Văn phòng VKSND TP Hồ Chí Minh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với nhiều giải pháp mang tính đột phá
Vơi chưc năng nhiêm vu cua minh, Văn phòng VKSND TP Hồ Chí Minh luôn đam bao hoan thanh xuât săc nhiêm vu va đat nhiêu thanh tich trong công tac.
Đổi mới và đột phá trong công việc mang lại nhiều chuyển biến và thành tựu tích cực
Hiện khôi văn phong có 44 công chức, người lao động; gồm 23 biên chế, 15 hợp đồng theo Nghị định 68 và 6 nhân viên khoán việc; chịu sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng VKSND thành phố, có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho lãnh đạo VKSND thành phố trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; thực hiện quy định chế độ thông tin, báo cáo; tổ chức theo dõi, quản lý công tác văn thư, lưu trữ, cơ yếu; tham mưu về công tác thi đua khen thưởng, công tác đối ngoại; tổ chức trực nghiệp vụ, bảo vệ an toàn cơ quan, phòng chống cháy, nổ; quản lý sử dụng tài sản công, bảo đảm hậu cần phục vụ tốt hoạt động của cơ quan.
Đồng chí Bùi Thanh Tùng, Chánh văn phòng VKSND TP HCM đọc báo cáo tại cuộc họp.
Với chức năng, nhiệm vụ nêu trên, trong thời gian qua, tập thể lãnh đạo Văn phòng luôn đoàn kết, đổi mới, đề ra các giải pháp đột phá để theo dõi, quản lý tốt hoạt động của Viên kiêm sat (VKS) hai cấp, xây dựng hệ thống dữ liệu các quy chế, quy định, chỉ thị của ngành, phân công công việc hợp lý.
Qua đó, giúp thực hiện đạt kết quả trên các mặt công tác. Về công tác tham mưu-tổng hợp, thi đua khen thưởng, đã tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Viện trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác định kỳ hàng năm; các loại báo cáo đột xuất, định kỳ, báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố.
Đã tham mưu cho lãnh đạo VKSND TP HCM nhiều biện pháp, giải pháp trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của VKS hai cấp, nhất là trong việc tổ chức hội nghị sơ, tổng kết, hội nghị giao ban định kỳ (tuần, tháng, quý, giao ban lãnh đạo Viện), trong việc tham dự các hội nghị, hội thảo; tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành về giải quyết án hình sự, về thực hiện Quy chế phối hợp (13 cơ quan) trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm giữa cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan liên quan trên địa bàn thành phố; tham mưu ban hành nhiều kiến nghị với các cơ quan chức năng về phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.
Ngoài ra, còn thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học; tham mưu góp ý kiến xây dựng dự thảo các dự án luật; phục vụ tốt cho lãnh đạo Viện về công tác đối ngoại, tổ chức chu đáo việc tiếp đón các đoàn đại biểu trong nước, quốc tế đến thăm và làm việc tại VKSND thành phố.
Hội nghị về an toàn giao thông thành phố.
Do làm tốt việc tham mưu xây dựng Bảng tiêu chí chấm điểm thi đua hàng năm nên đã đề xuất với Hội đồng thi đua – khen thưởng đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác. Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác như việc sử dụng phần mềm trong tổng hợp, xây dựng báo cáo, phần mềm quản lý văn bản tập trung, triển khai thực hiện Đề án “Số hóa kho lưu trữ”, góp phần đẩy nhanh công tác cải cách hành chính trong các bộ phận văn phòng, nhất là trong công tác nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Đồng thời phối hợp cùng các đơn vị liên quan nâng cao chất lượng công tác văn phòng theo hướng tiến bộ, nhanh chóng, hiệu quả. Công tác hành chính – quản trị bảo đảm phục vụ tốt hậu cần cho các mặt hoạt động của cơ quan.
Văn phòng VKSND TP HCM tổ chức thành công nhiều hội thảo.
Với sự nỗ lực, phấn đấu và có nhiều đổi mới đột phá của toàn đơn vị, trong thời gian qua đơn vị luôn đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, nhiều năm liền giữ vững danh hiệu Cờ thi đua ngành Kiểm sát, liên tục nhận Cờ thi đua ngành trong các năm gần đây từ 2016 đến 2018.
Video đang HOT
Tập thể được trao nhận bằng khen Thủ tướng Chính phủ; năm 2010 tập thể được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng ba, năm 2013 tập thể tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Bằng khen. Năm 2016 vừa qua, đơn vị vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Để giữ vững các danh hiệu thi đua và đạt được nhiều thành tích tiêu biểu như trên thì tập thể Văn phòng – VKSND TP Hồ Chí Minh luôn xác định ra sức phấn đấu tích cực trong lao động, luôn biết tự hoàn thiện và thực hiện tốt các chức năng cũng như nhiệm vụ được giao phó, góp phần thiết thực chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960-26/7/2020).
