Văn phòng điều phối nông thôn mới như “cánh tay phải”
Sáng nay (15.4), tại Hà Tĩnh, sẽ diễn ra hội nghị toàn quốc các Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM). Nhân sự kiện này, PV Báo NTNN/Dân Việt đã phỏng vấn ông Nguyễn Minh Tiến – Chánh Văn phòng điều phối (VPĐP) NTM T.Ư khẳng định. Ông Tiến khẳng định, hệ thống VPĐP có vai trò rất quan trọng, được ví như “cánh tay phải” trong thực hiện chức năng giúp Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020..
Ông Nguyễn Minh Tiến.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò, nhiệm vụ của các VPĐP trong triển khai xây dựng NTM sau 6 năm thực hiện cũng như trong giai đoạn 2016 – 2020?
- Ngày 4.11.2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1996/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của VPĐP giúp Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM các cấp. Đây là căn cứ quan trọng để các địa phương kiện toàn bộ máy tham mưu giúp việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM các cấp trong giai đoạn 2010-2015 theo hướng thống nhất, đồng bộ từ T.Ư đến địa phương (tỉnh, huyện, xã). Trên cơ sở đó, đến hết năm 2015, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đã thành lập được VPĐP NTM cấp tỉnh.
Bà Ngô Thị Thanh Hằng- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội kiểm tra mô hình trồng cây ăn quả tại huyện Thanh Oai, Hà Nội. Ảnh: T.Q
Tiếp đó, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong việc kiện toàn bộ máy tham mưu giúp việc thực hiện chương trình trong giai đoạn 2016-2020, ngày 5.10.2016, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 1920/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy và biên chế của VPĐP NTM các cấp.
Đến nay, cả nước đã có 11/63 tỉnh, thành phố kiện toàn VPĐP cấp tỉnh, trong đó, có 4 VPĐP chuyên trách, độc lập trực thuộc Ban chỉ đạo tỉnh, 14 VPĐP chuyên trách, độc lập thuộc UBND cấp tỉnh, 40 VPĐP chuyên trách thuộc Sở NNPTNT và 5 VPĐP kiêm nhiệm thuộc Sở NNPTNT. Theo báo cáo của các địa phương, hầu hết số biên chế chuyên trách của VPĐP cấp tỉnh hiện nay sử dụng biên chế của ngành NNPTNT (trên 90%); các sở, ngành khác chỉ chiếm dưới 10%. Như vậy, cho đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là chương trình duy nhất có bộ máy giúp việc đồng bộ và thống nhất ở tất cả các cấp từ T.Ư đến địa phương.
Video đang HOT
Trong quá trình thực hiện, các VPĐP có gặp khó khăn gì không, thưa ông?
- Khó khăn chủ yếu ở chỗ vai trò, vị trí của VPĐP cấp tỉnh chưa được nhiều địa phương xác định rõ theo đúng chức năng, nhiệm vụ tại Quyết định số 1920, nhất là trong công tác tham mưu, đề xuất phương án phân bổ các nguồn vốn thực hiện chương trình. Hiện nay, nhiệm vụ này chủ yếu được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư giao Sở KHĐT chủ trì thực hiện.
Cơ chế phối hợp với các sở, ngành trong phân bổ nguồn vốn ngân sách để thực hiện các nội dung của chương trình còn nhiều lúng túng, bất cập, nhất là đối với các nội dung sử dụng nhiều nguồn vốn sự nghiệp (đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đổi mới hình thức sản xuất và hỗ trợ phát triển hợp tác xã, đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức xã…). Đối với một số VPĐP tách ra độc lập với Sở NNPTNT còn thiếu sự phối hợp trong quản lý, chỉ đạo thực hiện các nội dung về phát triển sản xuất…
Vậy để nâng cao năng lực cũng như phát huy hiệu quả của các VPĐP trong giai đoạn mới, chúng ta cần những giải pháp nào, thưa ông?
- Rút kinh nghiệm từ giai đoạn trước, trên cơ sở hướng dẫn của T.Ư, trong thời gian tới, các địa phương cần chú trọng, phân công rõ chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định 1920/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để góp phần nâng cao vai trò, vị trí của của hệ thống VPĐP NTM các cấp theo hướng đồng bộ. Đặc biệt, các VPĐP sẽ phải hoạt động chuyên nghiệp hơn trong công tác tham mưu, giúp việc Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Thủ tướng nêu 10 kết quả nổi bật và những bất cập trong quý I/2017
Sáng 3.4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu 10 điểm nổi bật và những tồn tại, bất cập trong 3 tháng đầu năm, trong đó nêu rõ yêu cầu khắc phục tình trạng GDP tăng trưởng thấp.
Thủ tướng nêu 10 điểm nổi bật và những điểm tồn tại, bất cập về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2017 để các thành viên Chính phủ thảo luận. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
"Chúng ta đã đi 1/4 chặng đường của năm 2017. Tôi cũng đã nắm tình hình các địa phương qua giao ban của Thường trực Chính phủ cũng như các ngành, tôi đã đọc báo cáo của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê và các bộ, các địa phương trọng điểm của cả nước thì thấy rõ một điều đáng mừng là kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của nước ta trong tháng 3 và quý I có sự chuyển biến tích cực, đồng bộ, nhiều gương sáng, nhiều mô hình tốt trong vườn hoa phát triển của đất nước chúng ta", Thủ tướng phát biểu mở đầu phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2017 tại trụ sở Chính phủ.
Thủ tướng đã nêu 10 điểm nổi bật và những điểm tồn tại, bất cập để các thành viên Chính phủ thảo luận, từ đó, không chỉ tìm ra nguyên nhân mà thảo luận về các giải pháp để khắc phục trong tháng 4 cũng như thời gian tới.
