Vấn nạn trang web ‘ngụy trang’ báo chí ở Mỹ
Ngày càng nhiều trang web nổi lên, hoạt động giống những trang báo chính thống, nhưng có xu hướng đưa tin nhằm phục vụ lợi ích nhóm và cá nhân.
Thoạt nhìn, trang web Checks and Balances Projects (CBP) giống như một trang tin tức truyền thống. Tự nhận là “blog giám sát”, trang này đăng nhiều bài điều tra về các hoạt động của công ty và các quan chức chính phủ.
Trong hơn một thập kỷ, các bài viết về mặt tối của quyền lực trên trang này được nhiều hãng tin địa phương và quốc gia săn đón. Thế nhưng, không phải lúc nào trang CBP cũng là “đội quân thập tự chinh” đấu tranh vì lẽ phải, theo nhận định của Washington Post .
Gần đây, trang CBP bị phát hiện thực hiện loạt bài điều tra bóc trần góc khuất ngành khách sạn, nhưng chỉ sau khi nhận được khoản tài trợ từ Airbnb – dịch vụ cho thuê phòng, căn hộ qua ứng dụng di động – mà không công khai, theo Washington Post .
Khi các tòa soạn truyền thống ở địa phương bị thu hẹp hoặc đóng cửa, các trang web thông tin trực tuyến như CBP bắt đầu nổi lên.
Một số trang tập trung vào các chủ đề cụ thể, điều tra các vấn đề xã hội cấp bách và lấp đầy “khoảng trống” tin tức.
Tuy nhiên, một số khác lại đang bỏ qua khía cạnh đạo đức, “ngụy trang” báo chí, để đăng bài viết đánh bóng thương hiệu hoặc làm mất uy tín đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Trá hình báo chí
Trang CBP đang điều tra một hệ thống bệnh viện lớn ở Virginia, Mỹ có tên là Sentara. Trên danh mục câu chuyện hàng đầu của trang web là một loạt bài viết “bóc tách” mặt trái của Sentara, vì bệnh viện phi lợi nhuận này được cho là đang hoạt động với “vốn lưu động 6 tỷ USD”.
Một trong những bệnh viện của Sentara ở Virginia, Mỹ. Ảnh: John Greim.
Tuy nhiên, những tin tức sẽ đáng giá hơn nếu như người ta không phát hiện cuộc điều tra bắt đầu cùng thời điểm một trường y có tranh chấp với bệnh viện Sentara thuê công ty quan hệ công chúng.
Và trùng hợp thay, công ty này có chung người sáng lập với CBP.
Video đang HOT
Lãnh đạo trang thông tin này, Scott Peterson, tuyên bố các cuộc điều tra được tiến hành độc lập và không liên quan đến nguồn tài trợ.
Công ty quảng cáo và trường y đối thủ của Sentara khẳng định các khoản giao dịch của họ không nhằm tài trợ cho cuộc điều tra của trang CBP nhằm hạ bệ đối thủ.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa CBP và công ty PR khiến cho nhiều người không tránh khỏi nghi ngờ tính minh bạch của cuộc điều tra. Đặc biệt khi mối quan hệ này không được tiết lộ cho độc giả, cũng như không được thừa nhận công khai cho đến lúc Washington Post vào cuộc.
Điều này đặt ra một vấn đề mới trong báo chí hiện nay: Lằn ranh giới giữa ảnh hưởng thương mại và báo chí khách quan.
“Trong thời đại công nghệ mới, nhiều nhóm đã nắm bắt cơ hội để tự tạo ra các tổ chức mà họ tự nhận là tin tức nhằm phục vụ cho lợi ích riêng”, ông Bill Adair, giáo sư báo chí tại Đại học Duke, người đã lập ra trang PolitiFact chuyên vạch trần những thông tin sai sự thật, cho biết.
“Họ thường làm điều đó mà không tiết lộ ai là người đứng sau tài trợ hoặc khuynh hướng đưa tin của họ là gì”.
