Văn phòng mini giải quyết khó khăn về chỗ làm việc thời COVID-19 tại Nhật Bản
Nhà thiết kế Nhật Bản đã đưa ra ý tưởng về văn phòng mini dành cho những người phải làm việc tại nhà trong thời gian dịch COVID-19 nhưng lại hạn chế về không gian.
Thiết kế của Hanare Zen khá nhỏ gọn. Ảnh: Guardian
Tờ Guardian (Anh) cho biết Hanare Zen rộng 91cm và dài 1,8m, hướng tới mục tiêu tối giản và gọn gàng. Văn phòng mini này có thể hoàn thành chỉ trong vòng 2 ngày nếu điều kiện thời tiết cho phép.
Hanare Zen có ổ cắm điện, bàn làm việc. Công ty xây dựng KI Star Real Estate bắt đầu nhận đơn đặt hàng thi công Hanare Zen từ 6/9.
Người phát ngôn của KI Star Real Estate-ông Chisa Uchiyama cho biết: “Hanare Zen được thiết kế dành cho những cá nhân gặp khó khăn trong việc tìm không gian thoải mái để làm việc tại nhà và không muốn bị sao lãng bởi gia đình”.
Video đang HOT
Hanare Zen có giá 547.800 yên và có thể xây dựng tại Tokyo cùng nhiều tỉnh lân cận. Đối với 70% dân số Tokyo sống tại các chung cư và khó có diện tích để xây dựng Hanare Zen thì ô tô lại trở thành lựa chọn khác của họ để trở thành nơi làm việc. Do vậy, nhu cầu mua phụ kiện hỗ trợ làm việc trong ô tô đã gia tăng mạnh trong thời gian qua.
Mỗi Hanare Zen có giá 547.800 yên. Ảnh: Guardian
Dựa trên khảo sát của tờ Mainichi Shimbun vào đầu năm, ngay cả trong trường hợp dịch COVID-19 đã được kiểm soát thì 90% các tập đoàn của Nhật Bản đã áp dụng làm việc từ xa dự kiến sẽ kéo dài chính sách này.
Mặc dù Nhật Bản không áp dụng lệnh giãn cách xã hội toàn diện nhưng chính phủ nước này đề nghị người dân nên làm việc từ xa để tránh di chuyển trên các phương tiện công cộng đông đúc và giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở nơi công sở.
Nga dọa đáp trả nếu Mỹ đặt tên lửa ở châu Á - Thái Bình Dương
Nga tuyên bố sẽ hành động nhằm duy trì an ninh quốc gia nếu Mỹ đặt tên lửa tầm xa và ngắn hơn tại châu Á - Thái Bình Dương.
"Việc Mỹ triển khai các tên lửa tầm xa và ngắn hơn dưới bất kỳ hình thức nào ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm châu Á - Thái Bình Dương, sẽ gây bất ổn vô cùng lớn xét theo góc nhìn an ninh quốc tế và khu vực. Điều này sẽ châm ngòi một vòng xoáy chạy đua vũ trang mới, tiềm ẩn đầy rẫy những hậu quả khôn lường", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết hôm 12/3.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trong cuộc họp báo ở Moskva hôm 11/2. Ảnh: Reuters .
"Những diễn biến đó rõ ràng sẽ không giúp tăng cường an ninh cho Mỹ theo bất cứ cách nào, chưa nói tới các đồng minh của họ. Việc có thêm nhiều mối đe dọa tên lửa xuất hiện chắc chắn sẽ dẫn đến sự đáp trả từ phía chúng tôi", bà nói thêm.
Bình luận của Moskva được đưa ra sau khi truyền thông Nhật Bản đưa tin Tokyo và Washington đang cân nhắc thảo luận về triển vọng đưa các tên lửa tầm xa phóng từ mặt đất của Mỹ tới Nhật Bản, trước đây bị cấm theo Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm xa (INF) giữa Nga và Mỹ. Hai bên đều đã chấm dứt hiệp ước này.
Tuy nhiên, Zakharova nhấn mạnh rằng Nga có nguyên tắc không triển khai tên lửa loại này đến khu vực mà Mỹ không triển khai vũ khí tương đương. "Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên quan tâm đến nỗ lực chung, nhằm đạt được giải pháp chính trị và ngoại giao trong bối cảnh Mỹ đã hủy bỏ Hiệp ước INF", phát ngôn viên cho biết.
Trong báo cáo Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (PDI) trình lên quốc hội Mỹ hồi đầu tháng, Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đề xuất triển khai Lực lượng Liên quân Tích hợp với mạng lưới tên lửa dẫn đường trên "chuỗi đảo thứ nhất" ở Thái Bình Dương, nhằm duy trì cán cân quân sự khu vực.
Bên cạnh đó, quân đội Mỹ cũng kêu gọi cải thiện hệ thống phòng thủ tên lửa ở "chuỗi đảo thứ hai", duy trì lực lượng phân tán để giữ ổn định khu vực và bảo đảm khả năng chiến đấu trong thời gian dài khi cần thiết.
Vị trí chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai. Đồ họa: Cofda .
"Chuỗi đảo thứ nhất" là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực bên trong vành đai nối từ quần đảo Kuril qua Nhật Bản, đảo Okinawa, đảo Đài Loan và tới Philippines. "Chuỗi đảo thứ hai" bắt đầu từ quân cảng Yokosuka ở Nhật đến Indonesia, với trung tâm là đảo Guam của Mỹ.
Mỹ muốn đặt tên lửa đối phó Trung Quốc tại châu Á Bên trong trung tâm Nga cảnh báo tên lửa đạn đạo Mỹ Căn cứ Mỹ báo động vì tên lửa Nga
Nhật giữ vệ tinh 15 triệu USD của Myanmar Nhật quyết định lưu vệ tinh cỡ nhỏ của Myanmar trên trạm vũ trụ ISS, khi có lo ngại chính quyền nước này dùng nó cho mục đích quân sự. Vệ tinh đầu tiên của Myanmar đang được lưu giữ trong module thí nghiệm Kibo trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) thay vì được đưa vào quỹ đạo, trong lúc Cơ quan...