Vẫn phải từ ý thức
Những năm gần đây pháp luật về gia đình đã được hoàn thiện, việc xây dựng đời sống văn hóa, trong đó có văn hóa gia đình cũng được hết sức quan tâm.
(Ảnh minh họa)
Nhưng vì sao những bi kịch gia đình vẫn cứ diễn ra? Còn có quá nhiều vấn đề đang âm ỉ ở nơi mà chúng ta vẫn thường gọi là “ pháo đài” hay “ thành lũy” của xã hội dẫn đến những rạn nứt, phá vỡ kết cấu truyền thống ngàn đời nay.
Những căn nhà có sự chung sống của tam đại, tứ đại đồng đường ít dần đi, cuộc sống của những gia đình đơn lẻ ngày càng nhiều hơn. Điều giải thích cho cuộc sống gia đình độc lập ngày càng được lựa chọn đó là điều kiện kinh tế phát triển; nhiều cá nhân khác thế hệ theo đuổi những cách sống khác nhau, mà thường ít chú ý đến những người bên cạnh mình.
Video đang HOT
Cuộc sống khó khăn trước đây khiến nhiều thế hệ phải chung sống dưới một mái nhà, người lớn hỗ trợ kinh nghiệm, giúp đỡ việc nhà, người trẻ thì chăm sóc người già kịp thời lúc ốm đau.
Gần đây thì nhiều người sau khi lập gia đình thường muốn ra ở riêng. Nhà có điều kiện thì mua thêm nhà, không có điều kiện thì thuê nhà. Ông bà chỉ đến thăm cháu vào dịp nhất định thay cho hàng ngày dạy dỗ, chăm sóc. Cuộc sống độc lập từ sớm giúp những cặp đôi trưởng thành hơn nhưng nhiều vấn đề phức tạp cũng nảy sinh từ chính tư tưởng muốn độc lập này.
Xảy ra điều đó là bởi nhiều người trẻ thường không chịu được sự giáo huấn từ người già và ngược lại người già cũng không dễ chấp nhận lối sống hiện đại và thực dụng của con trẻ. Người trẻ sau ngày làm việc vội vã thu mình vào không gian riêng. Người già ở nhà chờ con, cháu về, nhưng sự gặp nhau chỉ là bữa cơm nhanh chóng.
Có một slogan rất hay: “Gia đình là cội nguồn cảm hứng, thành trì vững chắc của mỗi con người”. Hãy lắng nghe để xây dựng nên những “thành lũy” kiên cố góp phần làm nên một xã hội an toàn. Đó không phải là điều gì quá khó khăn và xa xôi, quan trọng vẫn là chính mình, sự hy sinh và nhường nhịn.
Để gia đình thực sự là "tổ ấm"!
Trong giai đoạn hội nhập và phát triển, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình đang dần bị mai một.
Để gia đình thực sự là 'tổ ấm',là 'tế bào' lành mạnh của xã hội, là 'pháo đài' chống lại và đẩy lùi các tệ nạn xã hội... đòi hỏi mỗi thành viên trong gia đình luôn phải có ý thức, trách nhiệm 'giữ lửa' và 'thắp lửa' cho chính 'tổ ấm' của mình.
Ảnh minh họa (Nguồn: Báo Gia đình và Xã hội)
Thực trạng đáng báo động...!
Gia đình là một trong những thiết chế cơ bản nhất của xã hội. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề gia đình, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình".
Với vai trò là "tế bào của xã hội", gia đình không chỉ là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người mà gia đình còn có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển xã hội, góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam; là "pháo đài" chống lại tệ nạn xã hội; tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Nếu như nước được ví là "cái nhà to" thì nhà chính là "nước nhỏ". Điều đó có nghĩa là sự hưng thịnh của mỗi quốc gia, dân tộc đều phụ thuộc vào sự tồn tại của mỗi một gia đình. Mỗi gia đình tốt là xã hội tốt, mỗi gia đình giàu mạnh là góp phần cho xã hội phồn vinh...
