Vấn nạn nô lệ trẻ em qua bộ phim ‘Đôi cánh tự do’
Vào 20h 9/8, bộ phim truyền hình kinh điển của Ấn Độ “Đôi cánh tự do” sẽ chính thức ra mắt khán giả Việt Nam.
Phim được phát sóng độc quyền trên kênh E channel từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Đây là lần đầu tiên một bộ phim truyền hình đả kích trực diện các vấn nạn về trẻ em hiện nay được lên sóng tại Việt Nam.
Bộ phim “Đôi cánh tự do” được phát triển dựa trên một câu chuyện có thật tại Ấn Độ. Chakor – nhân vật chính của phim, bị cha mẹ gán nợ cho địa chủ Bhaiyaji từ lúc chưa chào đời. Ngay khi sinh ra, cô bé đã bị xăm dấu ấn nô lệ lên tay. 7 tuổi, Chakor phải tới nhà Bhaiyaji ở đợ để trả nợ.
Diễn viên nhí Spandan Chaturvedi đảm nhận vai Chakor.
Một lần tình cờ nhìn thấy những đứa trẻ nhà Bhaiyaji học bài với gia sư, Chakor khao khát được tới trường. Nhận thấy mối đe doạ từ sự thông minh và quyết tâm đi học của Chakor, vợ chồng Bhaiyaji không từ thủ đoạn nào để vùi dập ước mơ của cô bé. Thậm chí, họ sai người bắn chết Chakor. Không giết được cô bé, Bhaiyaji để Chakor bị bọn buôn tạng người bắt cóc, khiến cô bé phải lưu lạc tứ xứ, trôi dạt vào gánh xiếc rong…
Nhưng dẫu cho vợ chồng Bhaiyaji có thâm hiểm đến đâu, Chakor vẫn không bao giờ khuất phục. Cô bé đứng lên chống lại Bhaiyaji, chống lại số phận nô lệ, quyết tâm thay đổi vận mệnh đã định sẵn ngay từ lúc chưa chào đời.
Video đang HOT
Phim đả kích trực diện các vấn nạn về trẻ em tại Ấn Độ.
Khác hẳn với những câu chuyện mẹ chồng nàng dâu dài lê thê, và việc áp dụng những thủ pháp thiếu sáng tạo đến phát ngộp kiểu slow motion, “Đôi cánh tự do” là một đột phá trong những phong cách làm phim mới của truyền hình Ấn.
Những góc tối của xã hội được phản ánh chân thực đến đau lòng. Tình tiết phim đề cập thẳng tới những vấn đề nhức nhối hiện nay của trẻ em Ấn Độ: mù chữ, không được tới trường, bị bán làm nô lệ, bị lạm dụng, bị cách ly với xã hội để giả vai thánh nữ, bị cướp đoạt nội tạng… Sự phân hoá giàu nghèo khốc liệt đã tạo ra những con nợ truyền kiếp tại các làng quê Ấn Độ. Mê tín dị đoan khiến các gia đình nghèo vốn túng quẫn càng thêm cùng cực.
Diễn viên Sai Deodhar, đảm nhận vai người mẹ khốn khổ của Chakor phát biểu rằng: “Tôi mới sinh con và chưa có ý định trở lại phim trường, nhưng &’Đôi cánh tự do’ khiến tôi không thể từ chối vì nội dung quá đặc biệt và sâu sắc. Tôi đã khóc khi đọc kịch bản. Bộ phim thực sự thu hút tôi bởi kịch bản và những vấn đề mà nó đề cập. Tôi gần như không thể tách mình ra khỏi vai diễn. Tôi luôn thấy hình ảnh con gái tôi trong mỗi đứa trẻ. Và tôi hy vọng không người mẹ nào phải chịu nỗi đau giống như mẹ Chakor”.
Diễn viên Sai Deodhar trong phim.
