Văn Yên phát huy hiệu quả vườn thuốc nam tại các trạm y tế
Những năm qua, vườn thuốc nam tại các trạm y tế xã trên địa bàn huyện Văn Yên luôn được chăm sóc thường xuyên, duy trì hiệu quả là nguồn dược liệu quan trọng để tuyên truyền, phổ biến đến người dân trong điều trị các chứng bệnh thường gặp; giúp người dân dễ dàng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phát huy thế mạnh trong việc điều trị y học cổ truyền tại cơ sở.
Vườn thuốc nam được trồng và chăm sóc tốt tại các trạm y tế xã trên địa bàn huyện Văn Yên
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn thuốc nam của Trạm, bác sĩ Đinh Thị Hồng Tuyến – Trưởng trạm y tế xã Ngòi A nhiệt tình giới thiệu về những loại cây thuốc rất phổ biến, quen thuộc nhưng mang lại nhiều tác dụng trong điều trị một số bệnh thường gặp. Nhiều loại cây quen thuộc chính là những vị thuốc quý, có tác dụng trong điều trị bệnh và hỗ trợ điều trị một số bệnh nhưng không được nhiều người biết đến. Điển hình như ngải cứu, húng chay, tía tô, kinh giới, bạc hà, đinh lăng… có hiệu quả rất tốt trong điều trị các chứng cảm cúm, thương hàn, sốt xuất huyết viêm họng.
Ngoài ra, vườn thuốc nam của trạm còn sưu tầm, trồng nhiều loại cây thuốc có rất nhiều tác dụng khác như cây xạ đen có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, giải độc, tiêu viêm, mụn nhọt trên da, trị các bệnh xương khớp, cột sống; cây kim tiền thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận; cây xuyên tâm liên có tác dụng điều trị các bệnh đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm da, dạ dày…
Những cây thuốc này được cán bộ trạm y tế xã sưu tầm và trồng, chăm sóc trong khu vườn với diện tích khoảng 100 m vuông. Từ số lượng cây thuốc ít ỏi ban đầu, đến nay vườn thuốc nam của trạm có trên 60 loại cây thuốc được chia làm 8 nhóm dùng để chữa một số bệnh thường gặp như ho, cảm sốt, rối loạn tiêu hóa, mụn nhọt, xương khớp, lợi tiểu, rối loạn kinh nguyệt…
Để duy trì vườn thuốc nam luôn xanh tươi và có nhiều cây thuốc quý, các cán bộ y tế xã thường xuyên vun trồng và dày công chăm sóc. Ngoài những giờ khám, chữa bệnh mỗi cán bộ, nhân viên y tế đều tranh thủ lao động nhổ cỏ, chăm sóc bón phân, tưới nước cho vườn cây với mục tiêu đủ thuốc phục vụ nhân dân, tạo quang cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp và đổi mới phong cách, thái độ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe nhân dân, vừa để tuyên truyền, giới thiệu về cây thuốc nam tại cơ sở khám chữa bệnh, cán bộ trạm y tế cũng tích cực sưu tầm, nghiên cứu các bài thuốc hay để áp dụng trong khám chữa bệnh theo đông y.
Trong năm 2023 có khoảng 30% trong tổng số lượt người bệnh được điều trị bằng y học cổ truyền, với các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Đồng thời, hướng dẫn cho người dân sử dụng cây thuốc chữa bệnh thường gặp ở trẻ em như: ho, cảm sốt, rôm sảy… và những người cao tuổi mắc bệnh mạn tính không dùng được thuốc tây y do tác dụng phụ đồng thời giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và điều trị tại trạm.
Trưởng trạm y tế Ngòi A Đinh Thị Hồng Tuyến chia sẻ: So với việc chữa bệnh thông thường theo Tây y thì chữa trị bằng các bài thuốc Đông y có rất nhiều ưu điểm bởi các cây thuốc nam dễ trồng, dễ tìm kiếm và thường được phổ biến dưới dạng các loại rau, trái cây, gia vị. Đa số các bài thuốc chữa bệnh thường gặp đều rất an toàn, ít tác dụng phụ.
“Chúng tôi đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân về công dụng và phương pháp nhân giống các loại cây này trong vườn nhà mình để sử dụng khi cần. Từ đó, giúp người dân nâng cao hiểu biết, cũng như cách bảo vệ và gìn giữ những cây dược liệu quý tại địa phương” – bác sỹ Tuyến nói.
Video đang HOT
Toàn huyện Văn Yên hiện có gần 400 vườn thuốc nam tại các trạm y tế xã, thị trấn, trường học. Nhiều ông lang, bà mế đã tham gia khám, chữa bệnh với các bài thuốc như: chữa rắn cắn, các bệnh về thận, gan…, phối hợp với y học hiện đại đã chữa trị cho nhiều người dân khỏi bệnh, tạo niềm tin cho nhân dân.
Cùng đó, ngành y tế huyện cũng chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến và sử dụng thuốc nam, thực hiện phương châm “thầy tại chỗ, thuốc tại nhà”; tích cực ứng dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc như: xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt… nâng cao hiệu quả và điều trị bệnh.
Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Hồng Hường – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Văn Yên cho biết: “Phát huy hiệu quả những vườn thuốc nam, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; hướng dẫn người dân cách sử dụng, trồng và chăm sóc một số cây thuốc thông dụng tại gia đình để chủ động điều trị bệnh.
Qua đó, góp phần phát huy hiệu quả các bài thuốc dân gian, bảo tồn các giống cây thuốc quý, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân…”
Bôi, đắp thuốc thảo dược chữa bệnh được nhiều người ưa chuộng, ai có thể sử dụng?
