Vàng ‘khắc tinh’ của vi khuẩn bám trên bề mặt điện thoại
Vỏ bọc điện thoại có thành phần vàng được cho là lớp màng bảo vệ trong cuộc chiến chống các loại bệnh truyền nhiễm.
Nghiên cứu chỉ ra rất nhiều vi khuẩn, vi trùng bám trên bề mặt điện thoại di động. Ảnh: Getty Image
Theo kênh RT, kim loại quý hiếm này có thể ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm lây lan qua bề mặt tiếp xúc các đồ dùng hàng ngày như điện thoại, bàn phím máy tính hay thiết bị y tế.
Lớp màng bảo vệ này sẽ là một bước đột phá đáng kể, do sử dụng công nghệ kích hoạt ánh sáng tiêu diệt các loại vi khuẩn ở cường độ ánh sáng thấp, ví dụ như tại các phòng chờ ở bệnh viện.
Nghiên cứu mới cũng kết luận bên cạnh màn hình và bàn phím điện thoại, lớp vỏ bọc tiêu diệt vi khuẩn này có thể được dùng để chế tạo ống thở, ống thông tĩnh mạch, nhằm giảm bớt nguy cơ lây nhiễm qua các dụng cụ y tế.
Nghiên cứu chỉ ra lớp màng bọc có chứa vàng được biến đổi hóa học bằng thuốc tím mang đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. “Thuốc tím là ứng viên đầy hứa hẹn trong việc tiêu diệt vi khuẩn và giữ cho bề mặt các vật dụng vô trùng vì chúng đã được sử dụng rộng rãi để khử trùng vết thương”, tác giả nghiễn cứu Tiến sĩ Gi Byoung Hwang giải thích, “Khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh, thuốc tím tạo ra các loại oxy phản ứng, từ đó tiêu diệt vi khuẩn bằng cách làm hỏng màng bảo vệ và ADN của vi khuẩn. Đặc tính này càng hiệu quả khi thuốc tím trộn cùng các kim loại như bạc, vàng và kẽm oxit”.
Video đang HOT
Theo kết quả nghiên cứu, vàng đóng một vai trò quan trọng trong mức độ hiệu quả của lớp màng bọc, vì vàng có thể tạo ra hydro peroxide, tiêu khuẩn E. coli. Một màng bọc phủ chỉ cần 25 nguyên tử vàng để phát huy tác dụng. Chính vì vậy các nhà khoa học tin tưởng phát hiện mới này sẽ được đưa vào sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn.
Theo BẢO HÀ (Báo Tin tức)
Bạn cần biết 9 thực phẩm tuyệt đối không được ăn sống
Một số loại thực phẩm có thể sẽ gây những nguy cơ khôn lường cho sức khỏe của bạn nếu ăn sống mà không qua chế biến.
Khoai tây: Không phải loại rau củ nào cũng có thể ăn sống, và khoai tây cũng vậy. Ăn khoai tây sống có thể gây đầy hơi, các bệnh tiêu hóa, đau đầu và buồn nôn.
Các loại đậu: Ăn đậu sống có thể gây buồn nôn, nôn mửa, các vấn đề tiêu hóa và tiêu chảy. Bạn cần ngâm đậu với nước một lúc trước khi nấu để đảm bảo an toàn.
Mật ong: Hầu hết các loại mật ong chúng ta đang dùng đều đã được tiệt trùng. Mật ong tươi chưa qua xử lý có thể gây ngộ độc.
Sữa: Giống như mật ong, các loại sữa chúng ta đang dùng cũng đã được tiệt trùng. Sữa chưa qua tiệt trùng có thể chứa các vi khuẩn như E.coli, salmonella,... gây hại cho sức khỏe.
Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa các loại đường có thể gây khó tiêu. Nấu chín sẽ giúp các thành phần này dễ tiêu hóa hơn.
Ô-liu: Những quả ô-liu mà ta thấy trong siêu thị đã được xử lý và thường được muối, do đó an toàn cho sức khỏe. Ăn ô-liu chưa qua xử lý có thể gây ngộ độc nghiêm trọng.
Nấm: Nấm tươi sống có thể chứa các vi sinh vật gây các vấn đề tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm.
Thịt lợn: Thịt lợn sống có thể chứa sán dây, một loại ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể người và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Trứng: Trái với một số quan niệm rằng ăn trứng sống giúp đẹp da, thói quen này có thể gây các bệnh nguy hiểm vì trứng sống có thể chứa khuẩn salmonella và các vi khuẩn khác, đồng thời gây nguy cơ mắc cúm gia cầm./.
CTV Ngọc Diệp./VOV.VN (biên dịch)
Theo boldsky
Phụ nữ ăn chay giảm được nguy cơ viêm bàng quang Theo The Daily Mail, phụ nữ ăn chay ít gặp nguy cơ bị chẩn đoán viêm bàng quang. Nhìn chung, nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường tiết niệu giảm 16%. Đây là kết quả một nghiên cứu với 9.274 người tham gia, được các bác sĩ tiết niệu và bác sĩ thận theo dõi trong khoảng 10 năm. Phụ nữ ăn chay...