Trong khi đó, độc giả không phải lúc nào cũng đủ hiểu biết để phân biệt sự khác biệt giữa các trang web này và một tổ chức tin tức chính thống.
Ranh giới mờ nhạt
Theo Washington Post , trang web Checks and Balances Project đã nhận được “hỗ trợ chiến lược” từ công ty PR Tigercomm. Trang web được đồng sáng lập khoảng một thập kỷ trước bởi ông Mike Casey – chủ tịch của Tigercomm hiện tại.
Chủ tịch của công ty PR Tigercomm Mike Casey. Ảnh: Cleantechies.
Nguồn tài trợ chính của trang web được biết đến từ tổ chức phi lợi nhuận Renew American Prosperity.
Tuy nhiên, một số người cho hay CBP và Renew American Prosperity thực chất chỉ là “bức bình phong” cho Tigercomm.
Ông Michelle Kuppersmith, giám đốc điều hành đơn vị có tên Trách nhiệm Giải trình Phi đảng phái, đã tìm hiểu Tigercomm vào năm 2017.
Hồ sơ thuế cho thấy Renew American Prosperity, tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ CBP, không có nhân viên. Thậm chí, phần lớn số ngân sách của tổ chức này được dùng để trả cho Tigercomm trong việc “quản lý”.
Trong cuộc điều tra gần đây của trang CBP nhắm vào tổ chức phi lợi nhuận Sentara, các tin tức bất lợi đã được xuất bản ngay sau khi đối thủ của tổ chức này, Trường Y khoa East Virginia (EVMS) trả cho Tigercomm 150.000 USD, theo một hóa đơn do Washington Post thu được.
Một phát ngôn viên của EVMS giải thích trường thuê công ty này để làm “cố vấn truyền thông về khủng hoảng và hỗ trợ tham gia cộng đồng” sau khi việc mở rộng Sentara khiến EVMS lo ngại sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tại khu vực.
Tuy nhiên, sự trùng hợp về thời gian cùng mối liên kết ngầm giữa CBP và Tigercomm khiến cho nhiều người nghi ngờ. Liệu công ty PR có mượn danh tiếng của một trang tin chuyên điều tra để định hướng công chúng và thu lợi riêng?
Ngay sau khi bị đưa tin trên Washington Post , lãnh đạo trang CBP lập tức lên tiếng phủ nhận sự ảnh hưởng lợi ích của Tigercomm lên các cuộc điều tra. Ông cũng cáo buộc Washington Post nhận tiền để đưa ra những tin tức tiêu cực này.
Trước đó, Washington Post cũng từng hứng chịu nhiều lời chỉ trích rằng hoạt động bị chi phối bởi lợi ích của vị tỷ phú sở hữu báo – người sáng lập Amazon Jeff Bezos.
Trên thực tế, mặc dù luôn khẳng định có một “bức tường lửa” ngăn cách tính minh bạch của tin tức và các khoản tài trợ, các cơ quan báo chí, truyền thông thường bị cáo buộc có xu hướng đưa tin nghiêng về các công ty mua quảng cáo của họ.
Áp phích của Trường Y khoa East Virginia (EVMS) bên cạnh bệnh viện Sentara. Ảnh: The Virginian-Pilot.
Lằn ranh giới trong mối quan hệ giữa quảng cáo PR và tin tức ngày càng trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết trong thời đại mới. Một ví dụ tiêu biểu khác là Metric Media – mạng lưới toàn quốc gồm 1.300 trang web có giao diện như trang tin tức địa phương cùng các tên gọi phổ biến “Illinois Valley Times” và “Lansing Sun”.
Tuy nhiên, cuộc điều tra của New York Times vào năm 2020 phát hiện ra các trang web này được tài trợ và định hướng đưa tin bởi các nhóm chính trị bảo thủ. Thông tin trên trang web này chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền ủng hộ các ứng cử viên đảng Cộng hòa.
