Vắng bóng bà Merkel, nước Đức sẽ mang màu Nâu hay Xanh?
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 29/10 tuyên bố bà sẽ không tranh cử chức Chủ tịch đảng CDU và cũng sẽ không tái tranh cử Thủ tướng vào năm 2021.
Trong cuộc họp báo ngày 29/10 tại Berlin, bà Merkel nói: “Tôi sẽ không tìm kiếm bất cứ vị trí chính trị nào sau khi nhiệm kỳ (Thủ tướng) của tôi kết thúc (vào năm 2021)”. Bà cũng cho biết sẽ không tái tranh cử lãnh đạo đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) trung hữu vào tháng 12 tới, vị trí mà bà nắm giữ từ năm 2000.
Thủ tướng Merkel tuyên bố sẽ không tranh cử Chủ tịch CDU vào tháng 12 tới và cũng không tìm kiếm thêm một nhiệm kỳ Thủ tướng nữa vào năm 2021. Ảnh: CBS
“Với tư cách là Thủ tướng và là lãnh đạo CDU, tôi phải chịu trách nhiệm về mọi thứ, cả về thành công cũng như thất bại của đảng”, bà nói.
“Khi ai đó nói với chúng tôi những gì họ nghĩ về việc chính phủ được thành lập như thế nào và đã hoạt động ra sao suốt 7 tháng qua, đó chính là tín hiệu rõ ràng cho thấy mọi thứ đã không diễn ra đúng hướng. Đã đến lúc mở ra một chương mới”.
Ai sẽ kế nhiệm bà Merkel trong CDU?
Bà Merkel cũng tuyên bố sẽ không đề cử người kế nhiệm trong đảng CDU và bà sẽ chấp nhận mọi quyết định dân chủ mà đảng của bà đưa ra.
Các ứng cử viên nổi bật để thay thế bà Merkel trong CDU có Annegret ramp- Karrenbauer, Jens Spahn, Friedrich Merz.
Annegret Kramp-Karrenbauer sẽ là sự lựa chọn rõ ràng của những người trung thành với bà Merkel trong đảng. Hiện bà Karrenbauer đang giữ chức Tổng thư ký của CDU.
Bộ trưởng Y tế Jens Spahn là người vẫn thường chỉ trích chính sách mở cửa nhập cư của bà Merkel. Trong khi đó, Friedrich Merz lại là đối thủ cũ của bà Merkel trong CDU.
Video đang HOT
Mọi điều sẽ còn phụ thuộc vào việc ai sẽ là người kế nhiệm bà Merkel giữ chức Chủ tịch CDU. Nếu đó là một người trung thành như Annegret Kramp-Karrenbauer, nước Đức sẽ chứng kiến một cuộc chuyển giao suôn sẻ, và bà Merkel có thể sẽ vẫn tại vị đến hết nhiệm kỳ Thủ tướng của mình.
Tuy nhiên, nếu đó là một đối thủ cũ trong đảng CDU như Friedrich Merz, việc bà Merkel tiếp tục làm Thủ tướng sẽ không mấy thoải mái và có thể bà sẽ không ở lại đến hết nhiệm kỳ của mình.
Những bất ổn trên chính trường Đức
Lần đầu tiên trong ít nhất 1 thập kỷ qua, không ai có thể nói chính trị Đức tẻ nhạt. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người phải lo ngại về tương lai chính trị của nước Đức sau tuyên bố của bà Merkel.
Những dấu hiệu bất ổn trên chính trường Đức bắt đầu thấy rõ từ cuộc tổng tuyển cử liên bang tháng 9/2017. Khi đó, bà Angela Merkel vẫn duy trì ghế Thủ tướng cho nhiệm kỳ thứ 4. Liên minh cầm quyền Dân chủ Thiên chúa giáo/ Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của bà vẫn giành nhiều ghế nhất trong quốc hội, nhưng kết quả bầu cử khi đó là tồi tệ nhất trong 70 năm qua của liên minh này. Trong khi đó, các đảng phái dân tộc chủ nghĩa giành số ghế chưa từng có. Đáng chú ý, đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) cánh hữu lần đầu tiên giành được ghế trong Quốc hội.
Hai cuộc bầu cử quan trọng tại Baravia (giữa tháng 10) và Hessen (28/10) vừa qua, các đảng trong chính phủ liên minh của Đức đều nhận được kết quả tệ hại nhất.
Trong cuộc bầu cử tại bang Baravia giữa tháng 10, đảng Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) trong liên đảng bảo thủ cầm quyền của bà Merkel, mất thế đa số ở bang này. Đây được coi là “thất bại lịch sử” bởi Bavaria được coi là thành trì của đảng CSU trong liên đảng bảo thủ cầm quyền của đương kim Thủ tướng Angela Merkel. Trong khi đó, đảng Xanh giành vị trí thứ 2 tại Bavaria.
Kết quả sơ bộ ban đầu của cuộc bầu cử tại bang Hessen ngày 28/10 cho thấy đảng Dân chủ Cơ đốc giáo – CDU của bà Angela Merkel giành được khoảng 27-28% tổng số phiếu. Với kết quả này, CDU vẫn về nhất tại bang Hessen nhưng kém kết quả kỳ bầu cử năm 2013 đến hơn 10% số phiếu (38,3%). Đảng liên minh trong chính phủ của bà Merkel là đảng Dân chủ xã hội – SPD cũng nhận kết quả tệ hại nhất tại bang Hessen kể từ năm 1946.
Tương lai nước Đức sẽ mang màu Nâu hay Xanh?
Trái với sự tụt dốc của các đảng lớn, chính trường Đức lại chứng kiến sự nổi lên của các đảng nhỏ, như AfD và đảng Xanh.
