Vạn Phát Hưng (VPH): Lợi nhuận quý II tăng đột biến, nửa cuối năm khó đạt kỳ vọng
Nếu như lợi nhuận thuần trong quý trước của Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng (VPH – sàn HOSE) là âm thì trong quý II/2020 đạt 39,3 tỷ đồng, đồng thời doanh thu trong kỳ cũng tăng đột biến.
Dự án Khu dân cư Nhơn Đức đã quá thời gian được phê duyệt nhưng vẫn chưa thể đưa vào sử dụng
Lợi nhuận quý II tăng đột biến nhờ chuyển nhượng đất
Theo báo cáo tài chính quý II/2020 của Vạn Phát Hưng, Công ty ghi nhận 153,5 tỷ đồng doanh thu, tăng khoảng 208% so với cùng kỳ năm trước và gấp tới hơn 20 lần so với quý đầu tiên của năm 2020.
Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng từ 17,9 triệu đồng lên 541,9 triệu đồng. Trong đó, chi phí tài chính trong quý là 5,5 tỷ đồng, tăng 1,3 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Qua đó, lợi nhuận sau thuế quý II/2020 của VPH đạt 30,7 tỷ đồng, tăng tới 490% so với cùng kỳ năm ngoái, đã bù đắp hết khoản lỗ của quý I/2020 (lỗ 18,4 tỷ đồng) và ghi nhận lợi nhuận sau thuế 6 tháng đạt 12,3 tỷ đồng.
“Lợi nhuận lũy kế sau thuế 6 tháng chỉ đại 12,3 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm trước và đạt 16% so với kế hoạch lợi nhuận cả năm 2020. Hiện Công ty vẫn đang nỗ lực để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận như đã đề ra mặc dù tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp”, đại diện VPH chia sẻ.
Video đang HOT
Mặc dù không còn ghi nhận doanh thu bán hàng tại dự án khu dân cư Nhơn Đức – nguồn đóng góp chủ yếu vào doanh thu, lợi nhuận của VPH trong nửa đầu năm 2019, nhưng kết quả kinh doanh quý II/2020 của Công ty vẫn có sự gia tăng đáng kể.
Theo lý giải của Ban lãnh đạo VPH là do Công ty đã nghi nhận doanh thu từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của một trong hai khối chung cư đã bán từ các năm trước cho đối tác. Việc ghi nhận này đã tạo ra khoản lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp cũng như sẽ phát sinh một khoản nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư chứng khoán, lợi nhuận tăng đột biến trong quý II/2020 của VPH đến từ việc chuyển nhượng Block TMDV tại dự án La Casa cho Công ty TNHH đầu tư bất động sản An Gia Phú Thịnh, khoảng 143 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 6/2020, hàng tồn kho của VPH là 869,7 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tại các dự án, khoảng 862,2 tỷ đồng. Như vậy, hàng tồn kho của VPH đã tăng 25% so với đầu quý và tăng đến 66,2% so với đầu năm, giữ vị trí khoản mục lớn thứ 2 chiếm tới 40,7% tổng tài sản hợp nhất.
Về nguồn vốn, nợ phải trả của VPH cũng có xu hướng gia tăng, đạt 1.107 tỷ đồng, tăng 44,9% so với đầu năm. Gần như toàn bộ là các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể với chỉ 9,5 tỷ đồng. Trong số này, có 322,6 tỷ đồng là các khoản nợ vay ngắn hạn, tăng 17,7% so với đầu năm.
Kỳ vọng tăng trưởng nửa cuối năm khó thành hiện thực
Trong báo cáo tài chính quý I/2020, ban lãnh đạo VPH kỳ vọng lợi nhuận của Công ty sẽ tăng vào quý III và quý IV, khi Công ty hoàn tất việc bán hàng tại dự án C.T.C ở phường Long Trường (quận 9) và hoàn tất việc chuyển nhượng 55% cổ phần tại Công ty con là Công ty cổ phần Đầu tư TMDV An Hưng cho đối tác là Công ty TNHH Lotte Land.
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của phóng viên thì hiện tại dự án C.T.C ở phường Long Trường (quận 9) vẫn chưa được xây dựng. Trong khu đất được quy hoạch làm dự án hiện chỉ có một số máy móc đang ép cọc, thử tải. Theo tiến độ hiện tại từ nay đến cuối năm thì dự án cũng sẽ không đủ điều kiện để chuyển nhượng, mua bán, theo luật kinh doanh bất động sản 2014.
Còn tại dự án Khu dân cư Nhơn Đức do Công ty cổ phần Đầu tư TMDV An Hưng làm chủ đầu tư cũng đang vướng nhiều sai phạm.
