Vàng, đất, chứng khoán: Đầu tư vào đâu sinh lời tốt nhất hiện nay?
Theo nhận định của TS Nguyễn Trí Hiếu, gửi tiền ngân hàng và mua nhà ở hay kinh doanh bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và hợp lý.
Liên quan đến vấn đề đầu tư vào đâu sinh lợi nhất hiện nay, phát biểu trong buổi tọa đàm “Bình thường mới – Tìm kênh đầu tư hiệu quả” do Báo Đầu tư tổ chức sáng nay (12/11), TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định: Thị trường vàng đang trong trạng thái dao động rất khó đoán định. Giá vàng trên thế giới ngày 9/11/2020 đang dao động ở mức 1.880USD/ounce và giá vàng tại Việt Nam ngày 10/11/2020 cũng dao động ở mức 55-56 triệu đồng/lượng.
TS. Nguyễn Trí Hiếu. Ảnh: Dũng Minh.
Giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới khoảng 3,5 triệu VND/lượng, một mức chênh lệch khá cao, chứng tỏ có hoạt động đầu cơ và rủi ro cao. TS Hiếu cho rằng, tình hình giá vàng trên thế giới và tại Việt Nam sẽ tiếp tục biến động khó lường cho đến khi chính thức có tân Tổng thống Mỹ. Do vậy, đầu tư vào vàng tại thời điểm này cũng khá mạo hiểm.
Quang cảnh buổi tọa đàm “Bình thường mới – Tìm kênh đầu tư hiệu quả” do Báo Đầu tư tổ chức
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, trên phương diện vĩ mô, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm trong năm nay, với GDP tăng 2,12% cho 9 tháng đầu năm 2020, nhưng vẫn duy trì tăng trưởng dương trong khi nhiều quốc gia đang trong tình trạng suy thoái và kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng âm (-) 4 – 5%.
Với mức tăng trưởng này, các thị trường vẫn duy trì được sự ổn định. Gửi tiền ngân hàng và mua nhà ở hay kinh doanh bất động sản trong phân khúc thị trường nhà ở vẫn là kênh đầu tư an toàn và hợp lý”. Trong đó, thị trường tiền gửi ngân hàng vẫn tiếp tục là kênh đầu tư an toàn cho đại bộ phận người dân và doanh nghiệp.
Video đang HOT
Phân tích về kênh đầu tư chứng khoán hiện nay, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc phân tích của Công ty Chứng khoán VPS cho biết, trong quý III/2020, cả hai chỉ số VN-Index và HNX đều chứng kiến mức tăng ấn tượng cả về mặt điểm số đến thanh khoản.
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc phân tích của Công ty Chứng khoán VPS
Cụ thể, chỉ số VN-Index tăng 9,71%, HNX – Index tăng 21,11% so với cuối quý trước. Dự báo, trong quý IV, VN- Index sẽ dao động trong vùng 960 – 1.000 điểm với các ngưỡng hỗ trợ mạnh là từ 880-900 điểm. Trong khi đó, HNX – Index sẽ hướng tới vùng từ 145 – 150 điểm với các ngưỡng hỗ trợ mạnh của chỉ số là từ 120-100 điểm”.
Theo ông Lê Đức Khánh, cơ hội đầu tư trong năm 2021 sẽ là ngành sản xuất thiết yếu và ngành hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách điều hành nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ.
Cụ thể, quá trình đón nhận chuyển dịch chuỗi cung ứng từ nước ngoài, quá trình công nghiệp hóa, số hóa của nền kinh tế nội địa và quá trình đô thị hóa trong tương lai đều sẽ yêu cầu những yếu tố đầu vào thiết yếu như: điện, nông nghiệp, vật liệu xây dựng cơ bản (xi măng, thép,…)”.
Bên cạnh đó, với mục tiêu đẩy nhanh quá trình hồi phục của nền kinh tế Việt Nam sau dịch COVID-19, các dự án xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam là đem đến triển vọng tăng trưởng tích cực cho nhóm doanh nghiệp xây dựng chuyên dụng, bên cạnh tác động lan tỏa tích cực đến nền kinh tế nói chung.
Ông Thái Việt Dũng, đại diện Exness
Đánh giá về các kênh đầu tư mới xuất hiện nhưng thu hút rất đông nhà đầu tư mới tham gia là thị trường ngoại hối (Forex), ông Thái Việt Dũng, đại diện Exness cho biết, Forex một thị trường phi tập trung cho việc trao đổi các loại tiền tệ trên toàn cầu.
