Vẫn “nóng” khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc
Lợi dụng việc khan hàng đối với mặt hàng khẩu trang y tế phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid – 19, một số đối tượng, cơ sở đã kinh doanh, sản xuất khẩu trang y tế giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lực lượng quản lý thị trường (QLTT) các địa phương liên tiếp phát hiện và bắt giữ các vụ vi phạm với số lượng hàng hóa lớn, thủ đoạn tinh vi.Theo thông tin từ Tổng cục QLTT, từ ngày 31/1 đến ngày 14/2, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 4.347 vụ vi phạm.
Trong đó, tính riêng ngày 14/2, lực lượng này đã kiểm tra 27 cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế, hiệu thuốc trên địa bàn cả nước, phát hiện 27 cơ sở vi phạm, xử phạt 123.250.000 đồng, tạm giữ 73.036 chiếc khẩu trang y tế.
Điển hình ngày 13/2, tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, lực lượng QLTT liên tiếp phát hiện hàng trăm nghìn khẩu trang giả với lớp lót kháng khuẩn được làm từ giấy vệ sinh. Cụ thể, Đội QLTT số 01 đã phối hợp với Đội 4 – PA05 và Đội An ninh – Công an quận Đống Đa – Công an TP Hà Nội tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh khẩu trang thuộc Công ty TNHH Việt Hàn tại thôn Khôn Thôn, xã Minh Cường, huyện Thường Tín, Hà Nội. Qua kiểm tra, có dấu hiệu là hàng giả, hàng kém chất lượng, Đoàn kiểm tra đã tạm giữ để xác minh, làm rõ số hàng hóa gồm: 8.000 chiếc khẩu trang các loại đã đóng hộp loại 50 cái/hộp, trên vỏ hộp có chữ: Khẩu trang kháng khuẩn Tulips, Product/xs tại Viet Han Company (Công ty TNHH Việt Hàn), địa chỉ: Minh Cường, Thường Tín, Hà Nội; 10.000 chiếc khẩu trang thành phẩm (chưa đóng hộp); 880 chiếc khẩu trang chưa thành phẩm; 310kg giấy nhãn có ghi: Công ty Cổ phần XNK Bắc Giang – Nhà máy giấy Xương Giang; 100 túi khẩu trang nhãn có chữ Tulip, khẩu trang 3D Mask (02 chiếc/ 1 túi); 100 túi khẩu trang nhãn có chữ Tulip, khẩu trang 3D Mask (05 chiếc/ 1 túi). Ngoài ra, Đoàn kiểm tra còn tạm giữ, niêm phong 1 giàn máy để sản xuất mặt khẩu trang.
Cùng ngày 13/2/2020, Đội QLTT số 3 phối hợp với Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất khẩu trang thương hiệu Nice Star tại địa chỉ 121A Lê Cao Lãng, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú. Qua kiểm tra, phát hiện tại cơ sở đang có khẩu trang y tế các loại, gồm: 540 hộp khẩu trang y tế cao cấp hiệu Nice Star loại 4 lớp (50 cái/hộp) tương đương 27.000 cái, hạn sử dụng: 1/2025 (màu xanh) và 17 hộp khẩu trang y tế cao cấp hiệu Nice Star loại 4 lớp (50 cái/hộp) tương đương 850 cái, hạn sử dụng: 1/2025. Toàn bộ số khẩu trang này chưa qua sử dụng, có giá niêm yết 28.000 đồng/hộp.
Xưởng sản xuất khẩu trang từ giấy vệ sinh tại TP. Hồ Chí Minh
Trung tâm kiểm nghiệm đã tiến hành lấy mẫu 02 loại khẩu trang y tế cao cấp hiệu Nice Star loại 4 lớp, mỗi loại lấy 03 hộp (50 cái/hộp). Đội QLTT số 3 lập biên bản tạm giữ 27.550 cái khẩu trang y tế và niêm phong dây chuyền sản xuất khẩu trang để tiếp tục xác minh, làm rõ.
Trong khi đó, tại Lào Cai, ngày 12/2, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT tỉnh Lào Cai) phối hợp lực lượng chức năng khác tiến hành khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính theo thủ tục hành chính tại Kho hàng lốp 24h, đường Trần Phú, phường Bắc Cường, TP. Lào Cai. Tại thời điểm kiểm tra phát hiện trong kho có 24.550 chiếc khẩu trang được đóng trong 491 túi nilon (50 chiếc khẩu trang/túi) đựng trong 10 thùng các tông; toàn bộ số khẩu trang trên không có nhãn mác, không có hóa đơn chứng từ hợp lệ kèm theo.
Tại Lạng Sơn, ngày 12/2/2020, Đội QLTT số 03 đã phát hiện 3.000 chiếc khẩu trang y tế, không có nhãn hàng hóa, không có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ khác liên quan đến nguồn gốc hàng hóa.
Cùng ngày tại Đắk Lắk, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT) tiếp nhận thông tin từ Tổ thường trực phòng chống dịch của Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk về hành vi định giá bán hàng hóa là khẩu trang y tế bất hợp lý của Công ty TNHH Đầu tư phát triển Thùy Tiên, địa chỉ: 75 Nay Der, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, do bà Nguyễn Thị Thùy Nga làm giám đốc. Đội QLTT số 01 đã tổ chức xác minh, kiểm tra và phát hiện bà Nguyễn Thị Thùy Nga đang thực hiện hành vi xuất bán hàng cho bà Trần Ngọc Hân và ông Hồ Việt Anh 1 thùng khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp hiệu Thùy Tiên (trong đó, 1 thùng có 50 hộp; mỗi hộp có 50 cái) với giá bán 5.000.000 đồng cao hơn nhiều lần so với giá bán bình thường tại cơ sở. Vụ việc bị xử phạt hành chính số tiền là 50.000.000 đồng về hành vi lợi dụng dịch bệnh và điều kiện bất thường khác để định giá bán hàng hóa là khẩu trang y tế bất hợp lý.
