Văn phòng Trung ương Đảng giới thiệu 5 đồng chí ứng cử đại biểu Quốc hội
Chiều 11-3, tại trụ sở Trung ương Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác đối với người dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV theo hình thức trực tuyến tại 3 điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.
Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng; Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng…
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu biểu quyết tại hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra vào ngày 23-5-2021, Hội đồng Bầu cử Quốc gia và các cơ quan liên quan đang tiến hành các bước chuẩn bị nhân sự ĐBQH khóa XV. Văn phòng Trung ương Đảng đã ban hành Kế hoạch số 06 ngày 10-3 về triển khai giới thiệu người ứng cử ĐBQH khóa XV. Thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác đối với người dự kiến giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV.
Hội nghị đã nghe giới thiệu danh sách nhân sự ứng cử ĐBQH khóa XV gồm 5 đồng chí: Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng; Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Video đang HOT
Sau khi nghe đọc tiêu chuẩn của ĐBQH và những trường hợp không được ứng cử ĐBQH; tiểu sử tóm tắt của từng nhân sự được giới thiệu ứng cử ĐBQH, cử tri dự hội nghị đã phát biểu ý kiến nhận xét cụ thể đối với từng người giới thiệu ứng cử. Các ý kiến thống nhất đánh giá cao năng lực, trí tuệ, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức của các đồng chí được giới thiệu ứng cử ĐBQH; thống nhất cho rằng các đồng chí đều đủ điều kiện, tiêu chuẩn ĐBQH theo quy định của pháp luật và hoàn toàn xứng đáng là ĐBQH khóa XV.
Thay mặt các đồng chí được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV phát biểu, đồng chí Võ Văn Thưởng nêu rõ, các đồng chí được giới thiệu ứng cử đều ý thức rất rõ việc ra ứng cử ĐBQH là nhiệm vụ của Đảng phân công. Đây là việc rất vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm rất cao vì người dân luôn kỳ vọng vào các ĐBQH và kỳ vọng cao hơn, chờ đợi nhiều hơn vào các ĐBQH là lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đồng chí Võ Văn Thưởng khẳng định các đồng chí được giới thiệu ứng cử ý thức rất rõ về vai trò, trách nhiệm của người đại biểu nhân dân để nỗ lực, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tại Hội nghị, 100% cử tri tán thành giới thiệu 5 đồng chí có tên nêu trên ứng cử ĐBQH khóa XV.
Phong trào thi đua phải cụ thể, thiết thực, hướng về cơ sở
Sáng 16/7, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IV giai đoạn 2020-2025. Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu chỉ đạo đại hội. Ảnh: TTXVN
Phát biểu khai mạc đại hội, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên cho biết, 5 năm qua, các phong trào thi đua yêu nước do Văn phòng Trung ương Đảng phát động đã được sự hưởng ứng và tích cực tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn cơ quan, làm nên thành tích đáng trân trọng.
Thông qua phong trào thi đua, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã trưởng thành hơn, vững chắc, bản lĩnh hơn cả về tư tưởng và chuyên môn nghiệp vụ để tiếp nối, phát huy truyền thống trung thành, tận tụy, đoàn kết, sáng tạo, giữ vững nguyên tắc, nỗ lực làm tốt công tác tham mưu, phục vụ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư và lãnh đạo chủ chốt; góp phần thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết, điều lệ, nguyên tắc, chương trình, quy chế hoạt động và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành đất nước.
Thời gian tới, Văn phòng Trung ương Đảng tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiến tiến; coi phong trào thi đua là động lực to lớn động viên cán bộ, công chức và người lao động phấn đấu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phương pháp tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua, bảo đảm thực hiện đồng bộ cả 4 khâu: Phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.
Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đánh giá, các phong trào thi đua yêu nước ở Văn phòng Trung ương Đảng trong những năm qua đã diễn ra sôi nổi, liên tục, có sức lan tỏa lớn, thu hút sự tham gia tự giác, tích cực của đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, tô thắm thêm truyền thống: "Tuyệt đối trung thành, đoàn kết, sáng tạo, tận tụy, chu đáo, giữ vững nguyên tắc công tác".
Đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị thời gian tới, Văn phòng Trung ương tiếp tục quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 34 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác này.
"Phải quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: 'Thi đua, khen thưởng là động lực phát triển, là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành liên tục, thường xuyên', và 'Đừng tưởng lầm rằng thi đua là một công việc khác với những công việc làm hằng ngày. Thật ra, công việc hằng ngày chính là nền tảng thi đua'. Mỗi đơn vị và từng cá nhân trong cơ quan tích cực, tự giác tham gia phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; cán bộ, đảng viên phải tiền phong gương mẫu, thực sự là hạt nhân trong các phong trào thi đua", Thường trực Ban Bí thư yêu cầu.
Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên phát biểu khai mạc đại hội. Ảnh: TTXVN
Nêu rõ các phong trào thi đua phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, các cấp ủy và thủ trưởng cơ quan, đơn vị của Văn phòng Trung ương Đảng phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trong cơ quan, đơn vị mình.
Từ nay đến cuối năm, tiếp tục tập trung tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2020 và kế hoạch 5 năm 2016-2020, tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Các phong trào thi đua phải gắn với nâng cao chất lượng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, làm nền tảng, tạo động lực để "nâng tầm" các phong trào thi đua của cơ quan tham mưu gần gũi nhất của cơ quan lãnh đạo Đảng.
Đồng chí Trần Quốc Vượng nêu rõ, công tác thi đua, khen thưởng cần được tổ chức phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc, nhiệm vụ chính trị của Văn phòng Trung ương. Phong trào thi đua phải có nội dung cụ thể, thiết thực, hướng về cơ sở. Có kế hoạch tổ chức cụ thể, không phô trương, hình thức; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.
Cùng với phong trào thi đua thường xuyên, cần phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề; đổi mới toàn diện, sáng tạo trong tổ chức các phong trào thi đua, cả về nội dung, hình thức và phương thức tổ chức, tạo động lực, sức hấp dẫn để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hăng hái thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Việc đánh giá kết quả các phong trào thi đua và lựa chọn những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến cần được tiến hành kịp thời, thực chất, đúng người, đúng việc, tránh hình thức, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo khen thưởng.
Mỗi tập thể, cá nhân được biểu dương, tôn vinh, khen thưởng phải thực sự là tấm gương tiêu biểu để mọi người học tập, noi theo, nhằm cổ vũ, động viên phong trào, tạo hiệu quả thiết thực. Đồng thời thường xuyên quan tâm xây dựng, phát hiện và nhân rộng các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, phổ biến, trao đổi những kinh nghiệm hay, những cách làm tốt, tạo sự lan tỏa trong cơ quan, đơn vị; tăng cường khen đột xuất; tránh tình trạng khen thưởng theo kiểu "khen từ trên xuống", chỉ tập trung vào người có chức vụ.
Tại đại hội, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương Đặng Thị Ngọc Thịnh và lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng đã trao các phần thưởng cao quý cho các tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020.
Lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng đã phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.
Hướng dẫn quy trình giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV Sáng ngày 1/3, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện quy trình giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại hội nghị, các đại biểu là lãnh đạo các cơ quan, tổ chức,...