Vàng tăng “chóng mặt”, vì sao tỷ giá USD/VND “đứng yên”?
Đúng 15h30 hôm nay 6/7, giá vàng SJC đã chính thức tăng lên mức 39,5 triệu đồng/lượng trong sự sôi sục của thị trường. Ngược lại, cặp tỷ giá USD/VND thường biến động song hành với giá vàng lại “đứng yên”. Vì sao?
Thời kỳ ổn định của tỷ giá
Hôm nay 6/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam (VND) với đô la Mỹ (USD) là: 1 USD = 21.866 VND. So với hôm qua, tỷ giá trung tâm tăng 8 VND/1 USD.
Với biên độ /-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng hôm nay là 22.521 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.211 VND/USD. Hôm qua, tỷ giá trung tâm này đứng im so với phiên trước đó.
Dù tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng, nhưng giá USD giao dịch tại các ngân hàng thương mại vẫn giữ nguyên so với chốt phiên hôm qua. Trong đó, Vietcombank niêm yết giao dịch ở mức 22.265 VND (mua vào) và 22.335 VND (bán ra), giảm 5 VND so với hôm qua.
Còn tại BIDV, ngân hàng này niêm yết giá USD ở mức 22.270 VND – 22.340 VND/USD, giữ giá mua vào, tăng 5 đồng chiều bán ra….
Tại thị trường tự do, giá USD cũng chỉ tăng nhẹ. Báo giá của một số cửa hàng thu đổi ngoại tệ trên phố Hà Trung (Hà Nội) vào thời điểm 15h, giá USD được giao dịch ở mức 22.310 VND (mua vào) – 22.330 VND (bán ra), tăng mỗi chiều 20 VND so với sáng nay.
Video đang HOT
Vàng tăng “chóng mặt”, vì sao tỷ giá USD/VND “đứng yên”?
Còn nhớ, trong những đợt giá vàng biến động tăng mạnh trước đây, tỷ giá USD/VND cũng có nhiều “cơn sóng” tăng giá. Tuy nhiên, sự ổn định đến yên bình của cặp tỷ giá USD/VND trong bối cảnh thị trường vàng đang sôi sùng sục như hiện nay đã đặt ra những câu hỏi.
Trao đổi với phóng viên, một số chuyên gia cho hay, những biến động mạnh trên thị trường vàng hiện nay không còn ảnh hưởng nhiều đến tỷ giá. Bởi theo quy định tại thông tư 11/2011/TT – NHNN do Ngân hàng nhà nước ban hành vào ngày 29/4/2014, các tổ chức tín dụng không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả. Việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng chấm dứt vào ngày 1/5/2012.
Như vậy, việc các tổ chức tín dụng chấm dứt huy động bằng vàng cũng đã duy trì được 3 năm, trùng với thời điểm giá vàng trong nước vừa có đợt cao trào tăng giá mạnh nhất trong 3 năm qua. Đánh giá về diễn biến trên thị trường hiện nay, giới chuyên gia cho rằng, giá vàng thế giới tăng mạnh “đẩy” giá vàng trong nước tiệm cận mốc 39 triệu đồng/lượng hiện nay là do ảnh hưởng sau vụ hậu Brexit (Anh rời EU). Và với lần tăng mạnh này, thị trường vàng trong nước ghi nhận các mức giá biến động cao nhất kể từ ngày 30/6/2013.
Sẽ biến động vào nửa cuối năm nay?
Trong tuần qua, tỷ giá trung bình và tỷ giá trung tâm cùng tăng nhẹ trở lại. Cụ thể, tỷ giá trung bình tăng 6 đồng lên mức 22.313 VND/USD, trong khi tỷ giá trung tâm cũng đạt 21.875 VND/USD.
Biến động gần như không đáng kể của tỷ giá như trên cho thấy sự kiện Brexit chưa có tác động lớn tới diễn biến tỷ giá VND/USD trong ngắn hạn.
Theo đánh giá của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính chung nửa đầu năm nay, thị trường ngoại hối và tỷ giá VND/USD tương đối ổn định. Đó là nhờ các yếu tố: Đồng USD giảm giá đáng kể trên thị trường quốc tế do sự trì hoãn tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed); nguồn cung ngoại tệ hỗ trợ tích cực đến việc ổn định tỷ giá trong nước (cán cân thanh toán tổng thể quý I/2016 thặng dư, xuất siêu trong 6 tháng đầu năm, FDI giải ngân tăng khá mạnh).
Tuy nhiên, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, tỷ giá sẽ khó ổn định trong 6 tháng cuối năm, bởi các yếu tố hỗ trợ tỷ giá sẽ không được thuận lợi như trong nửa đầu năm 2016.
Theo yếu tố mùa vụ, cân đối cung cầu ngoại tệ sẽ tăng cao vào cuối năm do nhu cầu nhập khẩu tăng; Khả năng Fed sẽ tăng lãi suất một lần vào cuối năm.
“Khi lãi suất được điều chỉnh, đồng USD sẽ tăng giá trên thị trường quốc tế, gây ảnh hưởng tới tỷ giá VND/USD. Cùng với đó, đồng Nhân dân tệ có nguy cơ tiếp tục mất giá trong 6 tháng cuối năm, một mặt do các yếu tố nội tại kinh tế vĩ mô thiếu tích cực và mặt khác do ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất của Mỹ và tỷ giá các đồng tiền trong rổ tiền tệ của Trung Quốc”, Uỷ ban Giám sát nhấn mạnh.
Nguyễn Hiền
Theo Danviet
Sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động đại lý đổi ngoại tệ
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 11/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ, hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, bàn đổi ngoại tệ của cá nhân.
Ảnh minh họa
Theo đó, các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được hoạt động dưới hình thức dùng Đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ khác. Trừ trường hợp đại lý đổi ngoại tệ đặt tại khu cách ly ở cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt thu đồng Việt Nam cho cá nhân mang hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp theo quy định.
Các trường hợp thay đổi về các nội dung sau phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ: Thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức kinh tế; Thay đổi địa chỉ đặt đại lý đổi ngoại tệ; Tăng số lượng đại lý đổi ngoại tệ.
Trường hợp thay đổi tên của tổ chức tín dụng ủy quyền, giảm số lượng đại lý đổi ngoại tệ, tổ chức kinh tế thực hiện thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi.
Thông tư nêu rõ, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ căn cứ theo thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức kinh tế ký với tổ chức tín dụng ủy quyền.
Trường hợp hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức kinh tế ký với tổ chức tín dụng ủy quyền hết hiệu lực hoặc bị chấm dứt trước thời hạn, tổ chức kinh tế phải chấm dứt hoạt động đại lý đổi ngoại tệ và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hết hiệu lực hoặc chấm dứt thời hạn hợp đồng.
Tổ chức kinh tế có nhu cầu tiếp tục thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ phải đáp ứng các quy định của Chính phủ về điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ và thực hiện theo hồ sơ, trình tự, thủ tục quy định.
Các đại lý đổi ngoại tệ đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức tín dụng ủy quyền theo Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức kinh tế ký với tổ chức tín dụng ủy quyền hết hiệu lực hoặc bị chấm dứt trước thời hạn kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/8/2016.
Theo_Báo Chính Phủ
Ngân hàng nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp theo kế hoạch để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 4393/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng, yêu cầu báo cáo...