Vàng đang bị mắc kẹt, nhưng sắp ‘tăng giá lâu dài’
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) không bán bất kỳ một ounce vàng nào đây và cho biết đây là “lá bùa” cung cấp sức mạnh cơ bản cho chính sách điều tiết của tổ chức này.
Đầu giờ chiều ngày 19-10, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á ở mức 1.911 USD/ounce, tăng 13 USD so với giá đóng phiên cuối tuần qua. Quy đổi theo tỉ giá tại các ngân hàng thương mại, giá vàng thế giới hiện tương đương khoảng 53,5 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 280.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa cuối tuần qua.
Trong vòng 1 tuần trở lại đây, giá vàng có khoảng 3 lần thử vượt ngưỡng cản 1.900 USD/ounce nhưng sau đó lại để tuột mất mốc quan trọng này.
Giá vàng đã bị mắc kẹt quanh mức 1.900 USD/Ounce trong tháng 10 do sức mạnh của đồng USD, nhưng các nhà phân tích kỳ vọng giá vàng sẽ tăng trong vài tuần tới và có thể tạo ra một “đợt tăng giá lâu dài.”
Video đang HOT
Goldman Sachs cũng cho biết trong tuần này rằng họ không mong đợi sức mạnh của đồng USD sẽ kéo dài, đồng thời khuyên nhà đầu tư của mình bán USD và mua kim loại quý trước ngày bầu cử diễn ra.
Theo IMF, nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi một cách chậm chạp và thị trường vàng đứng trước áp lực bán ra để thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, IMF cũng khẳng định rằng sẽ không bán bất kỳ ounce vàng nào.
“Các nguồn dự trữ vàng cung cấp sức mạnh cơ bản cho chính sách điều tiết của IMF”, tổ chức này cho biết.
Ở một diễn biến khác, SPDS Gold Trust tiếp tục bán ra 3,5 tấn vàng cuối tuần qua, giảm con số nắm giữ về 1.272,56 tấn. Đây cũng là mức trữ lượng vàng thấp nhất trong 1 tuần qua của Quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới.
Đối với thị trường vàng trong nước, tính đến đầu giờ chiều nay, giá vàng miếng SJC được niêm yết tại Công ty Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) ở cả 4 khu vực TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hà Nội quanh mức giá 55,8 – 56,3 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 100.000 đồng/lượng ở so với giá cuối tuần qua.
Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tăng 80.000 đồng/lượng ở chiều mua và 130.000 đồng/lượng ở chiều bán, niêm yết giá mua bán hiện ở mức 55,9 -56,4 triệu đồng/lượng.
Khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ở mức hơn 2,8 triệu đồng/lượng (chưa loại trừ phí, thuế), tính theo tỷ giá quy đổi tại Ngân hàng Vietcombank sáng nay ở mức 23.270đồng/USD.
Giá dầu lao dốc hơn 4%, khí tự nhiên bốc hơi 10% chỉ sau 1 đêm
Lo lắng nhu cầu yếu nhấn chìm thị trường năng lượng toàn cầu...
Giá dầu trên thị trường thế giới ngày 21/9 giảm mạnh do các trường hợp nhiễm virus corona tăng dấy lên mối lo ngại về nhu cầu dầu toàn cầu và khả năng Libya sản xuất trở lại làm gia tăng lo ngại dư cung.
Chốt phiên giao dịch ngày 21/9, dầu thô Brent giảm 1,71 USD tương đương 3,96% xuống 41,44 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 1,8 USD tương đương 4,38% xuống 39,31 USD/thùng. Cả hai đều có phiên giảm mạnh nhất trong 2 tuần.
Giá dầu thô theo xu hướng thị trường chứng khoán và các hàng hóa giảm, do các trường hợp nhiễm Covid-19 tại châu Âu và các nước khác gia tăng, thúc đẩy các biện pháp đóng cửa mới và ảnh hưởng đến sự phục hồi nền kinh tế.
Giá dầu giảm bất chấp tồn trữ dầu thô và xăng của Mỹ giảm trong tuần trước, trong khi tồn trữ các sản phẩm chưng cất bao gồm diesel tăng.
Goldman Sachs dự báo giá dầu Brent sẽ đạt 49 USD/thùng vào cuối năm nay và 65 USD/thùng vào quý 3/2021, bất chấp Libya thúc đẩy sản lượng. Trong khi Barclays nâng triển vọng giá dầu Brent năm 2020 lên 43 USD/thùng và 53 USD/thùng vào năm tới.
Cũng trên thị trường năng lượng, giá khí tự nhiên tại Mỹ đêm qua giảm hơn 10% xuống mức thấp nhất 7 tuần, do dự báo nhu cầu trong 2 tuần tới giảm hơn so với dự kiến bởi xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng giảm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn New York giảm 21,3 US cent tương đương 10,4% xuống 1,835 USD/mmBTU, phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2019 xuống mức thấp nhất kể từ ngày 31/7/2020.
Tính đến nay, giá khí tự nhiên giảm 33% kể từ mức cao nhất 8 tháng (2,743 USD/mmBTU) đạt được trong ngày 28/8/2020.
Mất bao lâu để kinh tế toàn cầu phục hồi sau COVID-19? Các chuyên gia phân tích cho rằng, nền kinh tế toàn cầu cần một thời gian khá dài, có thể là nhiều năm, để khắc phục những tổn thương do COVID-19 gây ra. Dự báo, kinh tế thế giới khó có thể tăng tốc khi vì COVID-19 chưa dứt. Dù các nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng trở lại song cũng...