“Đôi cánh tự do” lan truyền thông điệp đấu tranh chống bất công trong xã hội, bảo vệ trẻ em và giải phóng phụ nữ. Đối mặt với sự khắc nghiệt của cuộc sống, những đứa trẻ nô lệ vẫn khát khao được tung bay trên bầu trời tự do, tìm kiếm tương lai tươi sáng. Hình ảnh Chakor với đôi chân trần gắng sức chạy trên con đường đất tượng trưng cho nghị lực phi thường của những người dám mơ ước, dám thay đổi.
Ngay khi lên sóng, “Đôi cánh tự do” dễ dàng giành vị trí thứ 5 trong top 10 bộ phim có rating cao nhất hiện nay (theo số liệu thống kê của BARC Ấn Độ). Cốt truyện khác lạ, tình tiết gay cấn, ý nghĩa nhân văn đã khiến phim đặc biệt nổi bật giữa vô vàn bộ phim truyền hình đang phát sóng.
“Thông qua &’Đôi cánh tự do’, chúng tôi hy vọng tạo ra cuộc vận động giải phóng phụ nữ và bảo vệ trẻ em. Người dân Ấn Độ cần nhìn thẳng vào thực tế và quyết định hành động”, nhà sản xuất Mahesh Bhatt phát biểu.
Thành công của “Đôi cánh tự do” không thể thiếu sự đóng góp của diễn viên nhí Spandan Chaturvedi. Đôi mắt sáng kiên định, gương mặt thông minh của Spandan đã khắc hoạ thành công hình ảnh một nô lệ 7 tuổi, dám đứng lên chống lại cường quyền do một địa chủ nham hiểm cầm đầu.
Với vai diễn Chakor, Spandan giành được giải thưởng “Ngôi sao nhỏ tuổi triển vọng” của Viện Hàn lâm Truyền hình Ấn Độ khi chỉ mới 7 tuổi. Cô bé đã phá vỡ kỷ lục khi trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải thưởng danh giá này. Nhà sản xuất Mahesh Bhatt nhận xét: “Spandan quá xuất sắc khi đóng vai Chakor, dù chỉ mới 7 tuổi nhưng cô bé đã chứng minh mình là một ngôi sao”.
Theo Zing
Không ngờ phim kinh dị Ấn Độ lại như thế này!
Tạo hình người sói trong phim kinh dị Ấn Độ khiến người xem bất ngờ vì "lạ".
Các nhà làm phim Ấn Độ thường gây chú ý bởi các "chiêu" độc nhất hành tinh. Từ kỹ thuật quay slow motion, quay chậm, zoom cận cảnh biểu cảm gương mặt của mỗi nhân vật khi có diễn biến bất ngờ cho đến cảnh hành động phi lý hết sức đều được đưa lên màn ảnh Ấn Độ. Mới đây một trích đoạn trong phim kinh dị Ấn còn khiến cư dân mạng thích thú hơn bởi độ "lạ".
Cái kết bất ngờ trong đoạn phim kinh dị của Ấn Độ
"Xem phim kinh dị nhưng lại cười chảy nước mắt". Đó là phần lớn cảm nghĩ chung của cư dân mạng sau khi xem trích đoạn phim kinh dị trên. Lấy bối cảnh một tàu lửa, nơi có 3 nhân vật, trong đó câu chuyện kinh dị xuất hiện khi người đàn ông hóa người sói vì sự xuất hiện của cô gái xinh đẹp.
Từ góc quay, cách hóa trang đều chưa thuyết phục được người xem khiến cảnh phim chưa thể làm người xem ghê sợ.
Theo danviet
Phim Ấn Độ 'cổ xúy' nạn xâm phạm tình dục như thế nào? Thích hành động, ưa bạo lực, mồi chài khán giả bằng những cảnh nóng hay trang phục gợi cảm đang trở thành "mốt" làm phim ở Ấn Độ. Kể từ năm 2012, vấn nạn phụ nữ bị xâm hại liên tục được giới chức Ấn Độ quan tâm. Nhiều người đổ lỗi cho quan điểm cổ hủ của nước này từ lâu nay....