Hiện, nguồn cung các mặt hàng khẩu trang, nước sát trùng và găng tay y tế phục vụ phòng bệnh chưa được cải thiện nên hiện tượng khan hàng đối với các mặt hàng trên xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố.
Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng xử lý cương quyết đối với các cơ sở, cá nhân có biểu hiện buôn bán, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, đầu cơ, găm hàng, nâng giá các mặt hàng trang thiết bị y tế. Đồng thời, khuyến cáo người dân bình tĩnh, cảnh giác trước những thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng trên các trang mạng xã hội của một số đối tượng nhằm mục đích tạo ra tình trạng khan hiếm giả, phục vụ việc đầu cơ, găm hàng để trục lợi. Người dân nên chọn mua bán các sản phẩm y tế tại các cơ sở, cửa hàng được cấp phép, có uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ..
Thu Phương
Theo vtc.vn
Kinh hoàng: Phát hiện xưởng làm khẩu trang kháng khuẩn bằng... giấy vệ sinh
Ngày 13/2, Tổng cục QLTT và Cục QLTT Hà Nội đã phát hiện một xưởng sản xuất khẩu trang dùng giấy vệ sinh thay cho lớp kháng khuẩn trong việc sản xuất khẩu trang.
Kinh hoàng: Phát hiện xưởng sản xuất khẩu trang bằng... giấy vệ sinh
Theo thông tin Dân trí nắm được, ngày 13/2 Đoàn kiểm tra của Tổng cục QLTT cùng Cục QLTT Hà Nội phối hợp với lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra xưởng sản xuất khẩu trang y tế của Công ty TNHH Việt Hàn, trụ sở tại thôn Khôn Thôn, xã Minh Cường, huyện Thường Tín, TP Hà Nội.
Tại đây, cơ quan QLTT đã phát hiện, số khẩu trang này được gắn mác là khẩu trang y tế 4 lớp kháng khuẩn... nhưng lõi lại được làm từ giấy vệ sinh.
Cụ thể, lực lượng QLTT đã phát hiện các loại khẩu trang y tế do xưởng này sản xuất được dùng nguyên liệu là các cuộn gấy to mềm, loại dùng làm giấy vệ sinh (như video). Lớp giấy vệ sinh này được dùng làm lớp lót giữa (với khẩu trang y tế thật là lớp kháng khuẩn, không bị tan trong nước). Số nguyên liệu này chứa trong các thùng nằm la liệt trên sàn của xưởng.
Lực lượng QLTT kiểm tra mặt hàng khẩu trang tại Công ty TNHH Việt Hàn.
Xưởng sản xuất của Công ty TNHH Việt Hàn, trụ sở tại thôn Khôn Thôn, xã Minh Cường, huyện Thường Tín, TP Hà Nội không đăng ký ngành nghề kinh doanh là thiết bị y tế, khẩu trang y tế.
Công ty chỉ có chức năng kinh doanh như: In và các dịch vụ liên quan đến in; Sản xuất, kinh doanh khăn giấy, giấy vệ sinh, bông băng vệ sinh, tã lót, các sản phẩm từ giấy, từ bông; Chế biến thực phẩm; Đại lý, ký gửi hàng hóa; Xuất nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ ngành công nghiệp chế biến. Lực lượng chức năng đã lập biên bản và tạm giữ toàn bộ số khẩu trang này để điều tra làm rõ để xử lý theo quy định.
Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc.
Cũng trong ngày hôm nay (13/2), Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) đã phát đi khuyến cáo việc người tiêu dùng cần hết sức lưu ý khi mua các vật dụng y tế, nhất là đối với mặt hàng khẩu trang.
Với các vật dụng liên quan đến sức khỏe, người tiêu dùng nên tìm mua mặt hàng này tại các điểm bán uy tín, tin cậy mà Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã công bố.
Tổng cục QLTT cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng xử lý cương quyết đối với các cơ sở, cá nhân có biểu hiện buôn bán, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, đầu cơ, găm hàng, nâng giá các mặt hàng y tế.
Đồng thời, khuyến cáo người dân nên bình tĩnh, cảnh giác trước những thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng trên các trang mạng xã hội của một số đối tượng nhằm mục đích tạo ra tình trạng khan hiếm giả, phục vụ việc đầu cơ, găm hàng, trục lợi.
Theo số liệu từ Tổng cục Quản lý thị trường, cộng dồn từ ngày 31/01 đến ngày 12/02. cơ quan quản lý đã tiến hành kiểm tra, giám sát, xử lý 4.210 vụ. Trong đó, riêng ngày 13/2, số vụ kiểm tra, giám sát: 211; số vụ xử lý: 47; số tiền xử phạt: 48.050.000 đồng. Số hàng hóa tạm giữ: 163.100 chiếc khẩu trang
Nguyễn Mạnh
Theo dantri
Tăng giá khẩu trang, 4 cửa hàng thuốc bị thu hồi giấy phép kinh doanh Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa thu hồi giấy phép kinh doanh của 4 cửa hàng thuốc do bán khẩu trang y tế giá "trên trời". Sở Y tế Thanh Hóa thành lập đoàn kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, thiết bị vật tư y tế nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi đầu...