Vận tải cơ Mỹ mô phỏng phóng tên lửa từ thùng hàng
Máy bay MC-130J Mỹ mô phỏng quy trình phóng nhiều tên lửa AGM-158 đặt trong thùng hàng sau khi nhận dữ liệu mục tiêu từ các khí tài khác.
Hoạt động mô phỏng phóng tên lửa hành trình AGM-158 JASSM từ vận tải cơ MC-130J diễn ra trong cuộc diễn tập Northern Edge 2021 diễn ra đầu năm nay, nhưng thông tin chỉ được không quân Mỹ công bố cuối tuần trước.
Trong đợt thử nghiệm, vận tải cơ MC-130J Commando II đã thả kiện hàng kèm dù hãm, mô phỏng thùng chứa kiêm bệ phóng trên không cho hàng loạt tên lửa tên lửa hành trình tàng hình AGM-158 JASSM.
Tuy nhiên, không có quả tên lửa nào được khai hỏa từ thùng hàng, bởi mục đích chính của đợt diễn tập là thể hiện quy trình tác chiến, bao gồm chuyển dữ liệu mục tiêu từ nhiều khí tài chiến trường đến vận tải cơ MC-130J.
Chiếc MC-130J thả kiện hàng mô phỏng bệ phóng tên lửa JASSM trong diễn tập Northern Edge 2021. Ảnh: USAF .
Không quân Mỹ từng nhiều lần thử nghiệm thả kiện hàng chứa mô hình tên lửa AGM-158 từ vận tải cơ MC-130J và C-17. Tuy nhiên, theo kịch bản diễn tập Northern Edge 2021, một hệ thống cảm biến bên ngoài đã nhận diện mục tiêu khác với danh sách mục tiêu sẵn có của chiếc MC-130J, sau đó chuyển dữ liệu cho hệ thống tổng hợp thông tin đa mặt trận (ADOC-E). Thông tin tiếp tục được chuyển tiếp đến chiếc MC-130J để thay đổi tham số bay và mục tiêu của tên lửa JASSM.
“Năng lực được cải thiện sẽ mang đến nhiều giải pháp tiến công cho các chỉ huy trong những xung đột quy mô lớn. Phương pháp thay đổi mục tiêu trong thử nghiệm có thể áp dụng cho nhiều nền tảng tiến công khác, tăng uy lực cho toàn bộ những khí tài mang được tên lửa JASSM trong những xung đột với cường quốc ngang hàng”, tiến sĩ Dean Evans thuộc Văn phòng Kế hoạch phát triển và Thử nghiệm Chiến lược thuộc Phòng Nghiên cứu Không quân Mỹ, cho hay.
Đây là đợt thử nghiệm mới nhất nhằm đánh giá khả năng biến vận tải cơ thành “ kho vũ khí bay”, tăng cường năng lực tiến công cho Mỹ, nhất là trong những xung đột với cường quốc ngang hàng.
Mỹ từng sử dụng vận tải cơ C-130 để thả bom GBU-43/B MOAB (Mẹ của các loại bom), hoặc máy bay vận tải chiến lược C-5 mang tên lửa đạn đạo tầm trung dùng trong các đợt thử nghiệm lá chắn tên lửa. Tuy nhiên, chúng có hình dáng và kích thước riêng, không được chuẩn hóa thành từng kiện hàng.
Tàu hải quân Nga neo sát vùng biển Mỹ theo dõi vụ bắn tên lửa bí mật
Tạp chí chuyên về khoa học và công nghệ của Mỹ Popular Mechanics ngày 2-6 tiết lộ một tàu hải quân Nga đã neo đậu sát vùng lãnh hải của Mỹ để thu thập dữ liệu về vụ thử tên lửa của Mỹ.
Mỹ thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo năm 2018 tại đảo Kaui, Hawaii - Ảnh: US ARMY
Ngày 29-5, Cơ quan phòng thủ tên lửa (MDA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo họ đã thất bại trong một cuộc thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Cuộc thử nghiệm có sự tham gia của hai tên lửa phòng không Standard Missile 6 Dual II (SM-6) và một tàu chiến có khả năng phòng thủ của hải quân Mỹ. Đó có thể là tàu tuần dương lớp Ticonderoga hoặc tàu khu trục lớp Arleigh Burke.
MDA cho biết mục tiêu của cuộc thử nghiệm là để chứng minh khả năng của tàu chiến phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis trong việc phát hiện, theo dõi, tham chiến và đánh chặn mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm trung.
Hải quân Mỹ thực hiện các thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo ở cơ sở tên lửa Thái Bình Dương Barking Sands (PMRF). Barking Sands nằm ở rìa phía tây của đảo Kauai (thuộc quần đảo Hawaii), ngay nơi tàu Kareliya của Nga được phát hiện đang neo đậu, cách lãnh hải Mỹ 1 hải lý.
Con tàu thả neo cách bờ biển phía tây của đảo Kauai khoảng 13 hải lý. Lãnh hải của Mỹ cách bờ 12 hải lý, vì vậy con tàu Kareliya đã cố gắng neo đậu ở vị trí gần nhất có thể.
Theo đài RT của Nga, nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin về sự xuất hiện của tàu Kareliya và các quan chức hải quân Mỹ cũng biết điều này. "Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã biết về tàu Nga đang hoạt động trong vùng biển quốc tế gần Hawaii và sẽ theo dõi con tàu trong suốt thời gian hoạt động tại đây" - đại úy John Gay, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết.
Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo AEGIS của Mỹ thử nghiệm năm 2013 - Nguồn: AiirSource Military
Báo Honolulu Star-Advertiser cáo buộc tàu Nga đã làm trì hoãn một cuộc thử nghiệm của MDA nhưng cáo buộc này rất khó xác minh vì Lầu Năm Góc ít khi công khai các cuộc thử nghiệm.
Tạp chí Popular Mechanics đặt giả thuyết là nhờ hoạt động gián điệp hoặc nhờ thông báo hàng không mà Nga biết về vụ thử tên lửa của Mỹ.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, các tàu do thám của Liên Xô rất giỏi trong việc dự đoán các vụ thử tên lửa bí mật. Tuy nhiên trong trường hợp này, lời giải thích khả dĩ hơn cả là Nga đã đọc kỹ các bản thông báo tin tức hàng không (NOTAM) và hàng hải (NOMAR/ HYDROPAC).
Tờ Popular Mechanics cho rằng sẽ mất vài tuần để tàu Kareliya đi từ Nga đến Hawaii. Như vậy là có thể trước đó đã có một thông báo ám chỉ về cuộc thử nghiệm hoặc phía Nga đã bằng cách bí mật nào đó tìm ra thông tin này và có mặt tại khu vực trước khi cuộc thử nghiệm diễn ra.
Theo USNI News , tàu Kareliya được đưa vào hoạt động vào năm 1986 cho đến đầu những năm 2000. Đài truyền hình Nga Vestiprim cho biết vào năm 2017, hải quân Nga đưa con tàu trở lại hoạt động sau 3 năm nâng cấp và sửa chữa.
Chiến hạm Mỹ, Hà Lan phối hợp hạ tên lửa phóng từ Anh Tàu hộ vệ Hà Lan cảnh báo sớm cho khu trục hạm Mỹ phóng tên lửa SM-3 đánh chặn tên lửa đạn đạo phóng từ thao trường của Anh. Lực lượng Hải quân Âu - Phi của Mỹ (CNE-CNA) trong thông cáo ngày 1/6 cho biết khu trục hạm USS Paul Ignatius, thuộc lớp Arleigh Burke, hai lần phóng tên lửa đánh chặn...