Vàng miếng vượt mốc 57 triệu đồng
Đúng như dự báo của các chuyên gia, giá vàng thế giới mở cửa tuần mới đang tiếp tục xu hướng tăng từ cuối tuần trước, qua đó đẩy giá vàng trong nước vượt mốc 57 triệu/lượng.
Trong khi sàn giao dịch vàng New York vẫn đóng cửa nghỉ cuối tuần, giá vàng trên sàn Kitco phiên sớm tuần này đã diễn ra với xu hướng tiếp tục tăng của cuối tuần trước.
Vàng giao ngay tại đây hiện giao dịch ở mức 1.970,6 USD/ounce, tăng 6,3 USD so với giá đóng cửa cuối tuần trước. Đây cũng là vùng giá cao nhất mà kim loại quý đạt được trong 2 tuần gần nhất.
Đà tăng của vàng thế giới phiên sớm cũng giúp giá vàng trong nước tiếp tục xu hướng tăng trong sáng 31/8.
Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn ( SJC) sau khi tăng mạnh giá vàng vào cuối tuần trước, đến sáng 31/8 tiếp tục nâng giá mua vào tại khu vực TP.HCM thêm 300.000 đồng, hiện ở mức 56,1 triệu/lượng. Trong khi đó, giá bán ra tại đây cũng được tăng thêm 150.000 đồng, lên mức 57,05 triệu/lượng.
Xu hướng tăng tương tự cũng diễn ra tại các cửa hàng ở Hà Nội khi giá bán ra đã vượt mốc 57,07 triệu đồng/lượng. So với cuối tuần trước, giá bán ra chỉ tăng hơn 150.000 đồng nhưng nếu so với cùng giờ tuần trước, giá bán ra hiện đã cao hơn nửa triệu đồng.
Video đang HOT
Vùng trên 57 triệu/lượng cũng là mức cao nhất mà SJC niêm yết với giá vàng trong 2 tuần trở lại đây.
Giá vàng ngày 31/8 ghi nhận lúc 9h15 ngày 31/8.
Cũng trong sáng nay, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận ( PNJ) đã nâng giá bán vàng miếng lên mốc 57 triệu/lượng, cao hơn 300.000 đồng so với cuối tuần trước. Giá mua vào tại đây được điều chỉnh tăng xấp xỉ nửa triệu đồng từ 55,7 triệu lên 56,15 triệu đồng.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI sau phiên tăng cuối tuần trước tiếp tục nâng giá mua vào thêm 200.000 đồng và giữ nguyên giá bán, hiện phổ biến ở mức 56,2 – 56,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Với việc không tăng giá bán sáng nay, chênh lệch giá mua bán vàng miếng tại DOJI hiện chỉ ở mức 600.000 đồng/lượng, thấp nhất thị trường.
Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp tư nhân lớn khác (Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Phú Quý…) sáng nay đều nâng giá bán lên xấp xỉ 57 triệu đồng/lượng. Giá mua vào tại các doanh nghiệp này chủ yếu được neo ở mức 56,1-56,2 triệu/lượng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, đầu tuần này sẽ chưa có nhiều thông tin tác động tới giá vàng và kim quý chủ yếu duy trì xu hướng cuối tuần trước.
Kết quả cuộc khảo sát giá vàng tuần này với 15 chuyên gia phân tích trên Kitco cho thấy kỳ vọng tăng giá của vàng đã lên cao kỷ lục. Cụ thể, có tới 80% chuyên gia dự báo giá vàng sẽ đi lên tuần này, trong khi không có bất kỳ người nào dự báo giá giảm. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Trong 2 tuần liền trước, kỳ vọng của các chuyên gia với giá vàng chủ yếu là giảm và đi ngang.
Trong khi đó, tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân về giá vàng thấp hơn nhưng vẫn tăng so với mức thấp nhất 8 tháng ghi nhận vào tuần trước. Trong 2.375 nhà đầu tư tham gia khảo sát có 1356 người (57%) kỳ vọng vàng sẽ tăng giá trong tuần tới; 559 người khác (24%) cho rằng vàng sẽ giảm giá; trong khi 460 người còn lại (19%) giữ quan điểm trung lập.
Theo ông Afshin Nabavi, người đứng đầu bộ phận giao dịch của MKS SA (Thụy Sỹ), vàng đã giữ được mức hỗ trợ quan trọng trong thời gian qua, trên 1.900 USD/ounce. Trong khi đó, việc đồng USD không thể vượt qua ngưỡng kháng cự có thể là dấu hiệu đẩy giá vàng lên 2.000 USD vào tuần tới.
Chú trọng vàng nữ trang, PNJ vẫn hưởng lợi nhờ doanh thu vàng miếng tăng mạnh
Mặc dù không còn tập trung đẩy mạnh như trước và cốt lõi là sản xuất, kinh doanh nữ trang vàng, song PNJ vẫn được hưởng lợi từ kinh doanh vàng miếng trong đợt vàng tăng vừa qua.
Cụ thể, doanh thu thuần của PNJ trong tháng 7 đã vượt 10% so với cùng kỳ, đạt 1.307 tỷ đồng, đồng thời đưa lợi nhuận sau thuế tăng 1,2 tỷ đồng so với tháng 7/2019, đạt 55,4 tỷ đồng.
Mảng bán lẻ tiếp tục đóng vai trò chính, chiếm 55,26% tỷ trọng doanh thu, tiếp tục tăng so với tỷ trọng 52,44% năm trước.
Song song đó, mảng vàng miếng cũng tăng tỷ trọng từ 19,02% lên 27,44%. Điều này cho thấy nhu cầu tích trữ và tìm kênh an toàn cho tài sản gia tăng trong thời gian vàng biến động theo chiều hướng lên trong tháng 7 vừa qua.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo PNJ do Công ty không còn đẩy mạnh kinh doanh vàng miếng như trước mà tập trung chủ yếu vào mảng kinh doanh cốt lõi và sản xuất, kinh doanh nữ trang vàng nên doanh thu vàng miếng không tăng nhiều như thời kỳ trước.
Doanh thu thuần lũy kế 7 tháng đầu năm tiếp tục tăng trưởng thêm 118 tỷ đồng so với cùng kỳ, đạt 9.053 tỷ đồng và biên lãi gộp duy trì ở mức 19,4%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lũy kế 7 tháng đầu năm 2020 đạt 495 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, song đã hoàn thành 59,5% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
Mới đây, Hanoi Investments Holdings Limited vừa mua gần 2,2 triệu cp PNJ, nâng con số nắm giữ của quỹ này lên 2,5 triệu đơn vị. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, nhóm Dragon Capital đang sở hữu 20,8 triệu cp, tương đương tỷ lệ hơn 9,27%.
Trước đó, DC Developing Markets Strategies Public cũng mua thêm 200.000 cổ phiếu PNJ, tăng tổng con số lên 1,6 triệu cổ phiếu. Với động thái này, nhóm quỹ Vina Capital đã tăng con số sở hữu lên hơn 18,1 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ 8,06%.
Hậu Covid-19, PNJ liệu có thể 'lấp lánh' trở lại? Như viên kim cương bị mờ sau thời gian tiếp xúc với dầu mỡ, "nữ hoàng trang sức" PNJ đang phải đối mặt với khó khăn lớn gây ra bởi dịch Covid-19. Liệu doanh nghiệp này có thể "lấp lánh" trở lại trong những năm tới? Hậu Covid-19, PNJ liệu có thể 'lấp lánh' trở lại? Hai năm trở lại đây có thể...