả đập dập vào rồi nấu cho đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa nấu thêm khoảng 20 phút. Khi thịt hơi mềm thì bạn nhanh tay cho măng vào nấu cùng đến khi thịt gà chín mềm, bạn nêm gia vị lại cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp. Cho thịt gà ra đĩa thêm vài cọng ngò lên trên cho thêm phần hấp dẫn.
Cách nấu giò heo giả cầy miền Bắc với mẻ, sữa chua ngon chuẩn vị Cách nấu giò heo giả cầy miền Bắc rất đơn giản, bắt đầu từ thịt chân giò lợn đã được thui (nướng), rồi tẩm ướp gia vị với riềng, mẻ,...để tạo vị thơm, độ ngon như món thịt chó được nhiều người yêu thích. Đồng thời, bột nghệ cũng được dùng kèm để tạo màu vàng cho món thịt hầm chín mềm trở...