Vàng SJC tiến sát 50 triệu đồng/lượng, VN-Index vượt 860 điểm
Trong ngày đầu tuần 6-7, vàng SJC tiếp tục tăng mạnh và lập đỉnh mới khi tiến sát mốc 50 triệu đồng/lượng. Ghi nhận giá vàng SJC vào lúc 16 giờ tại TPHCM, Công ty SJC niêm yết ở mức 49,59 triệu đồng/lượng mua vào và 49,97 triệu đồng/lượng bán ra.
Cũng tại thời điểm này tại Hà Nội, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 49,59 triệu đồng/lượng mua và và 49,99 triệu đồng/lượng bán ra, tăng khoảng 100.000 đồng/lượng so với cuối tuần trước. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao dịch trên sàn Kitco vào 12 giờ ngày 6-7 (giờ Việt Nam) giảm 5 USD/ounce so với cuối tuần, xuống còn 1.770 USD/ounce. Mức giá này sau khi quy đổi tương đương khoảng 49,7 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC khoảng 200.000 đồng/lượng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch đầu tuần với dòng tiền quay trở lại kéo VN-Index vượt mốc 860 điểm. Chốt phiên giao dịch, VN-Index tăng 13,55 điểm (1,6%) lên 861,16 điểm 251 mã tăng, 116 mã giảm và 66 mã đứng giá. Đóng phiên tại sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 1,52 điểm (1,36%) lên 113,07 điểm với 91 mã tăng, 48 mã giảm và 68 mã đứng giá. Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 4.800 tỷ đồng, tăng gần 15% so với phiên trước.
Chứng khoán 2/7: Giao dịch thận trọng, Vn-index quanh mốc 840
Sau phiên tăng điểm khá mạnh hôm qua với những cú lội ngược dòng của nhiều nhóm cổ phiếu khiến giới đầu tư khá bất ngờ bởi việc cán mốc 840 điểm.
Bước vào phiên sáng, thị trường giao dịch khá trầm lắng, chỉ số đa phần giao dịch dưới mốc 840 điểm với điểm nhấn là nhóm ngân hàng. Nhóm này là nguyên nhân chính kéo chỉ số không thể giữ được màu xanh trong phiên sáng.
Video đang HOT
Mặc dù phiên giao dịch trước, nhóm này lại là động lực chính giúp chỉ số tăng tốc bất ngờ. Toàn bộ trong phiên giao dịch sáng tâm lý nhà đầu tư khá thận trọng, có thời điểm thị trường giảm đến 4-5 điểm với màu đỏ chủ yếu xuất hiện ở nhóm ngân hàng.
Trong hầu hết phiên giao dịch, các cổ phiếu dao động trong biên độ hẹp, trong nhóm cổ phiếu có sự ảnh hưởng đến thị trường là VNM và VIC giảm sâu nhất, các cổ phiếu còn lại có sự phân hóa lớn.
Cuối phiên giao dịch VIC giảm 1,100 đồng xuống còn 89,900 đồng/cp; cổ phiếu VNM giảm 1,700 đồng xuống còn 113,000 đồng/cp với thanh khoản đạt hơn 720 nghìn đơn vị. Trong phiên này, cổ phiếu VIC được khối ngoại thỏa thuận với giá sàn 84,700 đồng/cp.
Cổ phiếu MSN, PHR, SAB tăng khá tốt, cùng với các cổ phiếu như CTD, HBC, DGW, DHC cũng tăng khá mạnh. Sự phân hóa diễn ra khá rõ ở nhiều nhóm cổ phiếu. Tuy nhiên, do thanh khoản thị trường chưa thực sự được cải thiện do phiên giao dịch cuối tháng 6 thị trường giảm 6 phiên liên tiếp.
Cổ phiếu ấn tượng nhất trong hai phiên giao dịch đầu tháng 7 phải kể đến là CTD. Sau những tranh cãi giữa nhóm cổ đông lớn với ban lãnh đạo đương nhiệm của doanh nghiệp, quá trình "thay máu" một số ủy viên HĐQT thì CTD có sự tăng trưởng mạnh trở lại.
Đây là phiên tăng trần thứ hai liên tiếp với lượng dư mua trần khá lớn. CTD đã lên mốc 79,600 đồng/cp tăng 5,200 đồng với thanh khoản đạt hơn 400 nghìn đơn vị, cuối phiên cổ phiếu này vẫn còn dư mua hơn 1,8 triệu đơn vị.
Cũng là cổ phiếu cùng ngành nhưng cổ phiếu HBC sau khi chạm giá trần đã không duy trì được quá trình hưng phấn. Cuối phiên HBC chỉ tăng 400 đồng lên 10,750 đồng/cp với tổng khối lượng đạt hơn 5,8 triệu đơn vị. Đây cũng là cổ phiếu có thanh khoản rất tốt trong giai đoạn vừa qua và được nhiều nhà đầu tư ưa thích cho để đầu tư lướt sóng.