Hoặc 8 trang web tin tức địa phương khác ở các bang chiến trường quan trọng trong cuộc bầu cử Mỹ được phát hiện là điều hành bởi Courier Newsroom – nhóm truyền thông từng được hỗ trợ bởi tổ chức phi lợi nhuận có quan hệ với các nhà tài trợ Dân chủ.
“Công chúng cần sự tin tưởng vào những gì họ đang đọc và để có thể làm được điều đó, họ cần biết ai đang trả tiền để sản xuất ra nó”, bà Diana Fuentes, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Phóng viên và Biên tập viên Điều tra, cho biết.
“Vì vậy, các trang web tin tức và tổ chức điều tra cần minh bạch về sự xung đột lợi ích nếu có, trước khi họ sản xuất tin tức này, nhằm tránh mất lòng tin ngày càng tăng của độc giả vào các phương tiện truyền thông”, bà Fuentes nói.
Chủ nghĩa dân tộc vaccine có thể đe dọa mục tiêu miễn dịch cộng đồng
Giới nghiên cứu cảnh báo việc các nước giàu tích trữ vaccine COVID-19 sẽ cản trở các nỗ lực thực hiện mục tiêu tiêm phòng cho hơn 60% dân số thế giới và đạt miễn dịch cộng đồng.
Nội dung này được đề cập trong báo cáo của các nhà nghiên cứu thuộc Chương trình Launch and Scale Speedometer liên kết với Trung tâm Đổi mới y tế toàn cầu của Đại học Duke (Mỹ) công bố ngày 25/3.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo báo cáo, những nước có thu nhập thấp và trung bình vẫn thiếu vaccine COVID-19 trong khi chủ nghĩa dân tộc trong vấn đề phân phối vaccine gia tăng và chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
Giám đốc trung tâm, ông Krishna Udayakumar cho rằng nhiều nước vẫn khó tiếp cận với vaccine COVID-19 trong khi các nước phát triển đã mua khoảng 4,6 tỷ liều vaccine.
Trong đó, riêng Mỹ đã mua được 1,2 tỷ liều cho 330 triệu người dân nước này, cao hơn so với 1 tỷ liều vaccine mà cơ chế hỗ trợ phân phối vaccine COVAX đặt mua để cung cấp cho vài tỷ người tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Báo cáo phân tích cũng chỉ ra rằng khoảng cách tiếp cận vaccine giữa các nước ngày càng lớn khi các quốc gia giàu có kiểm soát phần lớn chuỗi cung ứng và sản xuất vaccine, do đó làm suy yếu các nỗ lực ngăn chặn đại dịch.
Theo đánh giá của trung tâm trên, đến cuối năm nay, thế giới sẽ có 12 tỷ liều vaccine thuộc nhiều loại khác nhau, đủ để chủng ngừa cho 70% dân số toàn cầu, trong khi các nhà máy tăng côn suất.
Bà Andrea Taylor, người đứng đầu Bộ phận Nghiên cứu vaccine COVID-19 thuộc Chương trình Launch and Scale Speedometer, cho biết: "Ngoài thách thức từ chủ nghĩa dân tộc vaccine, báo cáo của chúng tôi cũng nêu bật những rào cản lớn vẫn là vấn đề sản xuất và cung cấp".
Theo các chuyên gia, hơn 400 triệu vaccine đã được phân phối đến hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dự báo nhu cầu về vaccine có thể vượt nguồn cung trong những tháng tới và giải pháp chính là các nước phát triển chuyển giao công nghệ, chia sẻ các bằng sáng chế để tăng cường sản xuất tại những nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thủ tướng Thái xin lỗi vì xịt cồn vào phóng viên Thủ tướng Thái Lan xin lỗi và cho biết ông chỉ đùa khi xịt cồn sát khuẩn tay vào các phóng viên trong cuộc họp báo ở Bangkok trước đó. "Ai đã chia sẻ những hình ảnh đó? Tôi chỉ đùa với các bạn. Vì vậy từ giờ trở đi chúng ta sẽ không đùa với nhau nữa. Vậy đó", Thủ tướng Thái...