Trân Định – Phi Sơn
Theo BVPL
Việt Nam xả nhựa ra biển nhiều thứ 4 thế giới
Doanh nghiệp, Nhà nước và các tổ chức xã hội đến lúc cần mạnh tay giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
Việt Nam đứng thứ 4 trong số 20 quốc gia xả nhiều rác thải nhựa ra biển nhất trên thế giới.
Khối lượng rác thải nhựa từ Việt Nam ra biển dao động trong khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển.
Việt Nam đứng thứ 4 trong số 20 quốc gia xả rác thải nhựa ra biển. Ảnh: Greenhub
Đây là thông tin được chia sẻ bởi Trung tâm hỗ trợ phát triển Xanh (Greenhub) tại tọa đàm chiều 25/7 do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHH Việt Nam), Tổng Cục Biển và Hải đảo (Bộ TN-MT), Ủy ban Nhân dân huyện Cát Hải (huyện Cát Bà, TP. Hải Phòng) phối hợp tổ chức.
Đây là hoạt động khởi đầu trong chuỗi sự kiện nhằm hiện thực hóa Nghị quyết 36 của Trung ương Đảng về chủ đề chống rác thải nhựa.
Hội thảo "Phát huy vai trò của Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị (năm 2018) về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển" do LHH Việt Nam chủ trì diễn ra từ ngày 25-27/7.
Theo Phó Chủ tịch LHH Việt Nam TS. Nghiêm Vũ Khải, biển là một tài sản vô giá, là nơi người dân Việt Nam ngàn đời nay sinh sống và phát triển, trong đó chứa đựng rất nhiều giá trị truyền thống, văn hóa và lịch sử.
Nhưng rác thải nhựa đại dương hiện nay đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm ở Việt Nam và là vấn đề toàn cầu. Việt Nam hiện đã nhận thức rõ về vấn đề này và đặt mục tiêu đến năm 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Phó Chủ tịch LHH Việt Nam TS. Nghiêm Vũ Khải
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các ngành, các tổ chức, các địa phương phải có chương trình hành động cụ thể để phòng chống việc sử dụng rác thải nhựa dùng một lần, phát động phong trào nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần và Việt Nam phải có kế hoạch để đi tới đẩy mạnh việc thu hồi tái chế, tái sử dụng túi nilon và các sản phẩm dùng một lần.
LHH Việt Nam đánh giá rất cao các tổ chức quốc tế đã tài trợ, tham gia tổ chức và có một số hoạt động chia sẻ kinh nghiệm của thế giới và khu vực trong việc hạn chế rác thải nhựa đại dương.
Sự kiện cũng ghi nhận sự tham gia của các tổ chức khoa học & công nghệ thuộc hệ thống LHH Việt Nam cùng một số đơn vị tổ chức khác tại Trung ương Đảng, tại Hà Nội, Hải Phòng, đặc biệt là sự tham gia của lãnh đạo huyện đảo, của các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất tại Cát Bà.
Phó Chủ tịch LHH Việt Nam bày tỏ tin tưởng, tọa đàm sẽ là nơi giao lưu, chia sẻ các ý kiến từ thế giới, từ khu vực và kinh nghiệm của các doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam nhằm học tập, chia sẻ về các kiến thức bảo vệ môi trường.
"Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Chúng ta đã xác định được tầm nhìn quốc gia về vấn đề đẩy mạnh bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa đại dương, tích cực giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, bài học về các vấn đề này với bạn bè thế giới" - TS. Nghiêm Vũ Khải nhấn mạnh.
Tại Tọa đàm, ông Hoàng Trung Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Hải cho biết, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở nước ta hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 12% lượng chất thải rắn phát sinh. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon ở Việt Nam thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một "gánh nặng" cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm trắng".
Bên cạnh đó, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của nước ta vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp.
Rác thải từ các nhà hàng, khách sạn chiếm lượng lớn rác xả ra đại dương.
Lấy ví dụ cụ thể ngay trên địa bàn huyện Cát Hả, tỷ lệ phân loại rác thải tại nguồn gần như không có. Trong khi đó thói quen của người dân dùng túi nilon, đồ dùng nhựa một lần ngày càng gia tăng. Đáng lo ngại người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác sinh hoạt hàng ngày, việc lẫn các loại chất thải nhựa, đặc biệt là nilon tương đối phổ biến. Điều này càng khiến việc xử lý rác thải nhựa thêm khó khăn.
Thủ tướng Chính phủ đã có Thư gửi đến các cơ quan, chính quyền các địa phương, doanh nghiệp và toàn thể đồng chí, đồng bào cả nước kêu gọi toàn xã hội chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Từng cơ quan, đơn vị trong cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, đề cao tinh thần trách nhiệm, phát động các phong trào, xây dựng nhân rộng các mô hình, đề xuất các sáng kiến và tích cực tham gia bằng các hành động cụ thể.
