Vấn vương mảnh đất Điện Biên anh hùng trên hành trình du lịch Tây Bắc
Trên bản đồ du lịch Tây Bắc, Điện Biên không chỉ là mảnh đất với bề dày lịch sử hào hùng, mà còn có phong cảnh nên thơ làm xiêu lòng biết bao du khách.
Đèo Pha Đin hiểm trở bậc nhất Tây Bắc. Ảnh: STS
Điện Biên gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy khắp năm châu của dân tộc ta. Mảnh đất anh hùng này cách Hà Nội khoảng 450 km, giáp Sơn La, Lai Châu. Ngoài những trang sử vàng hiển hách, đây còn là nơi có vẻ đẹp khiến biết bao du khách nhung nhớ.
Lê Vi (24 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, trong 4 năm liền, năm nào cô cũng ghé thăm Điện Biên, cảm xúc mỗi lần lại khác nhau.
“Lần nào tới đây cũng ở cả tuần vẫn bịn rịn không muốn về” – nữ du khách tâm sự.
Có dịp ghé thăm Điện Biên trên hành trình du lịch Tây Bắc, cô bạn gợi ý di khách không nên bỏ lỡ những điểm hấp dẫn không phải ai cũng biết.
Đồi A1 hoa phượng nở đỏ rực. Ảnh: Lê Vi
Khu di tích lịch sử đồi A1
Video đang HOT
70 năm trước, cứ điểm đồi A1 là nơi diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đến đây vào mùa hè, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hoa phượng nở đỏ rực bên cạnh những hầm hào, rào thép gai, xe tăng bên cạnh hố bộc phá 960 kg.
Mảnh đất Tuần Giáo hữu tình
Nằm ở phía Tây Bắc thuộc tỉnh Điện Biên, đây là vùng thung lũng đẹp, nên thơ. Du khách có thể dễ dàng săn mây ở Tênh Phông, một xã vùng cao cách trung tâm huyện Tuần Giáo 13km, hoặc hòa mình vào phiên chợ nơi rẻo cao của đồng bào dân tộc.
Dễ dàng săn mây ở Tênh Phông. Ảnh: Lê Vi
Ngoài ra, đến Tuần Giáo du khách có thể trải nghiệm chinh phục đèo Pha Đin. Gắn với cái tên tứ đại đỉnh đèo, đây là một trong những con đèo hiểm trở nhưng cũng đẹp bậc nhất Tây Bắc. Pha Đin sở hữu những khúc cua đột ngột cùng cảnh sắc như tiên cảnh. Bên trên lưng chừng đường đi mịt mờ mây giăng, dưới chân đèo lác đác những bản làng.
Cao nguyên đá cổ Tả Phìn
Tọa lạc ở xã Tả Phìn, cao nguyên đá cách thị trấn Tủa Chùa khoảng 35km. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng một địa hình vô cùng đặc biệt. Những lớp đá tai mèo san sát nhau từ thung lũng đến đỉnh đồi. Vẻ đẹp không thua kém gì cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Những nếp nhà của người Mông nằm xen lẫn với những mỏm đá trông vô cùng thích mắt.
Lạc vào khu rừng đẹp như chuyện cổ tích ở Tênh Phông. Ảnh: Lê Vi
Lê Vi nói thêm, Tủa Chùa là mảnh đất xứng đáng được biết đến nhiều hơn nữa bởi vẻ đẹp của ruộng bậc thang vàng óng mùa lúa chín, rừng chè Shan Tuyết cổ thụ cao cả chục mét, hay chiêm ngưỡng công trình kiến trúc nghệ thuật Thành Vàng Lồng mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa.
Cực tây A Pa Chải, nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe
Nằm trên đỉnh núi Khoang La San cực Tây của Tổ quốc, điểm cực Tây A Pa Chải cao 1.864m so với mực nước biển. Đây là ngã ba biên giới 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào.
Cảnh ở Sín Chải đẹp như một bức tranh. Ảnh: Lê Vi
Để chinh phục đỉnh A Pa Chải, bạn phải vượt qua nhiều chặng đường uốn lượn, đá lởm chởm và phải băng qua những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp. Đứng trên đỉnh, phóng tầm mắt ra xa để thấy được đất trời bao la, núi non trùng điệp, cảm giác lâng lâng lạ thường.
Nữ du khách cho hay, cả 4 lần đến Điện Biên là những trải nghiệm khác nhau. Cảm xúc thật khó diễn tả chỉ trong vài lời.