Thấy con trai 4 tháng tuổi bị mẩn đỏ, ngứa vùng mặt, một gia đình ở Ba Chẽ, Quảng Ninh đã tự ý lấy thuốc nam để đắp lên hai má con với hy vọng bé sẽ khỏi.
Thế nhưng bệnh đã không khỏi bé trai còn bị loét trợt, nề đỏ, chảy dịch nơi đắp lá.
Theo lời kể của gia đình. Từ nhiều ngày trước, bé xuất hiện nổi mẩn đỏ, ngứa vùng mặt. Người nhà đã dùng thuốc nam đắp lên hai bên má trẻ trong khoảng 1 tuần. Sau khi đắp thuốc nam, má trẻ xuất hiện loét trợt, phù nề, chảy nước. Trẻ khó chịu, quấy khóc.
Bé trai đã được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) để được cứu chữa. Tại đây các bác sĩ qua thăm khám cho biết hai má trẻ bị loét trợt, nề đỏ, chảy dịch do tự chữa viêm da tại nhà.
Nhiều người vẫn giữ quan niệm thuốc nam, thuốc đông y có nguồn gốc cây cỏ tự nhiên, an toàn, lành, không gây hại cho sức khỏe.
Một số bà con, nhất là ở vùng sâu, vùng xa thường có thói quen sử dụng thảo dược rừng để chữa bệnh, điều trị vết thương. Trên thực tế đã có rất nhiều tai biến xảy ra do người dân tự ý đắp, bôi các loại lá cây trị bệnh.
Bé trai 4 tháng tuổi ở Quảng Ninh bị loét má do gia đình tự đắp lá chữa mẩn đỏ ở má.
Việc sử dụng thuốc thảo dược theo kinh nghiệm và chưa được kiểm chứng, không đảm bảo vệ sinh khi bôi, đắp vào các vị trí tổn thương như: Chân, tay, ngón tay, ngón chân... dẫn đến các vết thương bị hoại tử, có trường hợp bị nhiễm trùng, áp xe.
Hiện có rất nhiều loại cây có thể chữa được bệnh nhưng cũng gây độc hại cho sức khỏe con người nếu không sử dụng đúng bài thuốc.
Một số ít loại lá cây còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, bụi bặm, vi trùng khiến các tổn thương nghiêm trọng hơn.
Trường hợp nào có thể bôi, đắp thuốc thảo dược để chữa bệnh?
Bôi, đắp thuốc thảo dược bản chất là một trong những phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền, nhưng mỗi phương pháp lại có những chỉ định, chống chỉ định, ưu điểm, nhược điểm riêng.
Một số bệnh, nhóm bệnh dưới đây khi áp dụng bôi, đắp lá sẽ đem lại hiệu quả điều trị như:
- Nhóm bệnh cơ xương khớp - thần kinh: Đau lưng cấp, đau vai gáy cấp, đau do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, bong gân không có vết thương hở, không có đứt dây chằng, viêm quanh khớp vai, tê bì chân tay...
- Nhóm bệnh ngoài da: Mụn nhọt, bỏng độ 1, chàm, vảy nến, viêm da cơ địa...
Bên cạnh đó việc dùng thảo dược để bôi, đắp sẽ có một số lưu ý và chống chỉ định như sau:
Người có cơ địa dị ứng, dễ bị mẩn ngứa mề đay không nên dùng.
Không bôi, đắp, rửa trực tiếp vào các vết thương hở dù nhỏ.
Có thể giã đắp xung quanh vết thương, không đắp vào các vết thương loét, chảy dịch.
Khi có các dấu hiệu tăng nặng cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hoặc đến cơ sở y tế thăm khám.
Trước khi dùng nên rửa sạch các vị thuốc, sát khuẩn sạch vị trí tổn thương.
Không dùng các vị thuốc có dấu hiệu hỏng, không rõ nguồn gốc.
Về nguyên tắc, bất kể tân dược hay đông dược đã là thuốc đều có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn, thậm chí gây ngộ độc với hậu quả nghiêm trọng.
Vì vậy, người bệnh và người nhà bệnh nhân không nên chủ quan trước những vết thương nhỏ, đặc biệt đối với các chấn thương, tổn thương hở tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ, người có chuyên môn.
Khi mắc bệnh người dân cần đến khám tại các cơ sở y tế được cấp phép.
Lời khuyên của thầy thuốc
Việc tự ý sử dụng các loại lá thuốc, cây thuốc theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng hoặc những bài thuốc do người bốc thuốc không có chuyên môn, chẩn đoán không đúng bệnh sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ làm bệnh nghiêm trọng hơn, xuất hiện nhiều biến chứng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng như bội nhiễm, hoại tử vết thương, suy đa tạng, thậm chí nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng bệnh hoặc bị tổn thương ngoài da, người dân cần đến các cơ sở y tế được cấp phép để khám tổng thể, đánh giá toàn diện. Có thể kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại để được chẩn đoán chính xác, tư vấn cụ thể và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Tránh tự ý đắp các loại lá cây không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, không đúng bệnh lên các vị trí tổn thương, nhất là đối với các vết thương hở.
Kỹ sư trẻ gắn bó với cây thuốc nam Tốt nghiệp ngành kiến trúc nhưng Trà Quang Nhất Việt (thôn Đại An, xã Đại Lãnh, Đại Lộc) lại chọn về quê hỗ trợ cha là lương y Trà Quang Doan trong việc phát triển sản phẩm thuốc nam của gia đình. Gai đình anh Nhất Việt đầu tư nhiều loại máy móc để bào chế thuốc nam. Ảnh: H.L Trà Quang Nhất...