Hiện nay, UBND huyện Cát Hải đã và đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa và ni lông, nói không với sản phẩm nhựa dùng 1 lần giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn huyện, với những việc làm hết sức cụ thể:
Phấn đấu đến hết năm 2020, giảm ít nhất 50% lượng rác thải nhựa trên địa bàn huyện; 100% các đơn vị tổ chức nhà nước thực hành hạn chế/giảm thiểu sử dụng đồ nhựa dùng một lần; ít nhất 70% cơ sở kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn huyện cam kết và duy trì thường xuyên hoạt động hạn chế/giảm rác thải nhựa dùng một lần và sử dụng vật liệu thay thế, thân thiện với môi trường.
"Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải yêu cầu các nhà hàng, khách sạn, đội tàu du lịch trên địa bàn huyện cắt giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy, tăng cường sử dụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường, thực hiện ký bản cam kết hành động hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa" - Phó Chủ tịch Huyện đảo Cát Hải nêu rõ.
Theo thông tin nghiên cứu từ Greenhub, Quần đảo Cát Bà đã được công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới với tổng diện tích là 26.241 ha. Trong đó có 9.200 ha là diện tích nước biển với hơn 366 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều vũng, vịnh, bãi biển kín.
Đáng nói, Quần đảo Cát Bà trở trở thành điểm đến tự nhiên của một lượng lớn rác thải các loại từ đất liền do nước từ các cửa sông đất liền cuốn ra; từ các hoạt động du lịch, dịch vụ, sản xuất, sinh hoạt của con người trên các đảo, đặc biệt là hoạt động nuổi trồng và các tàu bè hoạt động trên Vịnh thuộc đảo Cát Bà và Vịnh Hạ Long trôi sang.
Các hộ nuôi trồng chủ yếu sử dụng 2 loại vật liệu nổi chính là: Thùng Phuy nhựa và phao xốp. Phao xốp chiếm 20% tổng số vật liệu nổi được sử dụng. Trung bình mỗi lồng cá sử dụng 6 phao để đảm bảo nổi đúng kỹ thuật.
Do phao xốp có độ bền không cao nên thường bị vỡ vụn thành các mảnh nhỏ nên cực kỳ khó thu gom, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nước biển. Các hạt xốp nhỏ trôi nổi làm mất mỹ quan của Biển và khiến nhiều động vật lầm tưởng thức ăn.
Rác thải nhựa đại dương ở đảo Cát Bà.
Tuy nhiên, lượng rác thải sinh hoạt, rác thải từ các nhà hàng, khách sạn góp phần lớn vào lượng rác thải đại dương.
Theo nghiên cứu của tổ chức này, chỉ có thức ăn thừa dành cho vật nuôi và các vật liệu tái chế có giá trị cao (chai nhựa, lon nước) mới được lấy ra khỏi thùng rác còn túi bóng màu và vỏ bọc nilon không thể tái chế thì không được phân loại. Lượng chất thải không thể tái chế này chiếm tới 87% lượng chất thải từ các nhà hàng, khách sạn.
Đại diện Greenhub phát biểu tại tọa đàm yêu cầu truy nguồn gốc các loại chất thải không thể tái chế trong thùng rác tại các nhà hàng trong nghiên cứu và đề nghị các công ty này phải có những trách nhiệm nhất định với môi trường chung.
"Các công ty có trách nhiệm đối với sản phẩm của họ trong suốt vòng đời của chúng, không chỉ cho đến khi những sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng. Chúng ta có thể yêu cầu các công ty này đóng góp các giải pháp xử lý chất thải trong cộng đồng của chúng ta" - báo cáo Greenhub nêu rõ.
Theo đại diện Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), để góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm nhựa nghiêm trọng đang diễn ra, đã đến lúc rất cần có sự chung tay của các bên liên quan gồm Nhà nước, Doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong cuộc chiến này.
Thực tế cho thấy vai trò của khối doanh nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trong các nỗ lực giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần. Đã có những doanh nghiêp chủ động tiên phong bằng sáng kiến, lồng ghwsp các hoạt động giảm ô nhiễm nhựa dùng một lần vào chiến lược phát triển coi đó là giá trị cốt lõi cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Dẫu vậy, hiện nay, số lượng các doanh nghiệp như vậy vẫn rất hạn chế, việc huy động nhiều hơn sự có mặt của các doanh nghiệp Việt là vô cùng cần thiết.
Trong khuôn khổ tọa đàm, triển lãm 5R với chủ đề "Rác thải nhựa: Biến rá thành tài nguyên" cũng đã được tổ chức tại khu vực quảng trường của đảo Cát Bà.
Hoạt động này được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Liên minh Hạ Long- Cát Bà do IUCN thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Được khởi xướng vào năm 2014, Sáng kiến trên là cơ chế hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, bảo vệ môi trường tại Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Cúc Phương
Theo Datviet
Thuỷ điện miền Trung khát nước, nhiều nơi xấp xỉ mức nước chết Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), số liệu cập nhật đến thời điểm hiện tại, tổng lượng nước đang tích trong các hồ thủy điện đến nay chỉ còn 6,22 tỷ m3. Lượng nước hụt so với mức nước dâng bình thường là 29,37 tỷ m3, tương ứng sản lượng điện 12,49 tỷ kWh. Như thông tin báo chí đã đăng...