Theo Thủ tướng, 10 điểm sáng của kinh tế - xã hội là kinh tế vĩ mô ổn định, CPI 3 tháng tăng 0,9% (cùng kỳ tăng 0,99%). Tăng trưởng tín dụng cao (đạt 2,81% trong khi cùng kỳ năm 2016 đạt 1,54%). Xuất khẩu tăng mạnh, ước đạt trên 43,7 tỷ USD, tăng 12,8%. Các khu vực nông nghiệp và dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Khách quốc tế tiếp tục tăng nhanh, đạt trên 3,2 triệu lượt, tăng 29%. Vốn FDI tăng mạnh, đăng ký đạt 7,71 tỷ USD tăng 77,6% (bao gồm cấp mới, tăng vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài), thực hiện đạt 3,62 tỷ USD tăng 3,4%. Thu ngân sách tăng mạnh, đạt 23,4% dự toán, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng nhanh (có trên 26.400 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 11,4% về doanh nghiệp và 45,8% về vốn đăng ký), đặc biệt tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 600.000 tỷ đồng.
Thủ tướng cũng cho biết, sáng 3.4, ông đã nhận được thông tin rất vui là chỉ số sản xuất Nikkei hay chỉ số quản trị mua hàng của nước ta đạt 54,6, cao hơn so với bình quân của ASEAN là 50,9.
Một điểm nổi bật nữa là môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Theo công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VCCI, có 51 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành từ khá trở lên.
Khắc phục tình trạng tăng trưởng thấp
"Tuy vậy, tại phiên họp này, chúng tôi cũng nêu một điều hết sức lo lắng là tăng trưởng GDP quý I chỉ mới đạt 5,1%, là thấp", Thủ tướng nói, "Trong khi nông nghiệp, dịch vụ tăng khá thì khu vực công nghiệp, xây dựng tăng thấp".
Cho rằng một nguyên nhân chính là do khai thác dầu, công nghiệp chế tạo, do nhiều hoàn cảnh khác nhau, chưa đạt kế hoạch đề ra, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thảo luận để tìm ra biện pháp cụ thể trong từng ngành hàng, từng lĩnh vực để "chúng ta có đối sách, phản ứng chính sách tốt hơn" để khắc phục tình trạng GDP tăng trưởng chậm trong quý I.
Xuất khẩu nếu loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 6,7%. Giải ngân vốn đầu tư công chậm, quý I chỉ đạt 12,4% dự toán (cùng kỳ 2016 là 16%). Trong khi đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ tương đương 32% GDP, "như vậy mục tiêu huy động vốn xã hội của chúng ta đặt ra rất quyết liệt nhưng trong quý I cũng chưa cao, cần tìm ra nguyên nhân này".
Cổ phần hóa doanh nghiệp chậm, chưa có doanh nghiệp lớn bán vốn, thoái vốn, cổ phần hóa đạt yêu cầu, kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, tai nạn giao thông, cháy nổ, phá rừng và một số mặt nổi cộm của xã hội cần quan tâm chỉ đạo quyết liệt.
Đề cập tình hình thế giới với một số chuyển biến tốt như một số nước có tăng trưởng nhưng Thủ tướng cũng cho rằng còn tiềm ẩn khó định, ảnh hưởng lớn đến nước ta và nêu ví dụ như chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ từ khi ông Donald Trump làm Tổng thống, có thể tác động đến xuất khẩu của nước ta. Dòng vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp cũng như có thể bị tác động. Sức ép tăng lạm phát, tỷ giá gia tăng.
"Trong bối cảnh đó, chúng ta đặt vấn đề phải tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, thì mới bảo đảm các cân đối vĩ mô như ngân sách nhà nước, nợ công, đầu tư, xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm, thu nhập, đời sống của người dân", Thủ tướng nói và cho rằng đây phải là quyết tâm chính trị, cần có giải pháp căn cơ, cụ thể hơn. Phải theo dõi tình hình để phản ứng chính sách chặt chẽ, linh hoạt, chủ động hơn. "Đặc biệt là làm sao đẩy mạnh đầu tư xã hội", Thủ tướng đặt vấn đề "có thể tăng vốn đầu tư xã hội thêm 3% lên 35% GDP có được không. Làm sao để nước ngoài không thôn tính các ngành quan trọng của Việt Nam. Làm sao phân bổ nguồn lực theo tín hiệu thị trường đạt kết quả tốt nhất. Làm sao công nghiệp khai thác được đẩy mạnh, cơ chế nào?". Cùng với những việc đó, Thủ tướng nhấn mạnh công tác truyền thông, ổn định tâm lý thị trường, đồng thời lưu ý việc chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp trung học sắp tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2017. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Theo chương trình phiên họp, bên cạnh thảo luận tình hình kinh tế - xã hội Chính phủ sẽ nghe, thảo luận về một số nội dung như Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ và tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh quý I/2017; Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh mức đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn chuyển đổi Văn phòng Công chứng.
Cũng tại phiên họp này, Chính phủ sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và đại diện nhóm chuyên gia Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam trình bày báo cáo chuyên đề về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Theo Đức Tuân (baochinhphu.vn)
Thủ tướng nêu 10 kết quả nổi bật và những bất cập trong quý I/2017 Sáng 3.4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu 10 điểm nổi bật và những tồn tại, bất cập trong 3 tháng đầu năm, trong đó nêu rõ yêu cầu khắc phục tình trạng GDP tăng trưởng thấp. Thủ tướng nêu 10 điểm nổi bật và những điểm tồn tại, bất cập...