Vẫn vô tư nhả khói trước mặt người khác ở bệnh viện, nơi công cộng
Ghi nhận của phóng viên mấy ngày qua tại các điểm công cộng ( bến xe, công viên, bệnh viện…), nhiều người phớt lờ biển báo cấm hút thuốc, thoải mái nhả khói trước mặt mọi người, trong đó có người già, phụ nữ và trẻ em.
Hai người đàn ông hút thuốc lá trong khuôn viên Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) – Ảnh: XUÂN MAI
Tại Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh, TP.HCM) sáng 25-5, nơi hành lang lối đi, nhà chờ, bãi đậu xe đều được gắn hàng loạt biển báo cấm hút thuốc lá nhưng lại có rất đông người ngồi chờ xe, chờ người thân hút thuốc.
Quan sát chỉ trong vòng 10 phút tại dãy số 7 Bến xe Miền Đông đã có hơn 10 người hút thuốc lá. Phần lớn là các tài xế và lơ xe vô tư nhả khói thuốc trước mặt rất nhiều hành khách.
Ở bãi đậu xe buýt của bến xe này, nhiều tài xế xe buýt sau khi kết thúc lộ trình di chuyển bước vội xuống xe tranh thủ làm một điếu. Khoảng 10h15 sáng cùng ngày, nhóm tài xế xe buýt gồm có 3 người tụ tập trước tiệm tạp hóa đua nhau hút thuốc. Một trong những ngươi này sau khi hút xong lại con vứt tàn thuốc la xuống miệng cống.
Không chỉ ở bến xe, ghi nhận thực tế tại nhiều không gian công cộng khác như bệnh viện, cổng trường học, công viên… tình trạng hút thuốc lá vẫn diễn ra như cơm bữa. Trưa cùng ngày, các dãy ghế đá trước khu kỹ thuật chuyên sâu, khu bệnh không lây nhiễm ơ Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) chật kín người bệnh, thân nhân ngồi nghỉ trưa và đây cũng là nơi có nhiều người hút thuốc nhất trong khuôn viên bệnh viện này.
Video đang HOT
Dù có nhiều người ngồi nghỉ trưa nhưng hai người đàn ông nuôi người nhà nơi đây vẫn liên tục rít – nhả từng đợt khói trắng nghi ngút. Hút xong, tiện tay họ vứt tàn thuốc xuống mặt đất, rồi dùng chân vừa đạp vừa xoay. Cứ như vậy, người hút xong đứng dậy đi thì chẳng bao lâu có người khác đến hút, vì thế nơi đây rất nhiều tàn thuốc vương vãi dưới đất.
Luật phòng chống tác hại thuốc lá đã có hiệu lực từ năm 2013, quy định cụ thể cấm hút thuốc tại nơi công cộng nhưng tình trạng này vẫn diễn ra và hầu hết đều không bị nhắc nhở hay xử phạt.
Bà Nguyễn Hoàng Yến – giám đốc Trung tâm Tư vấn sức khỏe và phát triển cộng đồng (CHD) – cho hay việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Trong đó, lý do chính là quá trình giám sát và xử lý vi phạm chưa thực sự hiệu quả.
Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm và diễn đàn về tác hại thuốc lá
Với 17 triệu người hút thuốc lá ở Việt Nam, hàng năm có trên 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Đây là những con số đáng báo động đối với sức khỏe cộng đồng. Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời, tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu tác hại của việc hút thuốc lá, báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm và diễn đàn “Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá”.
Tọa đàm diễn ra vào sáng 29-5, với sự tham dự của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực, còn diễn đàn chính thức ra mắt bạn đọc hôm nay 27-5, với các loạt bài liên quan, cùng các ý kiến, hiến kế của chuyên gia, bạn đọc…tập trung nội dung bàn giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, giúp giảm thiểu hiệu quả tác hại của khói thuốc lá.
Bạn đọc quan tâm, có thể gởi ý kiến, hiến kế cho diễn đàn về địa chỉ: suckhoe@tuoitre.com.vn ( MINH HUỲNH)
Sơ đồ phân loại cách ly người mắc Covid-19, nên biết để làm cho đúng
Dưới đây là những khuyến cáo cụ thể của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội về sơ đồ phân loại cách ly người nhiễm, nghi nhiễm hoặc tiếp xúc gần và cách thực hiện cách ly tại nhà hoặc cơ sở lưu trú.
Ảnh minh họa: Internet
Theo các chuyên gia y tế, sau khi có tiếp xúc gần, tiếp xúc gián tiếp hoặc trở về từ vùng dịch Covid-19, mỗi cá nhân tự xác định và theo dõi các triệu chứng sức khỏe của mình để có thể được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Theo đó, sẽ xác định theo các thông tin dưới đây, nếu là:
F0 tức là ca dương tính thì đi điều trị, cố tự phục vụ để hạn chế lây cho mọi người.
F1: báo cho y tế quận và đi cách ly tại bệnh viện. Đồng thời tự báo cho F2 của mình.
F2: báo cho y tế quận rồi làm theo hướng dẫn cách ly. Tự báo cho F3.
F3: tự cách ly tại nhà.
F4, 5: theo dõi cập nhật tình hình các F trên.
Tình trạng F có thể thay đổi tùy kết quả xét nghiệm của các F trên nên cần báo y tế quận để nhận được thông tin sớm nhất.
Không biết mình là F gì thì hãy cách ly khi ho sốt.
Luôn mang theo chai rửa tay bên mình. Hãy rửa tay và thường xuyên lau dọn nhà cửa, đồ dùng. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay đừng chạy đi tị nạn ở chỗ khác vì chỉ khi mình ở nơi thân quen, có nguồn lực và mối quan hệ xã hội tốt thì mới chủ động xử lý các tình huống xấu theo cách tốt nhất.
Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Ngày Thầy thuốc Việt Nam - 27/2: Cảm động chuyện y, bác sĩ hiến máu tình nguyện Như thường lệ, thời điểm sau Tết lượng máu tại các bệnh viện rất khan hiếm không đủ cho nhu cầu điều trị của các bệnh nhân. Năm nay, cộng thêm ảnh hưởng dịch Covid-19 nên tình trạng khan hiếm máu càng trở nên trầm trọng. Tại các bệnh viện, các y, bác sĩ vừa phải chống dịch vừa tích cực tham gia...