Xuất phát từ những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, bao đời nay, gia đình truyền thống Việt Nam được hình thành và phát triển, gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên, với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp như: Kính trên nhường dưới, hòa thuận, thủy chung, nghĩa tình, hy sinh cho con, tôn trọng, hiếu lễ với ông bà, cha mẹ, anh em, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động...
Có lẽ chính vì thế nên gia đình luôn được ví là "tổ ấm" là bến đỗ bình yên cho mỗi thành viên, là nơi mà ngọn lửa yêu thương luôn ngự trị và sưởi ấm cho mỗi người.
Thế nhưng trong thời kỳ hội nhập và phát triển, gia đình truyền thống Việt Nam đang có nhiều biến chuyển. Gia đình đôi khi không còn thực sự là "tổ ấm", là bến đỗ bình yên của mỗi người. Cuộc sống hiện đại, con người bị cuốn vào vòng xoáy của công việc nên nhiều khi không dành thời gian đúng mức cho gia đình. Cũng vì thế, trong gia đình, sợi dây gắn kết giữa các thành viên ngày càng lỏng lẻo. Việc tìm tiếng nói chung cũng ngày càng khó khăn. Khoảng cách giữa các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cái ngày càng rộng hơn. Vợ chồng nếu không biết "giữ lửa" tình cảm cũng rất dễ bị nguội lạnh.
Thời đại công nghệ số, không thiếu những gia đình hiện nay thay vì vợ chồng gặp gỡ, tâm sự, trao đổi, chia sẻ trực tiếp với nhau, lại dùng đến phương tiện hỗ trợ là các thiết bị điện tử thông minh Ipad, Iphone ...với những cú điện thoại hay dòng tin nhắn ngắn ngủi, vô cảm. Không có sự chia sẻ, không tìm được tiếng nói chung, tình cảm ngày một phai nhạt... đẩy nhiều gia đình đến tình trạng ly hôn, ly thân. Nhiều gia đình cố tình duy trì nhưng chỉ như cái "vỏ", trong đó cốt lõi của gia đình không còn.
Không chỉ có vậy, dưới tác động của những mặt trái thời kỳ hội nhập, sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một số thành viên trong gia đình ngày một gia tăng. Trong xã hội hiện đại, các biểu hiện tiêu cực trong gia đình cũng vì thế mà ngày càng nhiều, đặc biệt là bạo lực gia đình đang trở thành vấn đề nhức nhối, trong xã hội.
Nhiều năm qua, tình trạng này diễn ra không chỉ ở nông thôn, miền núi, mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở khu vực thành thị. Những câu chuyện về mâu thuẫn vợ chồng; con cái ngược đãi cha mẹ; bố mẹ xâm hại, đánh đập con cái hay anh, em ruột thịt chém, giết lẫn nhau....không còn là chuyện lạ lẫm trên các mặt báo. iều đáng nói, bạo lực gia đình hiện nay có nhiều biến đổi về hình thức và mức độ nghiêm trọng hơn.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tới hơn 50% phụ nữ từng kết hôn đã trải qua một trong ba loại bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần. Các nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam cũng cho thấy gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình.Bạo lực gia đình đã làm tổn hại tinh thần, ảnh hưởng tới kinh tế và năng suất lao động, ước tính gây thiệt hại khoảng 1,78% GDP mỗi năm.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng cũng làm cho cấu trúc gia đình có sự vận động, thay đổi, các giá trị cốt lõi về gia đình có nguy cơ bị mai một dần. Gia đình đương đại xuất hiện nhiều vấn đề mới mà trước kia chưa từng có. Đặc biệt xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng các mô hình về gia đình.
Mô hình gia đình truyền thống ngũ đại đồng đường, tứ đại đồng đường, tam đại đồng đường ngày càng ít đi. Các gia đình hạt nhân chỉ có vợ chồng con cái ngày càng tăng lên. Đặc biệt trong xã hội hiện đại đang xuất hiện ngày càng nhiều các gia đình đơn thân, gia đình không con, gia đình cùng giới, kết hôn với người nước ngoài....