Điểm bất ngờ của phiên giao dịch này là các cổ phiếu như DHC hay VGC, DGW...Nếu như cổ phiếu VGC có tin tức về việc thoái vốn của nhà nước trong năm nay, thị giá cổ phiếu duy trì tăng trưởng tốt và tăng trần mạnh vào cuối phiên giao dịch.
VGC tăng 1,350 đồng/cp lên mức 20,900 đồng/cp với tổng khối lượng đạt hơn 1 triệu đơn vị, cuối phiên cổ phiếu này còn dư mua mức giá trần là hơn 144 nghìn đơn vị.
Cổ phiếu DHC của công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre có ba phiên tăng liên tiếp, phiên nay có thời điểm DHC tăng lên mức giá trần là 38,000 đồng/cp, cuối phiên đóng cửa ở mức giá là 37,900 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh tăng đột biến so với trung bình 10 phiên liên tiếp khi đạt hơn 2,77 triệu cổ phiếu.
Cổ phiếu DGW cũng là một trong những cổ phiếu tăng ấn tượng nhất trong giai đoạn vừa qua. Mặc dù thị trường liên tiếp trồi sụt, cổ phiếu này vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng.
Đây cũng là cổ phiếu tăng 3 phiên liên tiếp, trước đó là hai phiên tăng trần với khối lượng khớp lệnh luôn ở mức khá cao. Kết thúc phiên DGW tăng 2,650 đồng/cp lên mức 43,600 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 674 nghìn đơn vị.
Thị trường đã tránh được phiên thủng mốc 840 là bởi ngoài một số trụ cột lớn hồi phục vào cuối phiên thì cổ phiếu SAB BVH và MSN có sự đóng góp không hề nhỏ.
Trong đó SAB tăng 3,900 đồng/cp lên mức 166,900 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh đạt gần 47 nghìn đơn vị; cổ phiếu BVH tăng 950 đồng/cp lên mức 46,900 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh đạt 474,7 nghìn đơn vị và cổ phiếu MSN phiên tăng tăng trưởng khá tốt khi tăng 1,700 đồng/cp lên 57,200 đồng/cp với tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1 triệu đơn vị.
Ngoài các nhóm trên thì nhóm cổ phiếu ngân hàng trong phiên nay mặc dù không còn duy trì được sự tăng điểm nhưng đa phần là giảm nhẹ. Chẳng hạn như ông lớn VCB giảm nhẹ 100 đồng xuống còn 82,600 đồng/cp; BID giảm 200 đồng xuống còn 39,000 đồng/cp hay MBB giảm nhẹ 50 đồng xuống còn 16,850 đồng/cp...
Trong những phiên giao dịch đầu tháng 7 này, do tâm lý thận trọng bởi giới đầu tư đang đón chờ các báo cáo về kết quả kinh doanh quý 2. Chính vì vậy, việc phân hóa của thị trường sẽ diễn ra ngày càng mạnh, dòng tiền thông minh sẽ lựa chọn tìm đến các nhóm, các cổ phiếu có kết quả kinh doanh thuận lợi.
Những thông tin tích cực từ vĩ mô như thoái vốn nhà nước, hạ lãi suất hoặc các chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp, giảm thuế cho nhà đầu tư chứng khoán...cũng phần nào tác động tốt đến thị trường.
Song, chính giai đoạn này nhà đầu tư đang chờ đợi để chọn lọc nhóm ngành cổ phiếu. Vì vậy, thanh khoản những phiên trong giai đoạn này sẽ khá thấp so với giai đoạn trước đây.
Kết thúc phiên giao dịch, thị trường đánh mất tâm lý hưng phấn như phiên trước đó. Giao dịch toàn thời gian của phiên hầu hết là trầm lắng và thận trọng. Thị trường kết thúc phiên giảm nhẹ 1,11 điểm xuống còn 842,38 điểm tương ứng giảm 0,13% với tổng khối lượng đạt 223,7 triệu đơn vị và tổng giá trị giao dịch là 3.781,6 tỷ đồng.
Sàn Hà Nội kết thúc giảm nhẹ 0,08 điểm xuống còn 111,61 điểm với thanh khoản thấp khi chỉ đạt 25,34 triệu đơn vị và tổng giá trị là hơn 241,7 tỷ đồng. Sàn Upcom cũng giảm 0,16 điểm xuống còn 55,89 điểm với tổng khối lượng là gàn 11,3 triệu đơn vị tương ứng giá trị đạt 160,34 tỷ đồng
Vàng SJC tiến sát 50 triệu đồng/lượng, VN-Index tăng gần 19 điểm Trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7-2020, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh vàng tiếp tục đồng loạt tăng mạnh giá vàng SJC sát mức 50 triệu đồng/lượng do đà tăng mạnh của giá vàng thế giới. Ghi nhận giá vàng SJC tại TPHCM vào lúc 16 giờ ngày 1-7, Công ty SJC niêm yết ở mức 49,42 triệu đồng/lượng mua...