Hàng hóa của Forex chính là tiền khi mà các nhà đầu tư mua một số lượng tiền này và bán một số lượng tiền khác diễn ra cùng thời điểm. Đó chính là việc các nhà đầu tư phải dự đoán được xu hướng tăng hoặc giảm để tiền hành thực hiện mua bán một cặp tiền tệ và kiếm được lợi nhuận.
Điểm nổi bật khi đầu tư vào thị trường Forex đó là việc thu về lợi nhuận cao nhưng số vốn bỏ ra thì lại cực ít nhưng yêu cầu kiến thức tốt về tài chính và phân tích biểu đồ. Gần đây, việc các sàn Forex ảo mọc lên liên tục kéo theo hoạt động lừa đảo trên thị trường Forex nên nhà đầu tư cần cẩn trọng trước khi tham gia.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/11
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/11 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* AGG: CTCP Quản lý và Đầu tư Trường Giang, cổ đông lớn của CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (AGG - HOSE) đã mua vào hơn 1,37 triệu cổ phiếu AGG từ ngày 08/10 đến 06/11 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại AGG lên hơn 31,07 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 37,67%.
* SBT: CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (SBT - HOSE) thông qua việc trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt cho cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền chuyển đổi theo tỷ lệ 5,5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 15/12/2020.
* GAB: Ông Trịnh Văn Quyết, cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (GAB - HOSE) đã mua vào hơn 1,17 triệu cổ phiếu GAB trong 2 ngày 05 và 05/11. Sau giao dịch, ông Quyết đã nâng sở hữu tại GAB lên 7,05 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 51,09%.
* MWG: Ông Trần Huy Thanh Tùng, Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG - HOSE) đã bán ra hơn 3,03 triệu cổ phiếu MWG trong ngày 11/11 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, ông Tùng đã giảm sở hữu tại MWG xuống còn hơn 3,54 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,78%.
* VPD: Ngày 19/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (VPD - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 20/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 08/12/2020.
* BCM: Ngày 25/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của Tổng CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (BCM - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 26/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 4%, thanh toán bắt đầu từ ngày 22/12/2020.
* KSB: Evli Emerging Frontier Fund, cổ đông lớn của CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Thuận (KSB - HOSE) đã bán ra 280.000 cổ phiếu KSB trong ngày 05/11. Sau giao dịch, cổ đông trên đã giảm sở hữu tại KSB xuống còn 2,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,68%.
* APH: CTCP Tập đoàn Nhựa An Phát Holdings (APH - HOSE) thông qua việc chuyển nhượng 1,1 triệu cổ phần sở hữu tại CTCP Nhựa Hà Nội theo phương thức thỏa thuận. Dự kiến giao dịch thành công APH sẽ giảm sở hữu tại Nhựa Hà Nội xuống còn 17,9 triệu cổ phần, tỷ lệ 51,97%.
* DHM: Ông Dương Hữu Hiếu, Tổng giám đốc CTCP Thương mại và Khai thác Khoáng sản Dương Hiếu (DHM - HOSE) đã mua vào 1 triệu cổ phiếu DHM từ ngày 28/11 đến 11/11 theo phương thức khớp lệnh.
* ANV: Ngày 03/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2019 của CTCP Nam Việt (ANV - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 04/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 30/12/2020.
* IDJ: Ngày 16/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ - HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 17/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 27/11/2020.
* STC: Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Công ty mẹ của CTCP Sách và Thiết bị Trường học tại TP.HCM (STC - HNX) đăng ký bán hơn 427.000 cổ phiếu STC trong ngày 25/11 theo phương thức ngoài hệ thống. Hiện tại, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đang nắm giữ hơn 2,96 triệu cổ phiếu STC, tỷ lệ 52,54%.
* VIX: CTCP Tư vấn quản lý và Đầu tư Đỏ, cổ đông lớn của CTCP Chứng khoán VIX (VIX - HNX) đã mua vào hơn 888.000 cổ phiếu VIX trong ngày 09/11. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại VIX lên hơn 9,09 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,12%.
* V12: Ngày 23/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của CTCP Xây dựng số 12 (V12 - HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 24/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 12%, thanh toán bắt đầu từ ngày 24/12/2020.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 11/11 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 11/11 của các công ty chứng khoán. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu PVS nằm tại mức 16 CTCK BIDV (BSC) Cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam đang quay trở lại xu hướng tăng giá...