Vàng sẽ rớt giá, bớt hấp dẫn trong năm 2016
Nhiều chuyên gia nhận định trong bối cảnh USD mạnh lên, vàng có thể xuống giá và bớt hấp dẫn hơn vào năm 2016.
Ảnh: AFP
Theo Channel News Asia, triển vọng với vàng càng ngày càng giảm kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) công bố tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập niên vào ngày 16.12. Giá vàng thế giới rớt xuống còn 1.049 USD/ounce, mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Dù giá cả đã phục hồi phần nào kể từ lúc đó, đứng ở 1.073 USD/ounce vào sáng 24.12, nhiều chuyên gia vẫn nhận định giá vàng sẽ xuống dưới mức 1.000 USD/ounce vào năm sau.
“Khi USD mạnh lên và lãi suất ở Mỹ cao hơn, tôi nghĩ vàng sẽ mất một phần sức hấp dẫn. Chúng ta thấy giá cả đang hướng về mức 1.000 USD mỗi ounce và thậm chí còn thấp hơn nữa trong năm 2016″, chuyên gia Vasun Menon thuộc OCBC Bank cho biết.
Đồng bạc xanh mạnh lên có xu hướng gây áp lực lên giá vàng, vốn được định giá bằng USD, và sẽ trở nên đắt đỏ hơn với những người mua bên ngoài nước Mỹ. Ngoài ra, vì vàng được xem là một khoản đầu tư thay thế cho USD, kim loại quý này thường mất sức hút khi USD tăng giá.
Hầu hết các nhà phân tích kỳ vọng Fed sẽ thực hiện nâng lãi suất bốn lần trong năm sau, với đợt nâng lãi suất tiếp theo có thể sẽ diễn ra vào tháng 3.2016. Việc Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ đẩy giá trị USD lên cao hơn.
“Chu kỳ lãi suất ở Mỹ hoàn toàn trái ngược với chu kỳ lãi suất của phần còn lại của thế giới. Điều đó sẽ gây áp lực lên giá vàng và chuyện về dưới mức 1.000 USD/ounce là có thể”, CEO Seamus Donoghue của hãng Allocated Bullion Solutions nói.
Video đang HOT
Giới chuyên gia cũng cho rằng nhu cầu thấp sẽ làm trầm trọng thêm sự sụt giảm của giá cả kim loại quý. Theo nhà phân tích đầu tư Daniel Ang tại hãng Phillip Futures, lợi nhuận của vàng như một công cụ đầu tư có thể suy yếu dần khi USD tăng giá, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại tiếp tục đẩy nhu cầu trang sức tại một trong hai thị trường lớn nhất thế giới đi xuống. Ngay cả khi giá vàng thấp hơn thu hút một số người, nhu cầu yếu cũng sẽ không đủ để hỗ trợ giá cả lâu dài.
“Chúng tôi mong đợi một số sự hỗ trợ cho giá vàng đến từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, những người mua khi giá giảm. Đầu năm sau, chúng tôi dự báo người Trung Quốc sẽ hỗ trợ thị trường vào dịp năm mới. Có khả năng điều này sẽ được chuyển qua Ấn Độ, nơi nhu cầu được cho là sẽ đi lên vào cuối năm nay. Dù vậy, chúng tôi không nghĩ rằng yếu tố trên là đủ để đảm bảo giá vàng tăng. Nếu vàng không trở lại vị trí là một tài sản trú ẩn an toàn, giá cả của nó có thể giảm sâu hơn nữa”, ông Ang nói.
Hãng Phillip Futures dự báo giá vàng vào khoảng 985 USD/ounce vào cuối năm 2016. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là mức giá thấp nhất của kim loại quý này kể từ năm 2009.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc chịu thiệt khi USD mạnh lên
Nước chịu thiệt lớn nhất khi USD tăng giá không phải là Mỹ. Thông tin này sẽ khiến nhiều người, chẳng hạn như tỉ phú tranh cử Tổng thống Mỹ Donald Trump - người "tặng" danh hiệu quốc gia thao túng tiền tệ cho Trung Quốc, phải bất ngờ.
Ảnh: Shutterstock
Theo Bloomberg, lý do cho việc này là vì Trung Quốc đã cột chặt đồng nhân dân tệ (CNY) vào đồng bạc xanh để tăng cường sự ổn định tài chính. Khi USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới vì kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất trong năm nay, bản tệ Trung Quốc cũng tăng giá. Đại lục chịu thiệt, vì nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của nước này phụ thuộc nhiều vào thương mại.