“Lần đầu ngắm hoa ban nở rộ khắp các cung đường Mường Ảng. Lần đầu mệt xỉu vì quãng đường tới A Pa Chải đi mãi không thấy đến nơi. Lần đầu xin ăn ngủ nhờ ở trường học Tả Sìn Thàng vì không kịp về Tuần Giáo. Lần đầu được trải nghiệm cung đường Tủa Chùa đẹp mê. Lần đầu được hái thảo quả ở Tênh Phông cùng bà con người Mông….” – Lê Vi kể lại.
Núi non hùng vĩ ở Tả Sìn Thàng. Ảnh: Lê Vi
Cung đường đèo Pha Đin huyền thoại
Đèo Pha Đin (Ảnh: Internet)
Lần đầu tiên tôi đến Điện Biên cách nay đã 20 năm. Ngày ấy, đường sá và phương tiện đi lại không thuận lợi như bây giờ. Tôi phải lên bến xe Giáp Bát (bây giờ, bến xe này đã bị xóa sổ khỏi nội đô) ngủ một đêm, sáng hôm sau bắt chuyến xe đi Điện Biên sớm nhất lúc 3 giờ.
Quãng đường từ Hà Nội lên quê hương Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam chỉ hơn 500km nhưng xe chạy hết 18 tiếng, có xe phải ngủ tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La một đêm để sáng hôm sau có sức vượt đèo Pha Đin - cung đường đèo huyền thoại vùng Tây Bắc Tổ quốc. Đèo Pha Đin tọa lạc trên độ cao 1.000m so với mực nước biển, dài khoảng 32km.
Điểm khởi đầu của đèo cách TP.Sơn La 66km, điểm cuối cùng cách TP.Điện Biên Phủ khoảng 84km. Địa thế đèo hiểm trở, chênh vênh, một bên là vách núi thẳng đứng, một bên là vực sâu hun hút. Lúc lên dốc và xuống dốc, con đường đèo ngoằn ngoèo với 8 cung đường cua nguy hiểm và vô số khúc cua tay áo, cua chữ A, chữ Z, trong đó có nhiều đoạn chỉ đủ cho 1 ôtô đi qua.
Mỗi khi nhắc đến đèo Pha Đin, tôi và một số người từng qua đều có những cảm giác đặc biệt, không sao quên được. Khi đến đỉnh đèo, một số tài xế thường cho xe dừng lại vài chục phút để hành khách nghỉ ngơi. Đây là khoảng thời gian vô cùng thú vị để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của con đèo nổi tiếng nhất trên cung đường Tây Bắc.
Mỗi mùa, bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc này lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Nhưng mùa đẹp nhất ở Pha Đin là mùa xuân và mùa hạ. Mùa xuân, hoa đào hồng ửng; hoa mận, hoa ban nở trắng trời Tây Bắc. Các vách núi uy nghi, sừng sững hình như cũng mềm mại, dịu dàng hơn giữa muôn vạn sắc hoa. Mùa hè, sương mây bảng lảng, cái oi bức khó chịu bỗng nhiên tan biến, nhường chỗ cho không khí mát mẻ, trong lành.
Điều khiến đèo Pha Đin trở nên đặc biệt hơn so với 3 đại đỉnh đèo còn lại của núi rừng Tây Bắc là con đèo này gắn liền với Chiến dịch Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Pha Đin là tuyến đường bộ tiếp vận và vận chuyển pháo lên Điện Biên Phủ; trở thành biểu tượng của tinh thần quả cảm với 8.000 thanh niên xung phong sẵn sàng ra trận tuyến. Hiện nay, đèo Pha Đin đã được công nhận là Di tích quốc gia, một trong những "chứng nhân" cho lịch sử hào hùng của dân tộc Việt.
Vượt qua Pha Đin là tới Tuần Giáo, cửa ngõ của Lai Châu cũ và tỉnh mới Điện Biên bây giờ. Từ năm 2009, Nhà nước xây xong tuyến đường tránh đèo Pha Đin, có độ cao khoảng 1.000m (thấp hơn đèo Pha Đin 200-400m) nên hầu hết các phương tiện giao thông đều đi lại qua cung đường mới này. Cung đường đèo Pha Đin huyền thoại chỉ còn phù hợp với khách du lịch ưa phiêu lưu mạo hiểm và thích tìm tòi, khám phá.
Tháng 5 này, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), những ký ức ngọt ngào về Điện Biên và cung đường đèo Pha Đin lại ùa về trong trái tim tôi.
Điện Biên: Săn mây trên đèo Tằng Quái Có chiều dài 11km lại nằm trên Quốc lộ 279 - tuyến huyết mạch chính dẫn từ trung tâm huyện Tuần Giáo về thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, đèo Tằng Quái thuộc địa phận huyện Mường Ảng (Điện Biên) từng được biết đến là một trong những cung đèo hiểm trở ở Tây Bắc. Nhưng mùa này, dừng bước trên...