Cụ thể, theo kết luận của Thanh tra TP.HCM, trong quá trình thực hiện dự án, VPH đã nhận chuyển nhượng đất lúa trước khi được chấp thuận địa điểm đầu tư; đầu tư xây dựng công trình trên đất khi chưa được cơ quan có thẩm quyền giao đất trên thực địa; chưa thực hiện đầu tư xây dựng trường tiểu học phục vụ cộng đồng dân cư, chưa đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị…
Đặc biệt, Công ty đã tiến hành xây dựng các công trình hạ tầng, móng cọc nhà (có diện tích xây dựng được quy hoạch trên 500 m2) không có giấy phép xây dựng và bán 370 nền đất có móng cọc tại dự án khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép…
Theo đó, lãnh đạo UBND TP.HCM yêu cầu VPH chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, kỳ vọng tăng trưởng của ban lãnh đạo VPH đã đặt ra trong 2 quý cuối năm sẽ khó thành hiện thực. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng tới rất nhiều ngành nghề kinh doanh, trong đó có bất động sản.
LNST quý 1 của FRT giảm phân nửa xuống còn 35,6 tỷ đồng, chuỗi Long Châu đạt 83 cửa hàng
Lợi nhuận ròng giảm mạnh do dịch Covid-19 khiến các nhà máy sản xuất bên Trung Quốc dừng hoạt động. Bên cạnh đó, quý đầu năm là thời điểm đến hạn tăng tiền phí thuê nhà định kỳ, đồng thời FPT Retail điều chỉnh phân bổ lương hiệu quả kinh doanh theo kết quả thực tế dẫn đến chi phí quản lý và bán hàng tăng mạnh.
FPT Retail (FRT) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 1/2020 với doanh thu tăng nhẹ lên 4.141,5 tỷ đồng, giá vốn tăng nhẹ khiến lợi nhuận gộp tăng gần 18% lên 563,5 tỷ đồng.
Về hoạt động tài chính, doanh thu tài chính tăng lên gấp 2,5 lần cùng kỳ với 23,4 tỷ đồng; trong đó chủ lãi tiền gửi, tiền cho vay tăng gấp 3 lên gần 19 tỷ, doanh thu tài chính khác cũng tăng đáng kể. Song song, chi phí tài chính tăng do lãi tiền vay tăng.
Cùng với đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng mạnh lên lần lượt 391 tỷ và 102 tỷ đồng.
Khấu trừ chi phí, FPT Retail ghi nhận lãi ròng 35,6 tỷ - giảm gần phân nửa so với quý 1/2019. Theo giải trình của Công ty, lợi nhuận ròng giảm mạnh do dịch Covid-19 khiến các nhà máy sản xuất bên Trung Quốc dừng hoạt động, từ đó doanh thu quý 1/2020 giảm 163 tỷ so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, quý đầu năm là thời điểm đến hạn tăng tiền phí thuê nhà định kỳ, đồng thời FPT Retail điều chỉnh phân bổ lương hiệu quả kinh doanh theo kết quả thực tế dẫn đến chi phí quản lý và bán hàng tăng mạnh. Cùng với đó, việc đầu tư mở rộng chuỗi Long Châu tăng lên 83 cửa hàng cuối quý 1/2020 cũng tác động làm giảm lợi nhuận.
Lên kế hoạch cho năm 2020, FPT Retai tiếp tục duy trì hoạt động của FPT Shop cùng với bán chéo các sản phẩm theo hình thức shop - in - shop, đẩy mạnh nguồn lực đầu tư cho chuỗi dược phẩm FPT Long Châu, thực hiện chuyển đổi số trong phục vụ khách hàng và tối ưu quản trị nội bộ, đồng thời sẽ thử nghiệm thêm các mảng kinh doanh mới.
Trên thị trường, cổ phiếu FRT vừa có những phiên hồi đáng kể sau đà giảm sâu do ảnh hưởng dịch Covid-19. Đặc biệt từ đầu tháng 4 đến nay, FRT liên tục kịch trần, đưa cổ phiếu tăng 135% sau chưa đầy 1 tháng giao dịch, thanh khoản tăng mạnh. Đi cùng với đó, nhóm Dragon Capital đã liên tục giảm tỷ trọng tại Công ty.
Hiện, cổ phiếu FRT đang giảm sàn sau nhiều phiên tăng nóng, chốt phiên 28/4 tại mức 21.250 đồng/cp.
Tri Túc
Nam A Bank đạt 143 tỷ đồng lợi nhuận quý I/2020 Kết thúc quý I/2020, các chỉ tiêu kinh doanh của Nam A Bank vẫn tăng trưởng tốt so với đầu năm nay. Tuy nhiên, do chỉ tiêu lãi thuần từ cho vay giảm khiến lợi nhuận trong kỳ giảm một nửa. Cụ thể, theo báo cáo hợp nhất quý I/2020 của Nam A Bank, trong 3 tháng đầu năm 2020, tổng tài sản...