Chỉ vài năm trước AfD là một đảng nhỏ không có nhiều ảnh hưởng. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2017, lần đầu tiên AfD – một đảng bài ngoại, phản đối chính sách nhập cư mở cửa (được gọi là đảng Nâu), có ghế trong nghị viện Liên bang và sau cuộc bầu cử tại bang Hessen, đảng này đã có ghế tại tất cả 16 nghị viên bang của Đức.
Sự nổi lên của một đảng nhỏ khác là đảng Xanh cũng phần nào làm mờ đi hình ảnh cầm quyền không thể thay đổi của các đảng lớn tại Đức. Hàng chục năm từ khi được thành lập năm 1980, đảng Xanh đã dần dần vượt xa hơn nền tảng ban đầu là những nhà bảo vệ môi trường. Đảng Xanh đã thay đổi và mở rộng chính sách sang các vấn đề kinh tế và xã hội, sự phát triển của lực lượng lao động và vấn đề nhập cư. Và sự thay đổi chiến lược này có vẻ như đã đem lại hiệu quả trong tỷ lệ ủng hộ của đảng Xanh.
Thất bại của CDU hay SPD trong cuộc bầu cử tại bang Hessen, diễn ra chỉ 2 tuần sau thất bại của CSU ở Baravia. Đây có thể là dấu hiệu nữa cho thấy, chính phủ liên minh của bà Merkel đang ở bên bờ sụp đổ. SPD, vốn đã miễn cưỡng về việc tham gia chính phủ liên minh của bà Merkel, đổ lỗi về sự thất bại tại Hessen là do đảng này đã thỏa hiệp để cứu vãn chính phủ liên minh.
Chính trường Đức được cho là chắc chắn sẽ có những biến động trong thời gian sắp tới.
Theo Thùy Linh
VOV
Đảng của Thủ tướng Merkel thua chấn động, cực hữu Đức lên ngôi
Đảng cực hữu non trẻ AfD giành ghế ở bang Hesse và có chân trong Quốc hội ở tất cả các bang của Đức, trong khi đảng CDU của Thủ tướng Angela Merkel thất bại nặng nề.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters
Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà Merkel nhận cú sốc bầu cử, chỉ giành được 28% số phiếu - theo RT. Đây là kết quả khá thất vọng với ứng viên CDU - Thủ hiến bang Hesse, Volker Bouffer, người đã "vào sinh ra tử" với bà Merkel.
Kết quả lần này của CDU là bước sụt giảm lớn nhất từ mức 38.3% trong lần bầu cử cuối cùng ở Hasse năm 2013.
"Chúng tôi đau đớn vì thất bại, nhưng chúng tôi cũng biết rằng cần phải chiến đấu" - ông Volker Bouffier, lãnh đạo CDU ở Hasse và là đồng minh của bà Merkel, phát biểu.
Trong khi đó, đảng cực hữu AfD (Con đường khác cho nước Đức) giành 12% số phiếu ở Hesse, bang có 6 triệu người và có thủ đô tài chính của Đức là Frankfurt am Main.
Lãnh đạo Quốc hội của AfD, Alice Weidel, ăn mừng chiến thắng trên Twitter: "Chúng tôi là Đảng của Nhân dân", đồng thời lưu ý rằng AfD giờ "đã neo chặt" trong Quốc hội Đức và "sẽ ở lại trong Quốc hội".
Sự ủng hộ sụt giảm dành cho đảng của Thủ tướng Merkel ở Hesse, hay còn gọi là Hessen ở Đức, đã được dự đoán bởi các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử quan trọng này. Từ năm 2013, CDU đã phải liên minh với Allliance 90/đảng Xanh vì không có đảng nào chiến thắng rõ ràng. Hiện chưa rõ liệu CDU có một lần nữa lập liên minh với đảng Xanh để thành lập chính phủ hay không.
Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) - đồng hành với CDU trong hàng thập kỷ - giành được 20% số phiếu. "Đây là một kết quả tồi tệ cho chúng tôi. Tôi không thể làm gì khác được" - Tổng thư ký SPD Lars Klingbeil nói với đài ZDF.
Đảng Xanh về thứ 3, theo sát SDF với 19.5% phiếu.
Cảnh quan chính trường Đức đã trải qua những cú sốc trong nhiều tuần gần đây. Hồi đầu tháng 10, liên minh cầm quyền của Thủ tướng Merkel đã bị lung lay sau khi đảng Xã hội Thiên chúa giáo (CSU) chỉ giành được 37.3% ở Bavaria - bang lớn nhất và đông dân thứ 2 Đức. Đây là kết quả bầu cử tồi tệ nhất kể từ năm 1950, và mất đa số tuyệt đối lần thứ 2 kể từ năm 1962. Tổng Thư ký CSU Markus Blume gọi đó là "ngày cay đắng" cho đảng này.
Với thất bại mới nhất, Thủ tướng Merkel có thể gặp khó khăn trong cuộc bầu lại chủ tịch CDU tại hội nghị của đảng vào tháng 12 năm nay.
NGỌC VÂN
Theo LĐO
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters
Bà Anglela Merkel "bật" ông Donald Trump nói Đức bị Nga cầm tù Thủ tướng Angela Merkel phản pháo bình luận của Tổng thống Donald Trump rằng "Đức bị Nga giam cầm". Thủ tướng Đức Angela Merkel gặp Tổng thống Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 11.7 ở Brussels, Bỉ. Ảnh: CNN "Tôi muốn nói rằng chính tôi đã chứng kiến điều này khi một phần của Đức nằm dưới sự kiểm...