Vàng da ở trẻ sơ sinh: Cần chú ý dấu hiệu vàng da bệnh lý
Vàng da là tình trạng nhiễm sắc tố vàng ở mô da, niêm mạc mắt do lượng Bilirubin trong máu vượt quá 17mmol/l. Nguyên chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do các bệnh lý của gan và hệ thống mật.
Bại não vì vàng da
GS Nguyễn Thanh Liêm – nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết ông vừa tiếp nhận tư vấn cho một cháu bé 3 tuổi ở Quảng Trị bị bại não. Cháu bé bị bại não do biến chứng của vàng da sơ sinh bệnh lý nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bị bại não khiến cháu bé 3 tuổi nhưng chỉ có 9 kg, cháu bé không thể bò, lẫy, đi như bình thường. Đây là một điều thực sự đáng tiếc. Trong khi đó, vàng da ở trẻ sơ sinh có nhiều người lại coi thường vì nghĩ đó chỉ là sinh lý của trẻ nhỏ.
Vàng da của trẻ sơ sinh cần chú ý dấu hiệu vàng da bệnh lý
Theo bác sĩ nhi khoa Trương Hoàng Hưng – bác sĩ tại Hoa Kỳ, vàng da sơ sinh là do cơ thể bé tạo ra nhiều chất bilirubin từ hồng cầu bị phân giải mà gan chuyển hoá không kịp, đó thực ra là hiện tượng sinh lý và thường giảm dần sau tuần đầu, tuy nhiên có thể bị nhiều hơn do một số bệnh lý kèm theo. Nếu tăng quá cao, chất bilirubin sẽ vào trong não, gây tổn thương não vĩnh viễn. Do vậy việc phát hiện vàng da sớm và theo dõi khi nào cần điều trị là rất quan trọng.
Nhận biết vàng da bệnh
Video đang HOT
Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc – Bệnh viện Medlatec cho biết ranh giới giữa vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý là rất mong manh.
Khi trẻ bị vàng da bệnh lý thì các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh. Các mẹ có thể nhận biết được bệnh thông qua các triệu chứng điển hình như trẻ bị vàng da toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân, kể cả niêm mạc mắt cũng bị vàng da. Mức độ da vàng đậm hơn bình thường.
Vàng da bệnh lý lâu khỏi hơn, có thể kéo dài hơn 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non. Lượng Bilirubin trong máu tăng vượt quá mức bình thường. Xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường như: sốt, co giật, bỏ bú hoặc ngủ li bì,…
Còn vàng da sinh lý xuất hiện từ 1 – 2 ngày sau sinh và tự hết trong vòng 1 tuần (hoặc 2 tuần đối với trẻ sinh non). Đối với trẻ sinh đủ tháng, hàm lượng bilirubin trong máu không quá 12mg%; còn ở trẻ sinh non không quá 15mg%. Đồng thời, tốc độ tăng bilirubin trong máu luôn dưới 5mg%/24 giờ.
Biến chứng nguy hiểm của vàng da bệnh lý đó là vàng da nhân. Đây một biến chứng xảy ra khi lượng Bilirubin vượt quá giới hạn cho phép khiến gan không lọc thải kịp. Do đó, Bilirubin dễ bị thấm vào não gây vàng da nhân ở trẻ sơ sinh. Biến chứng này gây tổn thương não bộ và không thể phục hồi được. Đây là tình trạng vô cùng độc hại đối với tế bào não.
BS Ngọc cho biết việc xác định sớm trẻ bị vàng da bệnh lý để điều trị trước 7 ngày sau sinh là rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tổn thương não.
Đối với những trẻ được chẩn đoán là bị vàng da sinh lý mức độ nhẹ thì các mẹ chỉ cần điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Sau khoảng 1 – 2 tuần thì hiện tượng vàng da sinh lý sẽ tự khỏi.
Điều trị vàng da nhằm mục đích giảm bilirubin trong cơ thể, có 2 cách chính là chiếu đèn và thay máu.
Chiếu đèn là dùng đèn chiếu có sóng bức xạ 450-460 chiếu vào da chứ không phải đèn neon, ở mức sóng này, bilirubin sẽ hấp thu ánh sáng và chuyển hoá thành dạng đồng phân có thể hoà tan trong nước và thải qua thận.
Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên chú ý triệu chứng vàng da của trẻ để theo dõi sát sao. Nếu vàng da lâu cần đi khám bác sĩ. Không quá chú trọng phơi nắng vì để phơi nắng chữa vàng da trẻ cần phơi nắng ngoài trời từ 8h sáng đến 16h chiều, cởi hết quần áo mới có tác dụng. Điều này, trẻ chưa hết vàng da đã bị cảm lạnh và bỏng da.
Ứng dụng điện thoại đặc biệt giúp chẩn đoán chính xác bệnh vàng da ở trẻ em
Các nhà khoa học Anh vừa phát triển một ứng dụng điện thoại đặc biệt cho phép kiểm tra mắt của trẻ sơ sinh để xác định tình trạng vàng da một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất.
Nhà khoa học Terence Leung, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết, kết quả của nghiên cứu đang mở ra một bước tiến quan trọng giúp chăm sóc sức khỏe cho người dân sống tại các khu vực nghèo trên thế giới.
"Ở nhiều nơi trên thế giới, các nữ hộ sinh và y tá chỉ dựa vào thị giác của chính mình để đánh giá tình trạng của bệnh vàng da. Tuy nhiên, biện pháp này không đáng tin cậy, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh có làn da sẫm màu", Terence Leung nói.
Cũng theo nhóm nghiên cứu, phương pháp dựa trên ứng dụng điện thoại thông minh này cung cấp một khả năng đánh giá chính xác hơn, bảo đảm các trường hợp nghiêm trọng sẽ không bị bỏ sót. Tuy vẫn cần phải chờ các kết quả thử nghiệm ở quy mô lớn hơn nhưng các nhà khoa học tin rằng phương pháp sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động này có thể giúp ngăn ngừa các ca tử vong do vàng da ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới.
Vàng da ở trẻ sơ sinh vốn là hiện tượng sinh lý bình thường, xuất hiện khi hồng cầu của thai nhi bị phá vỡ để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Vàng da sinh lý bình thường không có hại, nhưng khi bilirubin - một hợp chất màu vàng được tạo ra trong quá trình phá vỡ hồng cầu - có mật độ trên 10mg/dl thì sẽ có thể gây biến chứng, xâm nhập vào não trẻ sơ sinh dẫn đến tử vong, hoặc gây các khuyết tật như mất thính giác, bại não và suy giảm nhận thức.
Ứng dụng có thể giúp phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh một cách chính xác và hiệu quả.
Trẻ sơ sinh nghi ngờ bị vàng da có thể được xét nghiệm máu tại bệnh viện. Tuy nhiên, các biểu hiện vàng da đôi khi chỉ có thể nhận thấy vài ngày sau khi sinh, ở thời điểm trẻ đã được về nhà với bố mẹ.
Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm đối với 37 trẻ sơ sinh trong diện đã được đưa đi thử máu để sàng lọc vàng da. Các hình ảnh chụp từ ứng dụng trên điện thoại di động đã được xử lý để loại bỏ các biến dạng từ ánh sáng nền và độ vàng trong mắt, qua đó dự đoán mức độ bilirubin. Các kết quả dự đoán bilirubin này sau đó được so sánh với kết quả xét nghiệm máu.
Ứng dụng trên điện thoại di động này cho kết quả tương đương với máy đo 2 mắt xuyên da - một thiết bị cầm tay có giá lên tới 6.000 USD và được các bệnh viện khuyên dùng. Phương pháp này hiện đang được tiến hành thử nghiệm đối với hơn 500 trẻ sơ sinh ở Ghana.
Theo số liệu thống kê, mỗi năm trên thế giới có 114.000 trẻ sơ sinh tử vong và 178.000 trường hợp bị khuyết tật bởi bệnh vàng da; có tới 75% số ca tử vong vì bệnh vàng da xảy ra ở Nam Á và Nam sa mạc Sahara ở châu Phi.
Bảo Lâm
Theo Eurek Alert, France24.com/vietQ
Mắt trẻ sơ sinh bị vàng, nguyên nhân do đâu? Nếu bỗng dưng một ngày bạn thấy mắt trẻ sơ sinh bị vàng thì cũng đừng quá lo lắng và hoảng hốt bởi tình trạng này xảy ra có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân khiến trẻ bị vàng mắt là rất quan trọng. Thông thường, sẽ có khoảng hơn 50% trẻ sơ sinh bị vàng...