"Đó là vấn đề. Đánh giá cao quá mức tại thời điểm mà nền kinh tế đang đi xuống là một chuyện không hay", chuyên gia Yukon Huang thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế ở Washington (Mỹ) kiêm cựu giám đốc ở Trung Quốc của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết.
Đây là lý do vì sao ông Huang cùng nhiều nhà kinh tế khác, trong đó có cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers, hy vọng rằng nỗ lực nới lỏng sự gắn bó của CNY với USD sẽ giúp bản tệ Trung Quốc sụt giá. Tuy nhiên động thái trên sẽ làm dấy lên các chỉ trích chính trị trong lúc cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong vòng 1 năm tới.
"Họ đang mắc kẹt. Nếu họ phá giá nội tệ, họ sẽ bị tấn công. Tuy nhiên họ cần phải làm điều đó", ông Huang giải thích.
Cách đây không lâu, tỉ phú Donald Trump, ứng cử viên thuộc đảng Cộng hòa cho chiếc ghế Tổng thống Mỹ, đã gọi Trung Quốc là "kẻ ngược đãi số 1" của nước Mỹ và cáo buộc nước bạn "thao túng bừa bãi" đồng bản tệ.
Nền kinh tế Mỹ chắc chắn đã và đang bị tổn thương vì USD mạnh lên kể từ giữa năm 2014. Đô la Mỹ tăng giá hơn 20% so với các đồng tiền chính nói chung nhưng chỉ tăng 3% so với CNY trong thời gian qua. Đồng bạc xanh mạnh lên khiến các doanh nghiệp Mỹ trở nên kém cạnh tranh trên thị trường thế giới, làm giảm 4,3% xuất khẩu của nước này trong 10 tháng đầu năm nay.
Song Trung Quốc lại phải đối đầu với những khó khăn lớn hơn. Thương mại chiếm đến 42% trong GDP của Đại lục vào năm ngoái, trong khi con số này ở Mỹ chỉ là 23%. Việc USD bất ngờ tăng 10% sẽ làm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm khoảng 1 điểm phần trăm, gần như gấp đôi so với tác động vào thị trường Mỹ, theo các nhà kinh tế thuộc ngân hàng Goldman Sachs ở New York (Mỹ).
"Trung Quốc cởi mở hơn với thương mại. Vì vậy các diễn biến tỷ giá để lại tác động lớn hơn đối với GDP", chuyên gia Jan Hatzius thuộc ngân hàng Goldman Sachs nhận định.
Từ giữa năm ngoái, CNY đã tăng giá gần 15% so với các đồng tiền chính. Sự gia tăng đồng bản tệ đến cùng lúc với chuyện Trung Quốc đang mất dần khả năng cạnh tranh với các nước khác như Thái Lan và Việt Nam vì chi phí lao động cao.
Trong 10 năm qua, CNY tăng giá 26% so với USD, chỉ đứng thứ nhì sau đồng franc Thụy Sĩ, đồng tiền tăng 31% so với USD. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm 8.12 đặt tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ là 6,4078 CNY đổi 1 USD.
GDP của Trung Quốc đang tăng trưởng với mức 6,9% trong quý 3/2015, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng tệ nhất kể từ năm 2009. Một đồng tiền mạnh lên cũng cản trở các nỗ lực thoát khỏi tình trạng giảm phát của Trung Quốc vì nó tạo áp lực đi xuống lên giá nhập khẩu. Giá sản xuất của Đại lục giảm 5,9% trong tháng 10 so với một năm trước và đây là tháng giảm thứ 44 liên tiếp.
Dù chịu nhiều tác động tiêu cực, Trung Quốc ít nhiều cũng phải neo CNY vào USD. Giáo sư Xiao Geng thuộc Đại học Hồng Kông hy vọng rằng Trung Quốc sẽ tránh chuyện phá giá nội tệ vì ông cho rằng động thái như trên sẽ làm đảo lộn thị trường tài chính mong manh trong nước.
Một lý do khác để giữ CNY ổn định so với USD là khối nợ bằng đồng đô la Mỹ gia tăng của các doanh nghiệp Trung Quốc. Nhân dân tệ rẻ hơn sẽ khiến các công ty này khó trả nợ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Mối nguy lớn nhất với nền kinh tế thế giới năm 2016 Lần đầu tiên trong 9 năm qua, nước Mỹ sẵn sàng để tăng lãi suất. Ngược lại, nhiều ngân hàng trung ương trên khắp thế giới vẫn đang theo đuổi chương trình nới lỏng định lượng lớn nhằm hỗ trợ nền kinh tế. USD tăng giá được cho là nguy cơ lớn nhất với nền kinh tế thế giới vào năm sau -...