Vẫn tăng trưởng lợi nhuận, nhưng nợ xấu của TPBank tăng gần 60%
Báo cáo tài chính quý 3/2020 vừa được công bố của Ngân hàng TMCP Tiên Phong ( TPBank) cho thấy dù lợi nhuận có sự tăng trưởng, nhưng khối lượng nợ xấu lại có xu hướng tăng.
Giao dịch tại TPBank.
Tính riêng trong quý 3, thu nhập lãi thuần của TPBank đạt hơn 1.708 tỷ đồng, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lại không đồng nhất.
Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng hơn 81% lên mức hơn 493,4 tỷ đồng, nhưng hoạt động kinh doanh ngoại hối lại lỗ hơn 50 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 10 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đạt hơn 82 tỷ đồng, giảm hơn 64% so với cùng kỳ năm 2019…
Cũng trong quý 3, TPBank giảm 7% chi phí dự phòng so cùng kỳ, chỉ còn gần 416 tỷ đồng. Điều này giúp lợi nhuận trước và sau thuế quý 3 tăng 26% lên mức hơn 989 tỷ đồng và gần 792 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước và sau thuế của TPBank đều tăng 26% so cùng kỳ, ghi nhận lần lượt là gần 3.023 tỷ đồng và gần 2.420 tỷ đồng.
Video đang HOT
Như vậy, so với kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm 2020 là hơn 4.000 tỷ đồng, TPBank đã thực hiện được 74% kế hoạch sau 9 tháng.
Tổng tài sản của TPBank tăng 18% so với đầu năm, các khoản phải thu giảm 16%, trong khi các khoản lãi, phí phải thu tăng 39%, tiền gửi tại NHNN tăng 14%, cho vay khách hàng tăng 15% so với đầu năm, lên mức hơn 110.340 tỷ đồng.
Kỳ này, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của TPBank âm đến hơn 3.600 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 8.711 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do tăng tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động công vụ, giảm các khoản về kinh doanh chứng khoán, tiền vàng gửi và cho vay các tổ chức tín dụng…
Về chất lượng tín dụng, tính đến ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của TPBank tăng đến 60% so với đầu năm, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của TPBank tăng từ mức 1,28% đầu năm lên 1,78%.
Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng 76% lên hơn 846 tỷ đồng, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 82% lên hơn 555 tỷ đồng, trong khi nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 27% lên hơn 569 tỷ đồng.
Nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục tăng
Trong quý III/2020, nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục tăng mạnh, chất lượng tín dụng của các ngân hàng đang đi xuống.
Hình ảnh tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: QH.
Một mùa báo cáo nữa lại đến đi kèm với những con số "đa sắc" mà các doanh nghiệp công bố. Các ngân hàng mới đây cũng đã công bố báo cáo tài chính quý III/2020. Theo số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính, phần lớn dư nợ cho vay của các ngân hàng đều có sự tăng trưởng so với hồi đầu năm 2020.
Tiêu biểu như Vietcombank, tại thời điểm 30.9 tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng này là hơn 783.757 tỉ đồng, tăng 6,7% so với đầu năm 2020. Hay như TPBank cũng ghi nhận mức tăng hơn 15,4% về dư nợ cho vay, đạt hơn 110.340 tỉ đồng tại thời điểm cuối quý III/2020.
Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là nợ xấu (bao gồm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 - nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn) của các ngân hàng có xu hướng tăng.
Nguồn: NCĐT.
Trong 5 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý III/2020 được Nhịp Cầu Đầu Tư tổng hợp, thì có tới 5/5 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu tăng trong quý III/2020.
Nổi trội nhất là KienLongBank khi tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng này tăng tới 5,61 điểm % so với đầu năm 2020. Tại thời điểm 30.9.2020, tổng nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) của KienLongBank là hơn 2.240 tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu cuối kỳ là 6,63%. Trong khi đó, hồi đồi năm 2020, tỉ lệ nợ xấu của KienLongBank chỉ ở mức 1,02%. Một điểm đáng chú ý trong cơ cấu nhóm nợ của KienLongBank hồi cuối quý III/2020, nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng này lên tới 2.133 tỉ đồng, gấp hơn 8 lần đầu năm 2020.
Trong số nợ có khả năng mất vốn của KienLongBank tại thời điểm 30.9.2020 đã bao gồm gần 1.883 tỉ đồng dư nợ các khoản cho vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu của một ngân hàng khác được phân loại nhóm 5 theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Xét về nợ xấu, VPBank cũng là ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu ở mức cao. Thời điểm 30.9.2020, tỉ lệ nợ xấu của VPBank là 3,65%, cao thứ 2 trong 5 ngân hàng được chúng tôi tổng hợp. Nhìn về tổng quan, tuy tỉ lệ nợ xấu của VPBank chỉ tăng nhẹ 0,23 điểm % trong quý III/2020, nhưng tỉ lệ của Ngân hàng này luôn duy trì ở mức cao. Hồi đầu năm 2020, tỉ lệ này là hơn 3,42%.
Vietcombank cũng có tỉ lệ nợ xấu tăng 0,22 điểm % trong quý III/2020. Tuy nhiên, tại thời điểm 30.9 nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của Vietcombank đã giảm 26% so với đầu năm 2020, ghi nhận hơn 3.362 tỉ đồng tại thời điểm 30.9.2020.
Còn đối với TPBank, Ngân hàng có tăng trưởng dư nợ cho vay vượt trội, nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng mạnh nhất, ghi nhận mức tăng 82% so với đầu năm 2020, tương đương hơn 555,2 tỉ đồng tại thời điểm cuối quý III/2020. Nợ nhóm 3, nhóm 5 của TPBank cũng tăng lần lượt 76% và 27% so với thời điểm đầu năm 2020.
Theo Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam, mặc dù Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, nhưng đóng góp từ tiêu dùng của hơn 90 triệu người dân và đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước lại không có gì nổi bật trong quý III. Điều này đã được tái khẳng định bởi tăng trưởng tín dụng yếu.
Cụ thể, tính đến ngày 14.9, dư nợ tín dụng chỉ tăng 4,81% so với đầu năm, chỉ bằng một nửa so với mức 9,4% cuối tháng 9.2019 và dường như đã chậm lại trong 2 tháng qua.Trong khi đó, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn thanh toán do COVID-19 đã tăng nhanh gấp 5 lần, từ 62.800 tỉ đồng vào cuối tháng 4 lên 321.000 tỉ đồng vào cuối tháng 9. Khi tử số cao hơn mẫu số, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trên tổng số các khoản nợ tăng từ 0,8% lên 3,7%, cho thấy chất lượng tín dụng chung đang đi xuống.
Theo lý thuyết, khi nợ xấu tăng, ngân hàng phải bỏ thêm nhiều khoản chi phí liên quan đến việc giải quyết các khoản nợ xấu này, bao gồm: chi phí để tăng cường giám sát những khách hàng vay quá hạn và các tài sản thế chấp của họ, chi phí phân tích và thỏa thuận với khách hàng về các khoản vay này, chi phí duy trì và xử lý tài sản đảm bảo,... Rất nhiều chi phí được phát sinh liên quan đến nợ xấu, điều này sẽ đẩy chi phí chung tăng cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.
Huy động tiền gửi tăng trưởng âm, TPBank vẫn báo lãi quý 1 tăng 18% Báo cáo tài chính quý 1/2020 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) cho thấy tiền gửi của khách hàng giảm nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng khá. Cụ thể, thu nhập lãi thuần trong quý 1 của TPBank đạt 1.727 tỷ đồng, tăng 34,6% so cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng vọt gấp gần 14...