Trong đó, loại hình gia đình đơn thân đang có xu hướng phát triển như một phong trào đáng báo động. Đáng ngại nhất là những người mẹ đơn thân không chỉ do hoàn cảnh xô đẩy, bất đắc dĩ phải lựa chọn cuộc sống như vậy mà hiện nay, đặc biệt là ở thành thị, nhiều phụ nữ thành đạt cũng lựa chọn lối sống này. Một phần vì họ tự tin vào bản thân, một phần vì họ mất niềm tin vào gia đình, vào bạn đời.
"Pháo đài" chống lại và đẩy lùi các tệ nạn xã hội...
Bàn về vai trò của gia đình trong thời kỳ hội nhập,TS. Trần Ánh Tuyết, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thào và Du lịch cho biết: Gia đình là nơi bảo tồn lưu giữ các giá trị văn hóa của dân tộc. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển mỗi thành viên trong gia đình không chỉ có trách nhiệm "giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp" mà còn phải "phát huy các giá trị văn hóa truyền thống". Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới để xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại, nhưng vẫn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Giáo dục là một trong những chức năng cơ bản và chủ đạo hình thành lên văn hóa của gia đình. Chức năng này gắn liền và xuyên suốt cuộc đời của mỗi người, từ giai đoạn mang thai đến khi bước đi những bước đầu tiên trong đời. Chính ông, bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình là những người đầu tiên truyền dạy, rèn luyện, giáo dục nền tảng đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình... Sự quan tâm, giáo dục của mỗi gia đình có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hình thành, phát triển nhân cách mỗi người, là những giá trị chuẩn mực để tạo nên những con người sống có ích cho chính gia đình, cộng đồng và xã hội. Thực tế cho thấy, gia đình nào quan tâm, chú trọng đến giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách thì trẻ em có xu hướng trở thành người sống có đạo đức, lối sống lành mạnh và ngược lại.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi năm có tới hơn 50 ngàn trẻ em phải bỏ học giữa chừng để tự mưu sinh vì cha mẹ ly hôn. Thiếu sự chăm sóc và tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ các em rất dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, phát triển lệch chuẩn. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng tội phạm ở tuổi vị thành niên ngày một gia tăng.
Văn hóa gia đình chính là thành lũy kiên cố để bảo vệ và giúp con trẻ duy trì, phát huy được những giá trị chân, thiện, mỹ từ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; đồng thời, khơi dậy cho con trẻ những ý tưởng sáng tạo, hình thành lối sống lành mạnh, góp phần vào quá trình giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách con người.
Để gia đình thực sự là những "pháo đài", "thành lũy" kiên cố bảo vệ các thành viên trước sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội, theo TS. Trần Ánh Tuyết, trước hết, mỗi thành viên trong gia đình đặc biệt là ông, bà, cha, mẹ cần phải là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống cho con cháu noi theo. Sẽ rất khó để giáo dục trẻ khi bản thân người lớn mắc những thói hư, tật xấu. Vì thế, bản thân người lớn cũng như trẻ em trong gia đình cần phải hiểu rõ và được giáo dục về các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, các giá trị đạo đức, lối sống nhân văn, tốt đẹp.
Bên cạnh đó, ông, bà, cha, mẹ cần có sự quan tâm, dành thời gian cho con cháu để không chỉ khuyên răn, dạy bảo con cháu mà còn chia sẻ với con cháu những tâm tư, tình cảm, khó khăn của tuổi mới lớn, đưa ra những lời khuyên bổ ích.Cha mẹ cũng cần có sự trao đổi thường xuyên với thầy cô giáo của con ở trường về tình hình của con để kịp thời nắm bắt, giáo dục con. Một gia đình có sự yêu thương, chia sẻ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển hạnh phúc của mỗi thành viên./.
Còn yêu, nhưng gương vỡ chẳng lành... Để nuôi dưỡng một cuộc hôn nhân không chỉ có tình yêu mà còn cần có sự bao dung, trân trọng, thấu hiểu... Thiếu đi lòng bao dung dù chúng ta có một tình yêu sâu đậm nhưng chưa chắc mái nhà đã được hạnh phúc trọn vẹn. Tôi vẫn luôn nghĩ, cuộc hôn nhân này sẽ hạnh phúc viên mãn, bởi chúng...