Vàng da ở trẻ sơ sinh: Khi nào cần đi khám?
Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến, vàng da sinh lý đa số tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị vàng da có thể do một số bệnh lý gây ra.
Ảnh minh họa
Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng da và mắt của bé chuyển sang màu vàng. Tình trạng này xuất hiện khi hàm lượng bilirubin (một chất do các tế bào hồng cầu bị vỡ sinh ra) trong máu tăng cao.
Đây là tình trạng phổ biến, đặc biệt ở trẻ sinh trước 38 tuần thai và một vài trẻ bú sữa mẹ. Vàng da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vì gan của trẻ chưa đủ trưởng thành để chuyển hóa lượng lớn bilirubin lưu hành trong máu. Ở một số trẻ vàng da sơ sinh có thể do một số bệnh lý gây ra.
Hầu hết trẻ sinh từ 35 tuần tuổi thai và trẻ đủ tháng không cần điều trị vàng da. Đôi khi lượng bilirubin trong máu tăng cao gây tổn thương não, thường ở những trẻ có các yếu tố nguy cơ gây vàng da nặng.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Video đang HOT
Vàng da và vàng mắt là những dấu hiệu chính của vàng da ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu này thường xuất hiện giữa ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau sinh.
Để kiểm tra trẻ có bị vàng da không, ấn nhẹ lên trán hoặc mũi của trẻ. Nếu da trông vàng nơi ta ấn, có thể trẻ bị vàng da. Nếu trẻ không có vàng da, màu da nơi bị ấn sẽ trông sáng hơn màu da bình thường trong vài giây.
Một số trẻ vàng da nặng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng vàng da nhân não với các biểu hiện tăng trương lực cơ, xoắn vặn, li bì và ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Trẻ sơ sinh vàng da có liên quan tới hàm lượng bilirubin trong máu tăng cao.
Vì sao trẻ sơ sinh bị vàng da?
Tăng bilirubin là nguyên nhân chính gây vàng da. Bilirubin là chất màu vàng được sản sinh ra do sự phá hủy các tế bào hồng cầu. Trẻ sơ sinh sản sinh ra nhiều bilirubin hơn người lớn vì số lượng hồng cầu nhiều hơn và bị phá hủy nhanh hơn trong vài ngày đầu của cuộc đời. Bình thường gan sẽ chuyển hóa bilirubin từ máu và bài tiết vào trong đường ruột. Ở trẻ sơ sinh, do chức năng gan chưa hoàn chỉnh nên không loại bỏ được hết lượng bilirubin, gây tăng bilirubin.
Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố làm tăng nguy cơ vàng da, đặc biệt là vàng da nặng có thể gây biến chứng bao gồm: Đẻ non; Tím trong lúc sinh; Khác nhóm máu với mẹ; Bú sữa mẹ không đầy đủ hoặc không có đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ; Chủng tộc cũng là một yếu tố góp phần vào nguy cơ gây vàng da sơ sinh: các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em khu vực Đông Á tăng nguy cơ phát triển vàng da.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Nên cho trẻ đi khám về tình trạng vàng da vào khoảng thời gian giữa ngày thứ 3 và ngày thứ 7 sau khi sinh, khi lượng bilirubin đạt đỉnh. Nếu trẻ xuất viện sớm hơn 72 giờ sau sinh, cha mẹ cần theo dõi kỹ tình trạng vàng da trong 2 ngày đầu sau khi xuất viện.
Một số dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể cho thấy tình trạng vàng da nặng hoặc biến chứng do tăng bilirubin quá cao. Đưa trẻ đi khám nếu thấy: Da của trẻ trở nên vàng hơn; Da ở vùng bụng, cánh tay, chân của trẻ trông vàng; Mắt của mắt trẻ trông vàng; Trẻ mệt hoặc li bì khó đánh thức; Trẻ không tăng cân hoặc ăn kém; Trẻ có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác làm bạn lo lắng.
Bác sĩ hiến máu cứu bé sơ sinh một ngày tuổi
Trước tình hình bệnh nhi nguy kịch, các bác sĩ đã hiến tặng 2 đơn vị máu O để cứu bé sơ sinh ở Quảng Ninh.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết bé sơ sinh Đ.A.N. (24 giờ tuổi) nhập viện trong tình trạng vàng da sớm, được chuyển từ cơ sở y tế tuyến dưới lên.
Sau khi hội chẩn với lãnh đạo bệnh viện, bé được chẩn đoán vàng da sơ sinh nặng, tăng Bilirubin, theo dõi bất đồng nhóm máu của mẹ và con (mẹ nhóm máu O (cộng), con A (cộng )). Bệnh nhi này được chỉ định truyền Glucose 10%, Albumin, chiếu đèn 2 mặt tích cực. Tuy nhiên, bé N. không đáp ứng với điều trị. Ngay lập tức, trẻ được chỉ định thay máu, nếu chậm trễ sẽ gây tổn thương não không hồi phục.
Các bác sĩ hiến tặng 2 đơn vị máu O để thay máu, cứu sống bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Tuy nhiên, nguồn máu dùng để thay cho trẻ sơ sinh tốt nhất là máu tươi lưu trữ dưới 3 ngày. Trước tình hình bệnh nhi nguy kịch, bác sĩ Bùi Minh Cường, Phó giám đốc bệnh viện và Trần Trương Diễn, Trưởng phòng tổ chức đã hiến tặng 2 đơn vị máu O để cứu sống bệnh nhi.
Sau thay máu, Bilirubin của bệnh nhi giảm, tiếp tục duy trì điều trị tích cực chiếu đèn 2 mặt, truyền Glucose 10%, Albumin.
Hiện sau một ngày ngày thay máu, Bilirubin của trẻ tiếp tục tăng, tiên lượng tốc độ tan máu còn cao. Bé N. được chỉ định sử dụng IVIG để trung hoà kháng thể kháng hồng cầu, giảm tốc độ tan máu.
Bé gái 8 tháng tuổi bị bại não vì ông bà nội bế trên tay rung lắc cho cháu ngủ trong một thời gian dài Mặc dù mẹ của bé gái đã nhiều lần phản đối việc rung lắc này, nhưng ông bà nội vẫn quyết làm theo "kinh nghiệm ngàn năm". Lân đâu lam me, chăc hăn cac ba me đêu cam thây rât lung tung. Tư viêc cho con bu đên viêc thay quân ao, tăm rưa cho con rôi cho con ngu, tât ca moi...